Sau thời gian ngắn trở lại trường học, số lượng giáo viên, học sinh là F0, F1 tăng cao khiến trường học, giáo viên gặp khó khăn trong việc tổ chức dạy học.
Thầy cô sắp kiệt sức…
Tại các trường phổ thông, học sinh và giáo viên là F0 tăng mỗi ngày khiến nhiều địa phương phải đóng cửa trường học hoặc cố cầm cự trong những ngày qua.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, hầu hết các địa phương trên cả nước đã cho học sinh các cấp học trở lại trường học trực tiếp. Mặc dù đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 nhưng thời gian gần đây, số học sinh, cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục trên cả nước nhiễm COVID-19 tăng nhanh. Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, nhiều tỉnh, thành phố vừa phải quyết định điều chỉnh hình thức học cho học sinh từ trực tiếp sang trực tuyến.
Mới đây nhất, tại Đồng Nai, sau hơn 2 tuần tổ chức dạy và học trực tiếp (từ 14/2 đến 2/3), toàn tỉnh ghi nhận gần 11.000 học sinh, giáo viên mắc COVID-19. Do số ca mắc tăng cao nên nhiều lớp học ở Đồng Nai phải chuyển sang dạy và học trực tuyến.
Hiện tại, nhiều thầy cô mắc COVID-19, do đó, trường học nhiều nơi rơi vào cảnh thiếu giáo viên trầm trọng. Ảnh minh họa.
Theo ghi nhận tại Hà Nội, có trường số giáo viên mắc COVID-19 đã chiếm hơn một nửa. Mặc dù nguyên tắc là các thầy cô F0 được nghỉ ngơi điều trị nhưng do thiếu giáo viên nên một số trường động viên những trường hợp không có triệu chứng hoặc đủ sức khỏe thì tham gia các giờ dạy trực tuyến để việc học của học sinh không bị gián đoạn.
Cô Thanh Tâm – một giáo viên trường THCS tại Hà Nội chia sẻ: “Việc tổ chức dạy và học khi cả học sinh và giáo viên là F0 ngày càng tăng như hiện nay là rất vất vả. Nhà trường không ép giáo viên F0 phải dạy trực tuyến, nhưng tôi thấy mình vẫn có thể đảm đương được nên đã đăng ký với nhà trường để đứng lớp.
Tuy nhiên, đến hôm nay thì tôi thấy mình gần như kiệt sức vì ngoài những buổi dạy trực tuyến thì tôi vẫn phải xử lý nhiều công việc khác như soạn bài, chữa bài tập online cho học sinh… Ngoài ra, hằng ngày giáo viên phải thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh, ghi nhận diễn biến sức khỏe của học sinh để báo cáo nhà trường, giải đáp những thắc mắc của phụ huynh và học sinh… Song song với đó, tôi vẫn phải chăm 2 con là F0 tại nhà”.
Không chỉ riêng cô Tâm, có lẽ trong thời gian này rất nhiều thầy cô cũng cảm thấy mệt mỏi khi phải gồng mình để đảm đương công việc đứng lớp.
Một hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn TP. Hà Nội cho biết, hiện tại, nhiều thầy cô mắc COVID-19, do đó, trường học rơi vào cảnh thiếu giáo viên trầm trọng. Bên cạnh lịch dạy của mình, các thầy cô trong trường phải sắp xếp lại thời gian để đảm đương thêm công việc của những đồng nghiệp đang là F0.
“Khó khăn lớn nhất là giáo viên, học sinh F0, F1 rất nhiều, luân phiên nhau nghỉ. Giáo viên F0, F1 có thể nghỉ hoặc dạy trực tuyến, tuy nhiên, học sinh vẫn đến trường học trực tiếp nên nhà trường lại phải bố trí giáo viên khác quản lý lớp. Tôi rất lo, nếu trong thời gian dài, giáo viên của mình sẽ không đủ sức để đứng lớp”.
Sinh viên đến thành phố nhập học để học… online
Với các trường đại học, tình hình các ca F0 liên tục tăng, dự kiến khi toàn bộ sinh viên quay trở lại học trực tiếp, số lượng sinh viên là F0 sẽ rất lớn, trường đại học dự báo lúc đó sẽ rất khó khăn trong công tác điều trị và phòng chống dịch.
Đến thời điểm này, nhiều sinh viên lỡ đến thành phố, thuê trọ, trả t.iền thuê nhà rồi nhưng lại phải ở nhà trọ để học trực tuyến vì nhà trường dạy học “on-off” đan xen.
Em Tuệ Nhi – SV Khoa Kinh tế, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, khi có thông tin học trực tiếp em đã thuê nhà trọ mỗi tháng 2 triệu đồng. Tuy nhiên, sáng nay là buổi đầu tiên được tới trường học trực tiếp nhưng khi đến nơi thì lớp học lại nghỉ vì lý do cô giáo bị ốm.
“Mặc dù được học trực tiếp nhưng nhiều môn chúng em vẫn học trực tuyến, chỉ có thứ 4 và thứ 7 là học trực tiếp tại trường, còn các ngày khác học trực tuyến tại nhà. Lớp em nhiều bạn cũng chưa được tới trường học tập trung vì đang là F0 ở quê” – Tuệ Nhi nói.
Cũng theo sinh viên này, hiện điều kiện học trực tuyến ở nhà trọ không được tốt vì mạng vừa yếu lại ồn ào, khó tiếp thu bài. Chi phí t.iền thuê nhà, ăn uống, sinh hoạt ở thành phố cũng rất tốn kém… “Em lo lắng khi số ca nhiễm COVID-19 tăng cao như hiện nay mà lại phải ở nhà trọ một mình. Nếu được tiếp tục học trực tuyến tại nhà một thời gian nữa cho dịch lắng xuống thì sẽ yên tâm hơn”.
Trả lời câu hỏi của PV rằng, trong bối cảnh ca nhiễm COVID-19 tăng chóng mặt như hiện nay, lớp học chỉ có vài em thì việc duy trì dạy trực tiếp liệu có hiệu quả?, cô Thanh Tâm chia sẻ: “Tôi thấy không nên, ít nhất là trong bối cảnh số ca mắc ở Hà Nội đang tăng chóng mặt và chưa đạt đỉnh như hiện nay. Bởi nó gây quá nhiều áp lực tới bộ máy hoạt động của nhà trường, thầy cô sẽ không chuyên tâm tới cả hai nhóm đối tượng học sinh online và học sinh offline được”.
Vẫn biết dịch bệnh là bất khả kháng, khó có thể có một phương án toàn diện đáp ứng mọi điều kiện, nhất là diễn biến dịch COVID-19 phức tạp như hiện nay, nhưng kế hoạch dạy học, biện pháp phòng chống dịch liên tục thay đổi; khẩu hiệu chỉ có 1 học sinh đến lớp vẫn mở cửa lớp; tổ chức song song hai hình thức giảng dạy trực tiếp và trực tuyến dẫn đến gây khó khăn cho cả giáo viên, học sinh, sinh viên và nhà trường.
Liệu cách làm này có hiệu quả và phù hợp không khi nhiều trường còn không đủ giáo viên để đứng lớp?
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, chỉ tính riêng từ đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến giữa tháng 2/2022) toàn ngành đã ghi nhận 162.917 cán bộ, nhân viên, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nhiễm COVID-19 (trong đó cán bộ, giáo viên: 27.677 người; t.rẻ e.m, HSSV: 135.244 em).
Bộ Y tế báo cáo về đề xuất tiêm vắc xin cho học sinh cấp 3
Ngày 6/9, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc gửi Văn phòng Chính phủ về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh trung học phổ thông.
Theo đó, Bộ sẽ có hướng dẫn khi nguồn cung vắc xin đáp ứng đủ.
Theo đó, ngày 27/8, Bộ Y tế nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ về việc trả lời đề xuất, kiến nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Y tế có ý kiến như sau:
Thứ nhất, thực hiện Nghị quyết số 21 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin và Quyết định số 3355 của Bộ Y tế về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 thì đến hết tháng 4/2022, Bộ Y tế dự kiến cung ứng được 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.
Bộ Y tế đã rất tích cực tiếp cận các nguồn vắc xin, nhưng hiện nay, số lượng vắc xin cung ứng cho Việt Nam còn rất hạn chế. Số lượng này mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu phòng chống dịch theo Nghị quyết số 21 của Chính phủ và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng.
Hiện nay số lượng vắc xin phòng Covid-19 về Việt Nam rất hạn chế.
Trên cơ sở diễn biến dịch tại các địa phương, số lượng vắc xin cung ứng và căn cứ đối tượng được tiêm quy định tại Nghị quyết số 21, Quyết định số 3355, Bộ Y tế đã hướng dẫn địa phương, đơn vị triển khai thực hiện tiêm cho các đối tượng từ 18 t.uổi trở lên.
Thứ hai, Bộ Y tế đang tích cực tìm kiếm nguồn cung ứng vắc xin để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch. Khi nguồn cung ứng vắc xin đáp ứng đủ, Bộ Y tế sẽ hướng dẫn và phân bổ vắc xin về các địa phương. Khi đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt danh sách đối tượng tiêm cụ thể trong đó có đối tượng dưới 18 t.uổi bao gồm cả học sinh.