UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và triển khai điều trị F0 tại nhà trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Cán bộ ngành y tế Lào Cai chăm sóc bệnh nhân Covid-19
Theo Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai, để đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu tăng cường quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18 của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo của Trung ương về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19.
Tuyên truyền, vận động cán bộ công chức, viên chức, người lao động, người dân tuân thủ nghiêm việc thực hiện 5K; không tập trung đông người để ăn uống, vui chơi trong dịp nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Hạn chế di chuyển, đi lại ngoại tỉnh và đến các vùng đang có dịch trong cộng đồng. Trường hợp có việc cần thiết đi ra ngoài tỉnh báo cáo thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương, khi trở về phải khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo và tổ chức thực hiện rà soát tới tất cả các hộ gia đình trên địa bàn để nắm được số lượng người thân từ ngoại tỉnh về nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn quản lý.
Tuyên truyền, khuyến khích người dân từ tỉnh ngoài về quê ăn Tết Nguyên đán tại địa phương chủ động khai báo y tế, tự thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng.
Đẩy mạnh triển khai việc cách ly, điều trị F0 thể nhẹ tại nhà trên phạm vi toàn tỉnh theo hướng dẫn của Sở Y tế tỉnh Lào Cai và triển khai Trạm y tế lưu động tại địa phương nơi có F0 điều trị tại nhà đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở tỉnh Lào Cai đã tổ chức cho 251 trường hợp F0 điều trị tại nhà, đến nay đã có 43/215 trường hợp khỏi bệnh, 208 trường hợp đang điều trị với tình trạng sức khỏe đều ổn định, không có trường hợp tiến triển nặng.
Khẩn trương kích hoạt cơ sở thu dung điều trị F0 đối với các trường hợp không đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà. Chỉ chuyển tuyến khi vượt quá khả năng chuyên môn hoặc vượt quá năng lực của cơ sở thu dung điều trị.
Chủ động bảo đảm đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân… để thực hiện công tác phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”.
Sở Y tế tỉnh Lào Cai tiếp tục nâng cao chất lượng công tác điều trị tại các tuyến. Phối hợp với các địa phương bảo đảm đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân; bảo đảm ô xy y tế tại các bệnh viện, các tầng 1, 2, 3 điều trị bệnh nhân COVID-19 theo phương án của tỉnh.
Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, tăng giá hàng loạt; tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi đầu cơ, tích trữ, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành.
Có nên uống nước ép lá tía tô trước khi tiêm vắc xin Covid-19?
Theo các bác sĩ, người dân nên ăn uống đủ, có tâm lý thoải mái khi đi tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Ngoài ra, người đi tiêm không nên nên uống các loại nước từ lá để giảm sốt, giảm phản ứng phụ.
Tôi nghe mọi người truyền tai nhau việc nên uống nước lá tía tô trước khi tiêm vắc xin Covid-19 để giảm sốt và các tác dụng phụ, xin hỏi bác sĩ điều này có đúng không? (Lê Hòa, Hà Nội)
Bác sĩ gia đình Nguyễn Lê Thục Đoan (TP.HCM): Việc uống nước tía tô trước khi tiêm vắc xin Covid-19 không có tác dụng gì đối với việc giảm sốt hay các tác dụng phụ. Điều quan trọng nhất là người dân cần chuẩn bị tâm lý thoải mái, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi trước khi đi tiêm.
Tâm lý lo lắng, bồn chồn dễ khiến huyết áp tăng cao. Với trường hợp huyết áp cao, người đi tiêm phải ngồi nghỉ ngơi, sau đó tiến hành đo lại. Nếu huyết áp ổn định, chúng ta mới được tiêm. Trường hợp quá lo lắng khiến huyết áp không ổn định, người dân sẽ mất cơ hội được tiêm vắc xin. Ngoài ra, đi tiêm vắc xin, người dân phải tuân thủ 5K để tránh lây nhiễm.
Hiện tại, việc tiêm ngừa Covid-19 là quyền lợi và cơ hội nên người dân phải biết trân trọng và đừng “lựa chọn loại vắc xin”. Chúng ta nên tham gia tiêm vắc xin để phòng ngừa cho mình và cộng đồng.
Ngoài ra, sau khi tiêm, việc uống thuốc hạ sốt để phòng ngừa cũng không cần thiết. Trường hợp sốt cao từ 38,5C trở lên có thể sử dụng thuốc hạ sốt có hoạt chất paracetamol. Nếu sốt không giảm (trên 39 độ C), bạn liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.
Người dân cần chuẩn bị tâm lý thoải mái và tuân thủ 5K khi đi tiêm vắc xin.
Thưa bác sĩ, tôi bị dị ứng khi ăn hải sản như như tôm, cua, mực… Cụ thể, sau khi ăn hải sản tôi bị nổi hạt trên da, đau bụng. Như vậy tôi có nên tiêm vắc xin Covid-19 không? (Nguyễn Thị Hải, Bắc Ninh)
PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM: Nếu người có t.iền sử phản vệ từ độ 2 ở những lần tiêm trước thì không được tiêm ngừa. Còn nếu chỉ bị dị ứng nhẹ với hải sản, bạn có thể tiêm được, nhưng cần tiêm ở bệnh viện, nơi có điều kiện cấp cứu phản vệ kịp thời.
Xin bác sĩ cho biết những lưu ý, khuyến cáo sau khi tiêm vắc xin Covid-19 và tôi có nên kiêng bia rượu không? (Lê Văn Hòa, TP.HCM)
PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM: Khi tiêm ngừa, nhân viên y tế đều khuyên không nên uống bia, rượu ít nhất 3 ngày sau tiêm.
Sau tiêm về nhà, nếu có những dấu hiệu như tê môi/lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở, người dân cần nhập viện ngay.
Một số dấu hiệu thường gặp khác có thể theo dõi thêm như: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn…Người đi tiêm có thể uống Paracethamol để hạ sốt, giảm đau sau tiêm.