Nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ với các triệu chứng cơ bản như sốt, ho, đau cơ, nhưng khi hết bệnh vẫn phàn nàn về những di chứng “hậu COVID” như mất ngủ, chán ăn, “thở thôi cũng mệt”, rối loạn k.inh n.guyệt.
Mất ngủ, chán ăn, rối loạn k.inh n.guyệt, xuất hiện dấu hiệu lạ trên móng tay…
Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, với người mắc COVID-19, tổn thương phổi là tổn thương nặng nhất. Ngoài ra, có những tổn thương khác như bệnh nhân điều trị hồi sức lâu có thể bị yếu cơ, thở máy, bị loét, tì đè. Trong quá trình điều trị COVID-19, bệnh nhân cũng có thể bị đột quỵ do tình trạng tăng đông.
” Với bệnh nhân nhẹ (chưa có tổn thương phổi), nhiều người phàn nàn việc bị mất ngủ, chán ăn, rối loạn tâm thần, trầm cảm, rối loạn k.inh n.guyệt,…” – PGS Hải cho hay. Những biến chứng hậu COVID-19 này tồn tại ở mỗi người khác nhau, người ít người nhiều, có người thậm chí kéo dài nhiều tháng.
Bên trong khu điều trị F0 nặng, nguy kịch ở Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Võ Thu
BS Hoàng Thanh Tuấn, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, thành viên nhóm “Bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc, điều trị F0 tại nhà” cho hay, vài ngày hoặc 1 vài tuần sau nhiễm COVID-19, một số người có thể xuất hiện “móng tay COVID”, thể hiện cơ thể bệnh nhân đã trải qua quá trình chống lại nhiễm khuẩn, phá huỷ mạch m.áu, nguy cơ đông m.áu cao.
Có 3 dạng hình thái móng tay COVID-19: Các đường kẻ ngang, lõm ngang móng; Móng tay hình nửa vầng trăng đỏ; Móng tay có đường Mees (ngang hoặc dọc)
Móng tay COVID-19 không tồn tại mãi, sẽ phục hồi dần sau khoảng 6 tháng nên mọi người không lo ngại, cần dưỡng móng nhiều hơn và hạn chế dùng hoá chất, TS Tuấn hướng dẫn.
Âm tính rồi vẫn đau nhức, mệt mỏi nhiều
BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Truyền nhiễm TPHCM, cho biết sau khi khỏi bệnh COVID-19, một số người bị đau nhức cơ thể, đau khớp, đau đầu, tay chân, đau lưng…
Ông giải thích thêm, với người từng đau khớp, đau cơ trước khi mắc COVID-19 khi khỏi bệnh, tình trạng đau nhức có thể nhiều hơn. Người ít vận động khi mắc COVID-19 do bệnh nặng hay do lo lắng cũng có thể đau nhiều hơn.
Theo ông, nếu cơn đau không ảnh hưởng đến sinh hoạt thì cơn đau sẽ dần hết. Nếu cơn đau ảnh hưởng đến vận động, người dân vận động tăng dần sẽ giảm đau, có thể tập thể dục tăng dần các môn đã từng tập, làm việc nhà cũng là cách vận động tăng dần để giảm đau.
Nếu cảm thấy đau người, đau cơ quá, BS Khanh khuyên uống thuốc hay bôi các loại thuốc giảm đau, đặc biệt người dân có thể đi khám bệnh xem có phải đau do hậu COVID không.
Rất nhiều người phàn nàn tình trạng mệt mỏi, cảm giác suy kiệt, bải hoải toàn thân sau mắc COVID-19. Thậm chí có bệnh nhân sau khỏi COVID-19 nhiều tháng nhưng “thở thôi cũng mệt, sức khoẻ đi xuống trầm trọng”. Lại có người trở lại công việc sau khi khỏi bệnh nhưng “làm việc 1 ít thôi đã choáng váng con mắt”.
Theo BS Khanh, tình trạng này ở người từng nhiễm SARS-CoV-2 cũng như nhiễm các virus khác (như thương hàn hay sởi), có người bị mệt mỏi vài ngày, có khi lại vài tuần, thậm chí hàng tháng.
Có nhiều vấn đề l.àm t.ình trạng mệt mỏi nhiều hơn và kéo dài hơn như thiếu ngủ; lo lắng, căng thẳng, stress; càng chán nản lại càng mệt mỏi; thậm chí có người nhiều việc và ham việc, muốn chứng minh mình đã khoẻ nên lao vào công việc… nên càng mệt mỏi.
Theo BS Khanh, F0 sau khi khỏi bệnh, nếu mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi, không nên gắng sức mà cần làm việc chậm rãi, từ tốn. Ngủ đủ giấc, điều độ, thư giãn bằng thiền hay tâp yoga cũng rất hợp lý.
Sau khi mắc COVID-19, cơ thể mệt mỏi do hậu n.hiễm t.rùng cơ thể cần năng lượng tạo kháng thể, người bệnh nặng có khi kéo dài 6 tháng. Do đó, cần tiết kiệm năng lượng, không nên “ham công tiếc việc” không lượng sức. Đặc biệt, dinh dưỡng sau khi khỏi bệnh rất quan trọng, cần thực hiện điều độ, tránh tình trạng tăng cân béo phì. Nếu tình trạng mệt mỏi tăng nặng, kéo dài suốt nhiều tuần thì nên đi khám bệnh.
Cáng áp lực âm diệt khuẩn vận chuyển F0
Cáng áp lực âm vận chuyển F0 do các thành viên Học viện Kỹ thuật Quân sự chế tạo, đã sử dụng tại 3 bệnh viện, có tính năng khử và diệt khuẩn giúp mầm bệnh không bị phát tán xung quanh.
Đại tá, phó giáo sư Nguyễn Huy Hoàng, Học viện Kỹ thuật Quân sự, cho biết cáng áp lực âm (CALA – 2) được hiểu như buồng áp lực âm thu nhỏ bằng diện tích cáng di chuyển bệnh nhân. Cáng có áp suất bên trong thấp hơn bên ngoài.
Cấu tạo của cáng áp lực âm khiến virus không thể ngược dòng không khí để lọt ra bên ngoài được. Ảnh: Học viện Kỹ thuật Quân sự
Theo đại tá Hoàng, không khí trong túi áp lực âm chỉ có thể đi vào và ra theo một chiều từ cửa dùng để lấy khí vô khuẩn vào, đầu ra được hút xử lý đạt chuẩn quy định an toàn với màng lọc loại bỏ virus trước khi thoát ra ngoài theo hệ thống thông gió. Điều này giúp tránh phát tán virus, vi khuẩn lây bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo từ bệnh nhân ra quần thể bên ngoài trong quá trình vận chuyển.
“Virus sẽ được giữ lại trên các màng lọc, cho đến khi chúng tự c.hết hoặc b.ị g.iết c.hết lúc bộ lọc được các nhân viên kỹ thuật bệnh viện khử trùng và thay mới”, đại tá Hoàng mô tả thêm về cấu tạo của cáng.
Hiện, cáng áp lực âm được dùng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Sản phẩm vừa được đưa vào bệnh viện dã chiến Bình Dương do Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phụ trách.
Cáng được dùng vận chuyển F0 hoặc cách ly bệnh nhân nghi bị nhiễm hoặc bị nhiễm tạm thời trong các cơ sở y tế trong lúc chờ đợi xử lý tiếp theo. Ngoài Covid-19, cáng cũng có thể dành cho bệnh truyền mắc bệnh nhiễm nặng, dễ lây của các bệnh viện như lao, sởi, thủy đậu, cúm…
Cáng áp lực âm tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Học viện Kỹ thuật Quân sự
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đ.ánh giá trong quá trình phòng chống Covid-19, vận chuyển bệnh nhân trên cáng áp lực âm này giúp cách ly virus với các nhân viên y tế hay cộng đồng, phòng ngừa nguy cơ lây bệnh rất hiệu quả cao.
Tiến sĩ Bình kỳ vọng những sản phẩm của Học viện Kỹ thuật Quân sự trong lĩnh vực Điện tử Y sinh tiếp tục được triển khai tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng như các bệnh viện khác.
Một sản phẩm khác của Học viện Kỹ thuật Quân sự nghiên cứu và chế tạo, đang được sử dụng tại một số bệnh viện điều trị Covid-19 là robot Vibot đưa cơm, trò chuyện với F0.