Các bác sĩ ở TPHCM đã tận dụng màng tim của bò cứu sống một trường hợp bị thủng động mạch chủ rất nặng, tính mạng trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Ông Đ.Đ.T. (55 t.uổi, ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện (BV) Bình Dân trong tình trạng đau hông lưng trái dữ dội, sốt lạnh run, uống thuốc giảm đau 3 ngày không khỏi. Bệnh nhân có t.iền sử nhiều bệnh nền phức tạp, bao gồm đứt động mạch chủ bụng do tai nạn, viêm gan, xơ gan, đái tháo đường…
Người bệnh được chụp CT-Scan có bơm cản quang. Kết quả hình ảnh cho thấy động mạch chủ bụng bị thủng một lỗ đường kính khoảng 2cm, tạo thành túi phình giả quanh động mạch chủ kích thước lớn (đường kính 6,5cm, kéo dài 8,8cm).
Các bác sĩ chẩn đoán, đây là một trường hợp n.hiễm t.rùng sau phúc mạc, có nhiều khối áp- xe trong ổ bụng. Ổ n.hiễm t.rùng ăn thủng động mạch chủ bụng dưới thận tạo thành túi phình giả, nguy cơ vỡ khiến người bệnh t.ử v.ong bất cứ lúc nào. Bệnh nhân cần được gấp rút phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bị thủng do n.hiễm t.rùng.
Hội chẩn khẩn, nhóm phẫu thuật viên nhận thấy việc dùng ống ghép nhân tạo là không khả thi, dễ gây nguy cơ n.hiễm t.rùng phát triển và khả năng thải ghép cao. Do đó, các bác sĩ thống nhất chọn mảnh ghép bằng màng ngoài tim bò đã qua xử lý để thay thế vào đoạn động mạch đã hư hại.
BSCKII Hồ Khánh Đức, Trưởng khoa Tim – Mạch m.áu, BV Bình Dân cho biết, màng ngoài tim bò đã qua xử lý vốn được dùng để tạo van tim sinh học, che màng ngoài tim trong phẫu thuật thay van tim, vá động mạch đùi, động mạch cảnh ở cổ.
Vì là mảnh ghép sinh học nên màng ngoài tim bò đã qua xử lý có khả năng chống n.hiễm t.rùng cao, là lựa chọn duy nhất phù hợp để cứu tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, chưa ai trước đó ứng dụng màng tim bò để thay đoạn động mạch chủ bụng.
Ca phẫu thuật dùng màng tim bò để thay đoạn động mạch chủ bụng cho bệnh nhân kéo dài 4 giờ (Ảnh: BVCC).
Ca phẫu thuật thành công đưa người bệnh từ cửa tử trở về sau 4 giờ cam go. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được điều trị kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch trong 10 ngày và được xuất viện về chăm sóc tại nhà. Sau một tháng, bệnh nhân tái khám có các kết quả siêu âm kiểm tra, cho thấy ống ghép sinh học hoạt động tốt, không có dấu hiệu n.hiễm t.rùng, thải ghép. Bệnh nhân không còn sốt và đau bụng, vô cùng vui mừng cho biết mình thật sự đã “từ cõi c.hết trở về”.
BS Đức cho biết, giả phình động mạch chủ do n.hiễm t.rùng là bệnh lý hiếm gặp, là thách thức lớn cho các bác sĩ phẫu thuật trong điều trị và lựa chọn ống ghép thay thế phù hợp, đặc biệt với trường hợp nhiều bệnh nền như bệnh nhân T.
“Ca phẫu thuật sẽ tạo t.iền đề cho việc sử dụng vật liệu thay thế trong tương lai cho các trường hợp phình động mạch chủ thủng do n.hiễm t.rùng” – bác sĩ Đức nói.
Đắk Lắk: Cụ bà bị phổi tắc nghẽn mãn tính chiến thắng Covid-19 ngoạn mục
Cụ bà 84 t.uổi mắc Covid-19 nhập viện với bệnh nền phổi tắc nghẽn mãn tính và đã mù cả hai mắt từ nhỏ.
Vượt qua tình trạng diễn tiến nặng, suy hô hấp, cụ bà chiến thắng Covid-19 một cách ngoạn mục.
Ngày 15/9, bác sĩ Châu Đương – Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk – cho biết, bệnh nhân N.T.B – cụ bà 84 t.uổi mắc Covid-19 vừa xuất viện, sau 28 ngày được điều trị tích cực
Cụ bà 84 t.uổi bị mù mắc Covid-19 đã được xuất viện (Ảnh: CDC Đắk Lắk).
Trước đó, vào ngày 12/8, bà B. nhập viện với chẩn đoán suy hô hấp/ARDS mức động nặng/ Viêm phổi nặng do SARS-CoV-2.
Bệnh nhân không chỉ có bệnh nền phổi tắc nghẽn mãn tính mà còn mù cả 2 mắt từ nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc Covid-19 rất “đặc biệt” khi không rõ nguồn lây và cũng không hề bước ra khỏi nhà.
Bác sĩ Châu Đương chia sẻ, do bệnh nhân đã già yếu kèm thêm mắt bị mù nên tất cả mọi chăm sóc, sinh hoạt cá nhân đều có sự hỗ trợ nhiệt tình từ nhân viên, bác sĩ của bệnh viện.
“Sau 28 ngày điều trị, qua hai lần xét nghiệm bệnh nhân có kết quả hai lần âm tính SARS-CoV-2. Tình trạng sức khỏe bệnh khỏe mạnh, không sốt, không ho, ăn ngủ bình thường nên được bệnh viện cho xuất viện theo quy định”, bác sĩ Châu Đương thông tin.
Ngành y tế đã đón cụ bà về địa phương để cách ly thêm 14 ngày.
Cụ bà ngay sau đó đã được Trung tâm y tế huyện MĐrắk đưa xe đến đón về khu cách ly tại cơ sở 2 của Trung tâm y tế dự phòng huyện để tiếp tục chăm sóc và cách ly thêm 14 ngày.
Cô Nguyễn Thị Oanh (49 t.uổi, con gái cụ B.) cho biết, khi thấy cụ B. có biểu hiện ho, sốt, người nhà đi mua thuốc về cho cụ uống nhưng không đỡ. Sau đó, một bác sĩ gần nhà đã đề nghị đưa cụ đến Trung tâm y tế để xét nghiệm thì kết quả test nhanh và xét nghiệm khẳng định sau đó đều xác định bà bị nhiễm SARS-CoV-2.
“Gia đình tôi rất ngỡ ngàng khi mẹ bị mắc Covid-19. Chúng tôi cũng không biết cụ lây, mắc bệnh dịch từ đâu vì cụ bị mù không thể đi đâu được, con cháu trong nhà thì đều âm tính. Khi đưa mẹ vào viện, tôi rất suy sụp, rất lo lắng trong lòng khi đây có thể là lần cuối tôi được nhìn mẹ. Nhưng bà lại trấn an tôi rằng “mẹ đi rồi mẹ về !”. Thật hạnh phúc khi mẹ tôi đã chiến thắng được Covid-19″, cô Oanh vui mừng nói.
Một khu vực điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện lao và Bệnh phổi Đắk Lắk.
Cũng theo cô Oanh, quá trình cụ B. điều trị ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk, hàng ngày gia đình đều được các y, bác sĩ và cả bệnh nhân ở gần phòng thông tin chi tiết về diễn tiến sức khỏe của cụ nên rất an tâm.
“Mẹ tôi bị mù lòa từ lúc mới 3 t.uổi, ở bệnh viện mọi sinh hoạt đều phải nhờ cậy vào đội ngũ y tế. Gia đình tôi rất biết ơn các y, bác sĩ đã tận tình chữa trị và chăm sóc chu đáo cho mẹ tôi để bà được khỏi bệnh”, cô Oanh xúc động.
Được biết, trong đợt dịch thứ 4, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk điều trị cho 205 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó, 101 trường hợp đã xuất viện, một số trường hợp chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên và Bệnh viện Dã chiến số 1 của tỉnh, còn lại bệnh viện đang điều trị cho 83 bệnh nhân.
Tính đến ngày 15/9, toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 1.459, có 691 bệnh nhân đã xuất viện và đang điều trị cho 756 bệnh nhân.