SpO2 là chỉ số rất quan trọng với F0 điều trị tại nhà. Tuy nhiên có nhiều yếu tố như móng tay dài, sơn móng tay hay bệnh nền có thể ảnh hưởng đến độ chính xác khi đo SpO2.
Khí oxy là một thành phần quan trọng giúp con người có thể duy trì sự sống. Khi chúng ta thở, oxy ở trong không khí sẽ đi vào phổi. Một thành phần rất quan trọng của m.áu là Hemoglobin (Hb) sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến các nơi cần thiết trong cơ thể để đảm bảo sự sống.
Mỗi phân tử Hemoglobin (Hb) có thể kết hợp với 4 phân tử oxy. Phân tử Hemoglobin được gọi là bão hòa oxy khi nó đã kết hợp với cả 4 phân tử oxy.
Độ bão hòa oxy trong m.áu được biểu thị bằng chỉ số SpO2 (Saturation of peripheral oxygen), cho biết tỷ lệ Hemoglobin có oxy trên tổng lượng Hemoglobin trong m.áu. Nếu tất cả các phân tử Hemoglobin trong m.áu đều gắn với oxy thì độ bão hòa oxy đạt 100%.
Máy đo SpO2.
Một trong những thiết bị y tế cần có trong gia đình có F0 điều trị tại nhà là máy đo nồng độ oxy m.áu (SpO2). Đây là thiết bị đo độ bão hòa oxy trong m.áu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay.
Khi mắc Covid-19, một số bệnh nhân gặp tình trạng thiếu oxy thầm lặng, tức là oxy trong m.áu giảm nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy khỏe mạnh và không khó thở. Vì vậy việc đo SpO2 sẽ giúp bệnh nhân sớm phát hiện được tình trạng này để đi đến cơ sở y tế và được chữa trị kịp thời
Theo các chuyên gia, để có kết quả đo SpO2 chính xác nhất, cần thực hiện tuần tự các bước sau:
– Bước 1: Làm sạch ngón tay nếu bạn sơn móng tay hoặc bạn gắn móng tay giả, móng tay quá dài.
– Bước 2: Nghỉ ngơi 5 phút trước khi đo.
– Bước 3: Xoa 2 bàn tay vào nhau để làm ấm lòng bàn tay.
– Bước 4: Mở kẹp máy đo SpO2, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Đặt máy sao cho màn hình máy hướng lên. Lưu ý cần đặt máy và tay cố định trên 1 mặt phẳng sau đó bật máy. Không cử động tay trong khi đo.
– Bước 5: Chờ cho máy chạy ít nhất một phút và chờ cho số hiện lên trong máy cố định trong vòng 5 giây. Trên màn hình có 2 chỉ số. Số ở vị trí ghi chữ SpO2 với đơn vị đo tỷ lệ phần trăm là kết quả đo SpO2 và số còn lại là nhịp tim.
Các chuyên gia lưu ý, người bình thường có SpO2 nằm trong khoảng 95%-99%. Tuy nhiên một số người đo lần đầu sẽ hồi hộp vô tình nín thở nên kết quả bị thấp hơn thực tế. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi khoảng một tiếng và đo lại. Nếu kết quả vẫn dưới 95% hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn.
Những người bị bệnh hô hấp mãn tính, thường kết quả đo thấp hơn người bình thường. Người bệnh bị lạnh, huyết áp thấp hay đo ở môi trường có ánh sáng chiếu trực tiếp cũng có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của máy đo SpO2.
Cứu F0 viêm ruột thừa mủ khi đang điều trị tại nhà
Bệnh nhân N. mắc COVID-19 đang cách ly, điều trị tại nhà thì đau bụng dữ dội, vào viện đã viêm ruột thừa giờ thứ 30.
Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa – Bệnh viện đa khoa Hà Đông vừa tiếp nhận bệnh nhân L.T.N. (56 t.uổi, Chương Mỹ, Hà Nội), đến viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, chướng bụng, sốt cao.
Khai thác t.iền sử được biết, bệnh nhân N. dương tính với SARS-CoV-2 đang cách ly, điều trị tại nhà. Sau 5 ngày cách ly bệnh nhân đau bụng, sốt cao ngày càng tăng. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm ruột thừa giờ thứ 30 lan xuống hố chậu phải, điểm đau Mc Burney, có phản ứng thành bụng.
Bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm công thức m.áu, sinh hóa m.áu, chụp Xquang và siêu âm tại giường ngay trong khu điều trị COVID-19. Các bác sĩ tiến hành mổ nội soi cắt ruột thừa ngay trong đêm. Sau gần 1 giờ, ca mổ diễn ra thành công và giúp bệnh nhân vượt qua tình trạng nguy kịch.
Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân trong điều kiện bảo đảm an toàn phòng chống nghiêm ngặt COVID-19.
Ngay sau đó phòng mổ dành riêng cho bệnh nhân COVD-19 đã được bố trí sẵn sàng, bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu nội soi cắt ruột thừa. Tổn thương trong mổ là viêm ruột thừa mủ quặt sau manh tràng. Sau mổ bệnh nhân tiếp tục điều trị kháng sinh và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Hiện tại, sau 5 ngày phẫu thuật, bệnh nhân đã ổn định, và xuất viện.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
Theo BSCKII. Bùi Đức Duy – Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, người trực tiếp thực hiện phẫu thuật, trong suốt quá trình thực hiện, kíp phẫu thuật luôn đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt quy định về phòng chống dịch COVID-19. Bệnh viện trang bị phòng mổ riêng dành cho bệnh nhân COVID-19, sử dụng trang phục bảo hộ riêng, khử trùng buồng bệnh, trang thiết bị y tế… nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.