Các nhà khoa học và nhiều quan chức y tế trên thế giới đang theo dõi chặt chẽ một “hậu duệ” của biến thể Omicron đã được tìm thấy ở ít nhất 40 quốc gia.
Một chuyên viên đang nghiên cứu mẫu bệnh Covid-19. Ảnh: Reuters
Với xuất hiện của biến thể mới, các nhà khoa học đã phân chia biến thể Omicron (B.1.1.529) thành 2 dòng gồm BA.1 là phiên bản gốc và BA.2 là phiên bản mới. Biến thể BA.2 được cho là có khả năng “tàng hình” tốt hơn so với biến thể Omicron gốc vì có những đặc điểm di truyền đặc biệt khiến nó khó bị theo dõi. Một số nhà khoa học lo ngại rằng BA.2 cũng có thể dễ lây lan hơn. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều điều chưa rõ về biến thể này, trong đó có câu hỏi liệu nó có né tránh vaccine tốt hơn hay gây bệnh nặng hơn hay không.
Biến thể này có gì đặc biệt?
BA.2 có rất nhiều đột biến. Khoảng 20 đột biến trong số này nằm trên protein gai – bộ phận mà virus sử dụng để thâm nhập vào tế bào người. Protein gai của BA.2 có cấu tạo gần giống như Omicron, nhưng nó cũng có những thay đổi di truyền không được tìm thấy trong phiên bản đầu.
Tiến sĩ Jeremy Luban, nhà virus học tại Trường Y Đại học Massachusetts cho biết vẫn chưa rõ mức độ quan trọng của những đột biến đó. Hiện, BA.2 được coi là biến thể phụ của Omicron. Nhưng giới chuyên gia y tế hàng đầu có thể đặt cho chúng tên riêng sử dụng chữ cái Hy Lạp nếu chúng được liệt vào danh sách “biến thể đáng quan tâm” trên toàn cầu. Sự lây lan nhanh chóng của BA.2 ở một số khu vực làm gia tăng lo ngại biến thể này có thể sớm trở thành mối đe dọa. Tiến sĩ S. Wesley Long cho biết: “Chúng tôi nhận thấy một số dấu hiệu cho thấy biến thể mới dễ lây lan hơn Omicron vì thế nó có thể cạnh tranh với biến thế ban đầu ở một số nơi. Nhưng vẫn chưa rõ tại sao lại như vậy”.
Phân tích ban đầu của các nhà khoa học ở Đan Mạch cho thấy, không có sự khác biệt về tỷ lệ nhập viện do nhiễm biến thể BA.2 và biến thể Omicron. Giới khoa học vẫn đang xem xét khả năng lây nhiễm của BA.2 cũng như hiệu quả của các loại vaccine trong việc chống lại biến thể này.
Các bác sỹ cũng chưa rõ liệu người từng mắc Covid-19 do nhiễm biến thể Omicron có thể tái phát bệnh sau khi nhiễm BA.2 hay không. Song họ hy vọng, việc từng nhiễm biến thể Omicron có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh Covid-19 khi bị tái nhiễm. Tuy vậy, Omicron vẫn không phải là “vaccine tự nhiên”. Các nhà khoa học sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm để xem xét liệu kháng thể được tạo ra sau khi bệnh nhân nhiễm Omicron có thể vô hiệu hóa BA.2 trong phòng thí nghiệm hay không.
Tại sao BA.2 lại được gọi là “biến thể tàng hình”?
Theo Washington Post, một số nhà khoa học đã đặt cho BA.2 biệt danh “biến thể Omicron tàng hình” nhưng điều này không đồng nghĩa với việc virus không bị phát hiện. Vấn đề nằm ở chỗ nó rất khó phân loại.
Biến thể Omicron ban đầu có những đặc tính cụ thể về gen di truyền. Nó có sự mất gen trong protein gai dẫn đến cái được gọi là “lỗi mục tiêu gen S hay bỏ qua gen S” cho phép nhân viên y tế nhanh chóng phân biệt nó với Delta bằng cách sử dụng xét nghiệm PCR. Nhưng BA.2 không có những đặc tính di truyền đó. Vì thế trong các xét nghiệm, việc phát hiện và phân loại nó là một biến thể phụ của Omicron trở nên khó khăn hơn, chưa kể, rất khó phân biệt nó với biến thể Delta.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Omicron là “biến thể đáng quan tâm” và không loại trừ khả năng xếp BA.2 vào nhóm này. Tuy nhiên do sự lây lan nhanh chóng của BA.2 tại một số quốc gia, WHO cho biết, cần phải ưu tiên thực hiện các cuộc điều tra về BA.2.
Đà Nẵng còn hơn 5.000 người chưa tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19
Tới hết ngày 23-12, TP Đà Nẵng sẽ kết thúc đợt đăng ký tiêm vắc xin tự do cho người chưa tiêm mũi 1.
Số lượng đăng ký tiêm đến nay khoảng 5.000 người.
Còn hơn 5.000 người chưa tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 đang ở Đà Nẵng, trong đó có nhiều người từ các địa phương khác mới chuyển tới đăng ký tiêm trong đợt từ ngày 24 đến 27-12 – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Tối 21-12, bác sĩ Trương Văn Trình, phó giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, cho biết số lượng người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 đăng ký tiêm mũi 1 khoảng 5.000 người.
Trước đó Đà Nẵng có kế hoạch tổ chức một đợt tiêm mới cho người trên 12 t.uổi đang cư trú trên địa bàn.
Việc này nhằm tạo điều kiện cho người dân tới sinh sống, học tập, làm việc tại thành phố Đà Nẵng cũng như cư dân thành phố vì nhiều lý do chưa tiếp cận vắc xin phòng COVID-19.
Theo đó, người dân có thể đăng ký để tiêm qua hai hình thức đăng ký trực tiếp tại xã phường hoặc đăng ký trực tuyến qua địa chỉ https://dichvucong.danang.gov.vn đến hết ngày 23-12.
Bác sĩ Trình cho biết với số lượng người đăng ký khá lớn, ngành y tế sẽ bố trí lại các điểm tiêm để thuận tiện cho người dân di chuyển, thay vì 2 điểm tiêm chủng tại Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng và cơ sở tiêm chủng dịch vụ – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (103 Hùng Vương) như dự kiến ban đầu.
Ngoài ra nhóm người mắc các bệnh, tật không tự chăm sóc bản thân, không đi lại được, các quận huyện sẽ thực hiện rà soát và tổ chức tiêm chủng lưu động.
“Sau khi người dân kết thúc đăng ký, chúng tôi dự kiến tiêm cho nhóm đối tượng này từ ngày 24 đến ngày 27-12. Sau khi tiêm xong mũi 1 cho nhóm đối tượng này thì lượng vắc xin còn lại chúng tôi sẽ tổ chức tiêm mũi 3 cho các nhóm đối tượng nguy cơ, dự kiến 8.000 người”, ông Trình nói.
Theo ông Trình, trong tháng 12 này sẽ hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho 8.000 người. Đồng thời lên kế hoạch trong quý 1-2022 sẽ tiêm đủ mũi 3 cho tất cả người trong độ t.uổi nếu lượng vắc xin được phân bổ đầy đủ.
Theo bà Ngô Thị Kim Yến – phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, chiến lược chống dịch trong giai đoạn hiện nay của thành phố là tập trung bảo vệ nhóm đối tượng dễ tổn thương với COVID-19. Do vậy nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm mũi 3 trong số 8.000 liều trong tháng 12 này là nhóm người có bệnh nền, nhiều nguy cơ.
Sau đó căn cứ theo số lượng vắc xin được phân bổ và thời gian giữa các mũi tiêm, thành phố sẽ tiếp tục mở rộng các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
“Sau khi kết thúc đợt tiêm mũi 1 cho tất cả các đối tượng thì địa phương nào có ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhưng chưa tiêm vắc xin với lý do chưa được tổ chức tiêm, chưa được tiêm vắc xin thì lãnh đạo nơi đó phải chịu trách nhiệm (trừ lý do khách quan như có chống chỉ định tiêm chủng)”, bà Yến giao nhiệm vụ.