Khỏi COVID-19 được gần 1 tháng, vợ chồng anh Hùng tăng tổng cộng hơn 10kg. Tăng cân càng khiến anh chị lười vận động, mệt mỏi.
Khỏi COVID-19 rồi tăng cân vù vù
Suốt thời gian điều trị COVID-19 tại nhà, hai vợ chồng anh Hùng (30 t.uổi ở Hà Đông, Hà Nội) được gia đình chăm sóc chu đáo. Ngày thứ 10, vợ chồng anh nhận kết quả dương tính lần 2, sợ bị di chứng COVID-19, anh chị ra sức tẩm bổ.
“Âm tính rồi nhưng gia đình vẫn ngày 3 bữa chính 2 bữa phụ tiếp tế cho vợ chồng tôi, vậy nên suốt ngày chỉ có ăn, ăn và ăn. Sáng mỗi người 1 bát phở “full topping”, trưa chồng 3 bát cơm, vợ 1 bát, xong ăn vặt, ăn hoa quả, tối lại cơm nước đủ đầy. Thức ăn thì cứ gà nướng, sườn nướng, cá kho, thịt kho. Vui vui lại rủ nhau nướng mực nhâm nhi” – anh Hùng thuật lại “thực đơn tẩm bổ” khiến nhiều người ngạc nhiên.
Hồi đang dương tính, đương nhiên vợ chồng anh phải cách ly. Khỏi bệnh rồi, anh chị lại cách ly thêm 7 ngày cho chắc. Ít vận động, ăn rõ nhiều, kết quả, sau 2 tuần khỏi COVID-19, tổng cân nặng hai vợ chồng anh tăng là hơn 10kg. ” Di chứng chưa thấy nhưng bé mỡ thì cảm nhận rõ” – vợ anh Hùng phàn nàn.
Việc tăng cân nhiều trong thời gian ngắn làm anh chị rất mệt mỏi, chỉ hoạt động nhẹ như rửa chén, lau nhà cũng đủ khiến chị thở dốc, không muốn làm gì lại chỉ muốn ngồi. “Tưởng béo lên thì da dẻ hồng hào căng mịn, đây tôi da khô, sạm đen, tinh thần cũng uể oải” – chị kể.
Chuyện nhiều người lo lắng không có sức chiến đấu COVID-19 hay sợ di chứng COVID-19 nên ra sức tẩm bổ dinh dưỡng quá đà nhưng ít vận động dẫn đến tăng cân quá đà không hiếm.
3 nguyên nhân khiến F0 sau khỏi bệnh dễ tăng cân khó kiểm soát
TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho rằng thứ nhất, lúc mắc COVID-19, F0 mất vị giác, ăn uống kém, đến khi khỏi bệnh có vị giác trở lại, cảm nhận được mùi vị nên ăn thấy ngon miệng. Thứ hai, do quan niệm dân gian, cần cật lực bồi bổ bù lại cho lúc ốm không ăn được. Cuối cùng, có thể liên quan đến tác dụng phụ của corticoid mà bệnh nhân dùng trong thời gian điều trị COVID-19.
BSCK 1 Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (Bộ Quốc phòng), khẳng định cứ tăng cân quá mức là không tốt. Bởi khi tăng cân, khả năng vận động giảm đi, bệnh nhân có xu hướng ngồi và nằm một chỗ hơn là vận động.
Hơn thế, điều nguy hiểm là khi tăng cân, nguy cơ đông m.áu, tạo cục m.áu đông tăng lên. Nếu kết hợp tình trạng rối loạn đông m.áu kéo dài sau COVID-19, nguy cơ tắc mạch m.áu nhỏ và lớn gây ra nguy cơ đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim tắc mạch chi… sẽ tăng lên. Nguy cơ đông m.áu này có thể đ.ánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm.
Chưa kể, tăng cân quá đà, không kiểm soát có thể gây rối loạn chuyển hoá, làm quá tải chuyển hoá đường, chất béo… trong cơ thể.
Theo BS Thanh, tăng cân nhanh sẽ khiến cơ thể mệt mỏi vì hệ hô hấp vẫn còn bị hạn chế do sự xơ hóa của nhu mô phổi khi mắc COVID-19 trước đó. Chưa kể đến xương khớp phải chịu một khối lượng lớn từ cơ thể dẫn tới các bệnh lý về khớp. Ngoài ra, tăng cân dẫn tới béo phì cũng sẽ kéo theo hàng loạt bệnh chuyển hóa như huyết áp, tăng mỡ m.áu, tim mạch.
Các bác sĩ khuyến cáo F0 sau khỏi bệnh cần có chế độ ăn chừng mực, vừa phải, đủ chất, không tẩm bổ vô tội vạ theo hướng “ăn bù, ăn dự phòng”. Quan trọng nhất là phải duy trì vận động theo tần suất và mức độ tăng dần phù hợp thể lực, từ làm việc nhà nhẹ nhàng, tưới cây, đi lại, leo cầu thang… đến tập các bài nặng hơn để hạn chế nguy cơ tạo cục m.áu đông. Việc vận động không chỉ giúp duy trì cân nặng hợp lý mà còn giúp F0 sau khỏi bệnh nuôi dưỡng, kích hoạt tinh thần thoải mái, sảng khoái.
BS Vân Thanh lưu ý thêm, khi mắc COVID-19, nếu phải dùng thuốc kháng viêm chứa corticoid thì điều đó là rất cần thiết để cứu mạng. Sau khi xuất viện, nếu thấy cân nặng tăng nhanh, cơ thể có dấu hiệu phù nề thì hãy uống nhiều nước để thuốc mau đào thải ra ngoài.
Vì sao trời trở lạnh vào cuối năm lại dễ tăng cân hơn
Những ngày cuối năm thời tiết sẽ trở lạnh hơn. Ở nhiều quốc gia, đó là mùa đông. Các bằng chứng khoa học cho thấy vào những ngày này, mọi người sẽ dễ tăng cân hơn.
Một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) phát hiện mọi người tăng trung bình gần 0,5 kg vào những ngày trở lạnh cuối năm. Trên thực tế, nhiều người tham gia nghiên cứu cho biết họ tăng cân nhiều hơn mức 0,5 kg này.
Mọi người sẽ dễ tăng cân hơn vào những ngày lạnh cuối năm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hết mọi người không có xu hướng giảm cân trong những ngày còn lại trong năm. Do đó, nếu số kg tăng thêm này tích tụ qua nhiều năm thì lượng mỡ thừa sẽ không phải là ít, theo Eat This, Not That!.
Một trong những nguyên nhân chính khiến mọi người tăng cân vào những ngày lạnh cuối năm là do thời tiết thay đổi đến thói quen ăn uống và tập luyện. Nghiên cứu đăng trên chuyên san European Journal of Clinical Nutrition phát hiện so với mùa xuân và hè, mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn và tập ít hơn vào mùa thu và đông.
Một nghiên cứu đăng trên chuyên san PLOS One phát hiện các loài động vật khác cũng ăn nhiều hơn vào mùa đông. Điều này cho thấy hành vi ăn uống vào những ngày lạnh cuối năm có thể là do yếu tố sinh học chứ không chỉ là yếu tố xã hội.
Các loại động vật, trong đó có con người, thường ăn nhiều hơn khi thời tiết bắt đầu trở lạnh và chuẩn bị bước vào mùa đông. Điều này sẽ giúp cơ thể tích trữ nhiều mỡ thừa để cung cấp năng lượng nếu không may những tháng mùa đông không tìm được thức ăn, tiến sĩ Andrew Higginson, chuyên gia về tiến hóa và hành vi động vật tại của Đại học Exeter (Anh), giải thích.
Với con người hiện đại, một tác nhân khác cũng khiến tăng cân vào những ngày lạnh cuối năm là nhiệt độ ngoài trời xuống thấp sẽ khiến mọi người ngại ra đường, từ đó ít tập thể dục hơn.
Ngoài ra, những ngày này thường bầu trời sẽ ít ánh nắng. Thiếu ánh nắng mặt trời làm cơ thể tiết ra nhiều melatonin, loại hoóc môn khiến con người cảm thấy buồn ngủ, theo Eat This, Not That!.