Tình trạng khó thở thường gặp sau khi bệnh nhân khỏi Covid-19. Cảm giác khó thở có thể làm bệnh nhân lo âu và điều này có thể càng l.àm t.ình trạng khó thở tệ đi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng khó thở thường gặp sau khi bệnh nhân khỏi Covid-19. Cảm giác khó thở có thể làm bệnh nhân lo âu và điều này có thể càng l.àm t.ình trạng khó thở tệ đi. Bệnh nhân cần giữ bình tĩnh và học cách kiểm soát việc khó thở.
Tư thế làm giảm khó thở
Có một vài tư thế có thể làm giảm tình trạng khó thở. Hãy thử mỗi tư thế để xem những tư thế nào phù hợp nhất với bản thân.
Các kỹ thuật thở
Thở kiểm soát
Kỹ thuật này sẽ giúp bệnh nhân thư giãn và kiểm soát việc thở của bệnh nhân.
– Ngồi ở tư thế thoải mái và có chỗ tựa.
– Để một tay lên ngực và một tay lên bụng.
– Chỉ khi nào thấy thoải mái, hãy nhắm mắt (nếu không thoải mái hãy mở mắt) và tập trung vào việc thở.
– Hít vào nhẹ nhàng bằng mũi (hoặc bằng miệng nếu bạn không thể làm bằng mũi) và thở ra bằng miệng.
– Khi bạn thở, bạn sẽ cảm thấy bàn tay để trên bụng nhô cao hơn bàn tay để trên ngực.
– Hãy thử cố gắng từng chút một nếu có thể và làm cho nhịp thở của bạn chậm lại, thư giãn và trơn tru.
Thở theo nhịp
Việc thở theo nhịp cần thiết để luyện tập khi thực hiện các hoạt động đòi hỏi gắng sức nhiều hơn hoặc các hoạt động có thể làm bệnh nhân khó thở như leo cầu thang hoặc đi lên dốc. Điều quan trọng cần nhớ là không cần làm quá sức, và bạn có thể nghỉ ngơi.
– Hãy thử chia nhỏ hoạt động để thực hiện nó một cách dễ dàng hơn mà không gây mệt mỏi hay khó thở khi kết thúc.
– Hít vào khi bạn gắng sức thực hiện hoạt động, ví dụ như leo cầu thang.
– Bạn có thể thử phương pháp hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân khó thở dù khỏi Covid-19 đã lâu
Nghiên cứu tại Anh cho thấy nhiều bệnh nhân khỏi Covid-19 đã lâu nhưng vẫn còn những bất thường nhỏ trong phổi khó phát hiện, khiến bệnh nhân khó thở kéo dài.
Nghiên cứu sử dụng biện pháp chẩn đoán MRI chuyên dùng. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN
Tờ The Guardian ngày 29.1 dẫn nghiên cứu vừa công bố cho thấy những bất thường trong phổi của những bệnh nhân khỏi Covid-19 đã lâu có thể là lời giải thích vì sao một số người bị khó thở kéo dài sau thời gian mắc bệnh.
Nghiên cứu dựa trên xét nghiệm chuyên sâu đối với 36 bệnh nhân cho thấy khả năng Covid-19 gây ra những tổn thương rất nhỏ ở phổi mà không thể phát hiện khi sử dụng những xét nghiệm thông thường.
Khó thở là triệu chứng phổ biến ở nhiều bệnh nhân khỏi Covid-19 đã lâu, nhưng chưa rõ liệu nó có liên quan các yếu tố khác như nhịp thở, sự mệt mỏi hay điều gì đó căn cơ hơn không.
Theo bác sĩ Emily Fraser, cố vấn tại bệnh viện Đại học Oxford (Anh) và đồng tác giả nghiên cứu, phát hiện mới nhất là bằng chứng cho thấy sức khỏe của phổi có thể bị tổn hại.
“Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy những bất thường trong phổi ở những bệnh nhân khỏi Covid-19 đã lâu nhưng vẫn khó thở. Nó cho thấy virus gây ra một số bất thường lâu dài trong tổ chức tế vi của phổi hoặc trong hệ mạch m.áu phổi”, theo bà Fraser.
Theo bà, cần tiến hành thêm nghiên cứu để làm rõ tầm quan trọng lâm sàng của phát hiện mới, trong đó có việc những bất thường liên quan cụ thể ra sao với tình trạng khó thở.
Theo giảng viên Claire Steves tại Đại học King’s College London không tham gia nghiên cứu, kết quả trên có tầm quan trọng lớn đối với những người bị khó thở lâu dài sau khi mắc Covid-19.
“Điều đó cho thấy tính hiệu quả của chức năng phổi là trao đổi oxy và CO 2 có thể bị ảnh hưởng, dù cấu trúc phổi dường như bình thường”, theo bà Steve.
Nghiên cứu sử dụng biện pháp chụp MRI thay vì CT Scan. Chuyên gia Louise Sigfrid tại Đại học Oxford cho rằng kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chẩn đoán toàn diện ở những người có triệu chứng khó thở kéo dài sau khi mắc Covid-19.