Sau khi khỏi COVID-19, nhiều người có thể gặp các di chứng, thậm chí rất nặng nề, cần được theo dõi và điều trị kịp thời.
Người già đến Bệnh viện Hữu nghị khám vì gặp các di chứng hậu COVID-19.
Nhiều di chứng sau khi khỏi COVID-19
Buổi sáng tại khu vực khám và điều trị bệnh nhân hậu COVID-19 của Bệnh viện Hữu nghị (Hà Nội), nhiều người dân chờ khám trong tâm trạng khá lo lắng vì những di chứng sau khi khỏi.
Từng mắc COVID-19 với các triệu chứng rất nhẹ, nhưng sau khi khỏi bệnh một thời gian, bà Lê Thị Được (Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại cảm thấy người mệt mỏi, đuối sức, ho đờm nhiều nên đến Bệnh viện Hữu Nghị khám và được chẩn đoán mắc triệu chứng hậu COVID-19. Sau khi được điều trị, sức khỏe bà đã tốt lên, ăn uống, ngủ nghỉ tốt hơn.
Cũng đến khám hậu COVID-19, trong lúc ngồi chờ kết quả, ông Dương Văn Hồ (Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đã từng mắc và đã khỏi COVID-19, nhưng gần đây lại có biểu hiện ho, đờm nhiều, nên tranh thủ đến chăm người nhà tại Bệnh viện, tôi đăng ký khám luôn. Tôi được bác sĩ tư vấn, chỉ định chụp phổi; chờ kết quả chụp bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị cụ thể. Người già dễ gặp nhiều biến chứng vì COVID-19 nên tôi cũng phải theo dõi sát, không chủ quan sau khi đã khỏi bệnh”.
Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân tập luyện, hồi phục hậu COVID-19.
Trước thực trạng số người mắc COVID-19 ngày một tăng cao, không ít trường hợp dù đã khỏi bệnh nhưng vẫn phải gánh chịu những di chứng hậu COVID-19, thậm chí các di chứng còn nặng nề hơn khi đang mắc bệnh; các cơ sở y tế, bệnh viện đã triển khai khám và điều trị hậu COVID-19 cho người dân.
Tại Bệnh viện Hữu Nghị, từ khi triển khai tiếp nhận khám và điều trị bệnh nhân hậu COVID-19 đã có trên 20 bệnh nhân đến khám và điều trị.
BS. Lại Văn Hoàn, Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: “Hiện tại Khoa đang tiếp nhận, điều trị cho các bệnh nhân giai đoạn hậu COVID-19. Đặc biệt, có bệnh nhân khi vào viện đã trong tình trạng rất nặng; dù lúc nhiễm COVID-19 chỉ ở mức độ nhẹ. Khi vào viện, bệnh nhân đã trong tình trạng suy hô hấp, suy tim toàn bộ, viêm phổi, tắc động mạch, suy thận, rối loạn dinh dưỡng… Với trường hợp này, chúng tôi phải điều trị tích cực, toàn diện cho bệnh nhân cả hồi sức tích cực, dinh dưỡng, tâm lý, phục hồi chức năng. Hiện sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân này đã phục hồi hơn 80% sức khỏe và chức năng các tạng từng bị tổn thương”.
Các bác sĩ trao đổi về tình trạng bệnh nhân hậu COVID-19.
Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Theo BS. Lại Văn Hoàn, không chỉ những người cao t.uổi có bệnh lý nền, mà cả những bệnh nhân cao t.uổi (trên 60 t.uổi) không có bệnh lý nền và bệnh nhân trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ, không có triệu chứng; sau khi điều trị COVID-19 cũng có thể gặp những biến chứng nặng nề về nhiều hệ cơ quan.
Cụ thể thường gặp nhất là về hệ hô hấp: Với các triệu chứng khó thở các mức độ từ nhẹ đến nặng có thể xuất hiện và kéo dài; ho kéo dài; đau ngực; giảm chức năng hô hấp (khả năng hít thở, khả năng gắng sức); có thể tiến triển sang tổn thương xơ phổi…
Về tim mạch, người bệnh có thể gặp tổn thương cơ tim (viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim); nhịp tim nhanh, hồi hộp đ.ánh trống ngực; khó thở khi gắng sức.
Về tâm – Thần kinh, người bệnh có thể gặp tai biến mạch não; suy giảm nhận thức ( sương mù não ); trầm cảm, rối loạn lo âu, stress…
Về cơ – xương – khớp, người bệnh có thể có các biểu hiện mệt mỏi, đau mỏi cơ, yếu cơ… Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như: Suy thận, rối loạn đông m.áu, đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa, dinh dưỡng…
“Tùy vào mức độ tổn thương và hệ cơ quan tổn thương, các bác sĩ sẽ có lộ trình điều trị phù hợp, giúp người bệnh cải thiện tối đa tình trạng các biến chứng, di chứng do nhiễm COVID-19 để lại. Tất cả các bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 đến khám sẽ được khám sàng lọc, kiểm tra và tư vấn. Nếu tình trạng người bệnh ổn định các bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân tập luyện, theo dõi tiếp tại nhà và tái khám định kỳ. Đối với các bệnh nhân có biểu hiện nặng, có tổn thương nhiều cơ quan, hệ cơ quan sẽ được nhập viện và điều trị”, BS. Lại Văn Hoàn cho biết.
Bác sĩ cũng khuyến cáo: Đối với người bệnh sau nhiễm COVID-19, dù khi mắc có hay không có triệu chứng, sau đó vẫn nên đến đi khám, tư vấn, kiểm tra để loại trừ các tổn thương. Bởi có những trường hợp, các di chứng để lại không có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng nhưng tình trạng bệnh sẽ tiến triển dần và nặng lên. Việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện sớm các biến chứng để có phương án can thiệp kịp thời.
Lưu ý quan trọng với người mắc bệnh nền trong bữa ăn ngày Tết
Cân bằng dinh dưỡng trong ngày Tết là nhiệm vụ không hề dễ dàng, bởi những món giàu năng lượng như nem rán, bánh chưng, giò chả gần như không thể kiêng hoàn toàn.
Những “đặc sản Tết” người mắc bệnh nền cần đặc biệt lưu ý
Nem rán, bánh chưng, giò, chả… là những món ngon khó có thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, vì là những món giàu năng lượng, chất béo nên cần có sự kiểm soát khi ăn, đặc biệt là với những người cao huyết áp, tiểu đường.
Theo TS Chu Thị Tuyết, Phụ trách khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị, mâm cỗ ngày Tết hầu hết đều là các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng. Ngay cả với người bình thường, nếu ăn uống không kiểm soát cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Với những người có bệnh nền, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận vấn đề này lại càng đáng lưu tâm.
Nem rán, bánh chưng, giò, chả… là những món ngon khó có thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết (Ảnh minh họa).
“Hầu hết các bệnh lý đều bị ảnh hưởng lớn bởi chế độ ăn uống không lành mạnh. Trong những ngày Tết chúng ta có thể thấy tình trạng ngộ độc hoặc một số bệnh lý khởi phát phải đi cấp cứu rất nhiều. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp người dân không hề biết nó có liên quan đến chế độ dinh dưỡng hay không, mà chỉ đến khi cơn bệnh kịch phát mới nhập viện. Do đó, việc nắm rõ vai trò của vấn đề dinh dưỡng, đặc biệt là dinh dưỡng trong ngày Tết đặc biệt quan trọng với người có bệnh nền”, TS Tuyết phân tích.
TS Tuyết lấy dẫn chứng từ món bánh chưng, thông thường, một chiếc bánh chưng được làm với nguyên liệu là 200g gạo nếp,100g thịt lợn, 50g đậu xanh. Như vậy, một chiếc bánh chưng sẽ cung cấp khoảng từ 1.700 – 2.000 kcal, khi ăn 1/8 chiếc bánh sẽ có năng lượng khoảng từ 200 – 210 kcal.
Một bát cơm trắng cung cấp khoảng 180-200 kcal tương đương với 1/8 chiếc bánh. Nếu trong mỗi bữa ăn ta ăn vừa ăn cơm như thông thường cộng thêm 1/8 miếng bánh hoặc có khi 1/4 chiếc bánh dẫn tới quá dư thừa năng lượng.
Việc nạp một lượng lớn chất béo, chất bột đường vào cơ thể sẽ dễ làm tăng đường huyết, mỡ m.áu ảnh hưởng không tốt với những người bị đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ m.áu, tim mạch, bệnh tật.
Tăng cường rau xanh cho bữa ăn ngày Tết
Tuy nhiên, theo chuyên gia , việc cân bằng dinh dưỡng trong ngày Tết là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Bởi những món giàu năng lượng như nem rán, bánh chưng, giò chả gần như không thể kiêng hoàn toàn, vì đây là những món ăn giúp mang lại hương vị Tết.
“Điều quan trọng là chúng ta phải biết khống chế lượng thực phẩm. Ngoài ra, với những món giàu năng lượng, cần phải biết cách ăn với lượng vừa phải kèm với món rau xanh để làm giảm quá trình hấp thu của lượng calo lớn như vậy. Khi chúng ta ăn 1/8 miếng bánh chưng cần phải giảm một bát cơm, như vậy mới không bị dư thừa năng lượng”, TS Tuyết cho hay.
Tăng cường rau xanh cho bữa ăn ngày Tết.
Theo TS Tuyết, các gia đình sửa soạn mâm cỗ ngày Tết thường quên mất phần rau xanh. Trong khi đó, đây là món ăn rất quan trọng để cân bằng dinh dưỡng, cũng như giảm hấp thu calo.
“Khi ăn rau chúng ta sẽ giảm hấp thu chất béo hiệu quả và giảm được lượng đường đưa vào. Rau là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ làm giảm cholesterol m.áu bằng cách làm axit mật đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn do đó lấy đi bớt cholesterol m.áu. Người mắc bệnh tiểu đường cũng hay có rối loạn mỡ m.áu gây xơ vữa động mạch vì triglyceride tăng cao. Chất xơ có thể làm giảm triglyceride và mỡ xấu LDL và làm tăng mỡ lành HDL từ đó giảm thiểu nguy cơ các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch.
“Chúng tôi khuyến cáo cần phải bổ sung 25g chất xơ mỗi ngày. Trong 100g rau chỉ có khoảng 2-3g chất xơ. Cần phải bổ sung thêm chất xơ hòa tan để khống chế mỡ m.áu, huyết áp, rối loạn đường trong máu”, TS Tuyết phân tích.
Việc bổ sung thêm chất xơ hòa tan giúp cho insulin hoạt động tốt hơn, làm thức ăn xuống ruột chậm hơn, ngăn cản không cho đường hấp thụ vào ruột và làm giảm đường trong m.áu tới 30%, tránh tình trạng đường m.áu sau ăn tăng nhanh (ổn định đường huyết). Do vậy bệnh nhân dùng ít thuốc chữa tiểu đường hơn.
Một số thực phẩm giàu chất xơ hòa tan có thể kể đến như: chuối, dâu tây, quả bơ, táo, quả mâm xôi, súp lơ xanh, củ cải đường, yến mạch, khoai lang, hạt lanh, hạt hướng dương…
TS Tuyết cũng lưu ý, khi chế biến rau không nên xào mà nên luộc hoặc chần qua nước sôi để giảm bớt lượng chất béo đưa vào cơ thể.
Bên cạnh việc đưa các thực phẩm vào cơ thể chúng ta cũng phải quan tâm đến lượng bia rượu khi uống vì đây cũng là thủ phạm gây bệnh nặng hơn. Để đảm bảo có sức khỏe tốt, an toàn trong những ngày tết, chúng ta chỉ nên uống 2 đơn vị cồn một ngày, tương đương 350ml bia hoặc 150ml rượu vang hoặc 45ml rượu mạnh. Trong khi uống rượu, mọi người vẫn phải ăn cơm, đặc biệt nên bổ sung rau xanh.
Theo TS Tuyết, trong chế độ ăn ngày Tết, cần phải ăn điều độ. Khi ăn các món nhiều đường, chất béo cần ăn kèm theo rau và trái cây. Bên cạnh đó, cần kết hợp tập luyện, nếu không có thời gian tập các môn thể thao, đơn giản chỉ cần đi bộ, đạp xe 30 phút- 45 phút/ngày là đủ. Đây là những cách vận động rất hữu ích và ai cũng có thể làm được.
“Ngoài ra, cần cố gắng duy trì nhịp sinh hoạt điều độ. Không đi ngủ hoặc thức dậy quá muộn so với thường ngày. Cùng với đó, không được bỏ bữa sáng, bởi đây là bữa ăn rất quan trọng”, TS Tuyết nhấn mạnh.