Rất nhiều F0 sau khỏi bệnh vẫn bị ho kéo dài. Tình trạng ho này có nguy hiểm, có cần điều trị hay không?
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi ( BV Bạch Mai) cho biết, là một người nghiên cứu nhiều về bệnh đường hô hấp thì theo ông, đây là tín hiệu vui chứ không phải điều gì quá lo lắng.
“Nếu chúng ta theo dõi dịch từ thời điểm ban đầu thì SARS-CoV-2 diễn biến đúng theo quy luật của bệnh dịch. Tức là khi virus mới xuất hiện độc lực rất cao nhưng khi lan rộng ra độc lực sẽ giảm xuống nên những người mắc sau này rất nhẹ và dần tỷ lệ không triệu chứng rất cao và như thế kháng thể tự nhiên của chúng ta sẽ tăng lên một cách đột ngột. Dần dần SARS-CoV-2 sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp như thông thường”, TS Dũng nói.
Vì thế, như các virus gây bệnh đường hô hấp thông thường khác, SARS-CoV-2 cũng gây tình trạng ho kéo dài sau đó. Tùy từng thể, như ho khan hay ho có đờm, chỉ cần uống thuốc ho để cải thiện triệu chứng.
“Nếu có bất cứ băn khoăn nào, nên hỏi bác sĩ để lựa chọn loại thuốc ho phù hợp. Ngoài ra, ho sau đó cũng có thể bị cảm cúm do con virus khác, và nếu bị vậy thì chúng ta cứ chữa triệu chứng như thông thường. Tuyệt đối không dùng kháng sinh trong những trường hợp này”, PGS Dũng khuyến cáo.
Trong trường hợp ho đến tức ngực, khó thở lại cần xem xét có nguyên nhân khác hay không, lúc này nên đi khám thầy thuốc.
Hàng loạt nguy cơ ung thư khi uống bia rượu quá nhiều
Các chuyên gia cảnh báo, bia rượu không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư gan mà còn làm tăng nguy cơ mắc một loạt các loại ung thư khác.
TS.BS Vũ Trường Khanh, Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, BV Bạch Mai cho biết, theo các số liệu của Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ, người uống rượu có nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.
Theo đó, người uống bia rượu từ trung bình đến nặng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng và thanh quản từ 2 – 5 lần so với người không uống bia rượu.
Đối ung thư thực quản chỉ cần có uống bia rượu sẽ làm tăng từ 1,3 – 5 lần so với người không uống bia rượu.
Ung thư gan làm tăng gấp 2 lần ở những người có uống bia rượu nhiều, đặc biệt nguy cơ tăng cao ở người uống nhiều bia rượu mà lại có kèm theo nhiễm virus viêm gan B hoặc C.
Nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ cũng tăng từ 1,23 – 1,6 lần ở người uống bia rượu từ trung bình tới nhiều.
Ung thư đại tràng cũng tăng từ 1,2 – 1,5 lần ở người uống bia rượu từ trung bình tới nhiều. Nếu uống bia rượu đồng thời có hút t.huốc l.á sẽ làm tăng cao khả năng ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản hơn người chỉ uống rượu hoặc hút t.huốc l.á đơn thuần. Uống bia rượu nhiều làm tăng nguy cơ ung thư tụy từ 1.17-1.74 lần.
Trong khi đó, nhiều người uống rượu bia như một thói quen, rồi thành nghiện. Bởi khi uống bia rượu chỉ sau 5 phút đã có tác động lên não làm tăng tiết dopamin giúp cho cơ thể khoan khoái dễ chịu và có phần hưng phấn quên hết mệt nhọc.
Nhưng hãy nghĩ về những tác hại nguy hiểm của rượu bia để hạn chế đồ uống có cồn này.
Cồn trong bia rượu là ethanol, đây là chất không gây độc, nhưng khi uống bia rượu vào ethanol sẽ chuyển hóa phần lớn tại gan tạo thành acetaldehyde, đây là chất gây tổn thương tế bào gan dẫn đến gan thoái hóa mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan và ung thư gan. Chất này cũng là yếu tố gây ra ung thư những cơ quan khác trong cơ thể.
Vì thế, Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ nên uống ít rượu bia.
Theo đó, mức uống rượu trung bình là khi uống không quá 2 đơn vị rượu /ngày với nam giới và không quá 1 đơn vị /ngày với nữ giới. Uống rượu nhiều là khi uống trên 4 đơn vị rượu /ngày với nam giới và trên 3 đơn vị /ngày với nữ giới.
Một đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong bia hoặc rượu.
Một đơn vị cồn tương đương với:
– 3/4 lon bia 330 ml (5%);
– Một cốc bia hơi 330 ml (4%);
– Một ly rượu vang 100 ml (13,5%);
– Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%)