Một số người có thể không biết họ đang mắc Covid-19 ngay trước khi tiêm mũi 3 vắc xin.
Điều gì xảy ra khi một người tiêm mũi 3 trong khi đang bị nhiễm Covid-19?
Trang tin về y khoa MedPage Today đã nói chuyện với các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và vi sinh để tìm hiểu về trường hợp này.
Cho dù vô tình nhiễm virus ngay trước hoặc ngay sau khi tiêm mũi 3, nhiễm Covid-19 có thể gây ra các triệu chứng, nhưng không có khả năng ảnh hưởng đến tác dụng của mũi tiêm thứ 3, tiến sĩ Amesh Adalja, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins (Mỹ), cho biết.
Một số người có thể không biết họ đang mắc Covid-19 ngay trước khi tiêm mũi 3 vắc xin. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ông nói, có thể nó sẽ không gây ra tác dụng lớn nào ngoài việc người bệnh có thể gặp phải nhiều triệu chứng hơn do cả vắc xin và nhiễm Covid-19 gây ra. Có thể khó chịu hơn bình thường, theo MedPage Today.
Thực tế, nguy cơ nhiễm Covid-19 trong vòng 6 ngày sau khi tiêm mũi 3 vẫn cao như trước khi tiêm, theo một nghiên cứu được công bố trên JAMA Internal Medicine.
Tiến sĩ Simone Wildes, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế South Shore Health (Mỹ), cho biết mặc dù nhiễm Covid-19 gần hoặc xung quanh thời điểm tiêm chủng không phải là hiếm hoặc đặc biệt có hại, nhưng sẽ tốt hơn nếu đợi cho đến khi lượng kháng thể giảm xuống sau khi nhiễm Covid-19, rồi hãy tiêm mũi 3.
Tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19: những điều cần biết
Ban đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến nghị nên đợi 90 ngày sau khi nhiễm Covid-19 mới tiêm chủng.
Nhưng đến nay các hướng dẫn đã thay đổi để giảm nguy cơ người bệnh có thể bỏ mất mũi vắc xin thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi chờ đợi.
Hướng dẫn của CDC Mỹ cập nhật: “Những người nhiễm Covid-19 có triệu chứng nên đợi cho đến khi khỏi bệnh và ngừng cách ly để được tiêm chủng”.
Nếu bạn bị nhiễm bệnh ngay trong khoảng thời gian tiêm mũi 3, bạn không chỉ mất khả năng miễn dịch ở niêm mạc mà còn thiếu lợi thế trong quá trình các tế bào miễn dịch được huấn luyện trong những tuần sau khi tiêm chủng.
Tiến sĩ Benjamin tenOever, giáo sư khoa vi sinh tại Trường Y NYU Grossman (Mỹ), nói: Khoảng thời gian từ khi tiêm mũi 3 đến khi tiếp xúc với virus thực sự, nếu càng lâu thì càng tốt, vì hệ thống miễn dịch đã có đủ thời gian để khám phá các không gian và cách để ngăn chặn virus.
Mặc dù sốt, đau nhức cơ và đau đầu có thể xảy ra với cả hai tình huống, nhưng tác dụng phụ của vắc xin có thể phân biệt với các triệu chứng của nhiễm Covid-19 ở một mức độ nào đó. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng nếu không may bị nhiễm Covid-19 và hồi phục, thì quá trình học hỏi miễn dịch của cơ thể sẽ được điều chỉnh theo cách mà vắc xin mRNA không thể tạo ra, theo MedPage Today.
Làm sao để biết các triệu chứng sau khi tiêm mũi 3 là do vắc xin hay do nhiễm Covid-19?
Tiến sĩ Adalja nói rằng mặc dù sốt, đau nhức cơ và đau đầu có thể xảy ra với cả hai tình huống, nhưng tác dụng phụ của vắc xin có thể phân biệt với các triệu chứng của nhiễm Covid-19 ở một mức độ nào đó.
Tiến sĩ Adalja giải thích: “Các triệu chứng về đường hô hấp trên sẽ là một manh mối. Bao gồm đau họng, nghẹt mũi, mất vị giác và khứu giác. Và các triệu chứng có kéo dài hay không. Tác dụng phụ của mũi 3 có thể kéo dài chỉ 1 – 2 ngày, nhưng nếu các triệu chứng kéo dài hơn, có thể đó là nhiễm Covid-19″, theo MedPage Today.
Điều quan trọng là, nếu các triệu chứng kéo dài quá 72 giờ, nên báo cho bác sĩ và đi xét nghiệm, vì tác dụng phụ của vắc xin sẽ không vượt quá thời điểm đó đối với hầu hết mọi người, tiến sĩ Wildes lưu ý.
Ngày đầu tiên năm 2022: Gần 400.000 người Hà Nội đã tiêm mũi 3 vaccine COVID-19
Trong gần 400.000 người ở Hà Nội đã tiêm mũi 3 (liều bổ sung và liều nhắc lại) có khoảng 50.000 người từ 50 t.uổi trở lên.
Sở Y tế Hà Nội ngày 1/1/2022 cho biết, đến nay, trên 98% người từ 18 t.uổi trở lên ở Thủ đô đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19; gần 400.000 người đã tiêm mũi 3 (gồm mũi bổ sung và mũi nhắc lại) trong đó có khoảng 50.000 người từ 50 t.uổi trở lên. Có gần 80% trẻ từ 12-17 t.uổi đã tiêm đủ 2 mũi.
Những ngày gần đây, số lượng và tiến độ tiêm mũi 3 cho người dân ở Hà Nội được đẩy nhanh. Sở Y tế lưu ý các địa phương, lịch tiêm, loại vaccine và liều lượng sử dụng cho liều bổ sung và nhắc lại phải theo đúng quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
” Ưu tiên việc sử dụng vaccine cùng loại để tiêm, đặc biệt lưu ý sử dụng vaccine AstraZeneca để tiêm bổ sung và nhắc lại cho người đã tiêm liều cơ bản bằng vaccine này. Ngoài ra có thể sử dụng vaccine của AstraZeneca để tiêm liều nhắc lại cho các trường hợp đã tiêm liều cơ bản và bổ sung (nếu có) bằng vaccine do Shinopharm sản xuất; tránh tình trạng lựa chọn, chờ đợi vaccine” – Sở Y tế Hà Nội lưu ý.
Ảnh minh hoạ
Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh, việc tiêm mũi bổ sung ở Hà Nội phải hoàn thành trước ngày 31/1/2022.
Trong công điện do UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêm chủng mũi 1, mũi 2 và tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại vaccine COVID-19 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế là nội dung được nhấn mạnh. Chính quyền Hà Nội chỉ đạo tiếp tục rà soát người từ 50 t.uổi trở lên, tăng cường, kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục tiêm vaccine.
Trước tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, thêm vào đó biến chủng Omicron đã xuất hiện tại Hà Nội, Sở Y tế đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện tiêm chủng hợp lý, đảm bảo sử dụng vaccine hiệu quả, tránh hao phí, tại mỗi điểm tiêm chủng chỉ tiêm 1 loại ở cùng một thời điểm để tránh thắc mắc, đảm bảo công bằng, minh bạch cho đối tượng được tiêm.
Các đơn vị khẩn trương hoàn thành các đợt chiến dịch tiêm chủng trong thời gian sớm nhất, đảm bảo an toàn nhất. Đặc biệt khẩn trương hoàn thành tiêm liều cơ bản cho t.rẻ e.m đã đủ 12 t.uổi trở lên, nhóm người nhạy cảm dễ bị tổn thương bởi COVID-19 như người trên 50 t.uổi, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ có thai,…
Hà Nội đã có gần 2 tuần liên tục ghi nhận số ca tăng cao kỷ lục (dẫn đầu cả nước) với trên 23.600 ca mắc mới. Hiện có gần 28.000 bệnh nhân đang điều trị, trong đó có gần 18.000 F0 điều trị tại nhà.
Từ 27/4 tới nay, Hà Nội ghi nhận gần 49.000 ca nhiễm COVID-19, với 156 bệnh nhân t.ử v.ong, tỷ lệ t.ử v.ong trên tổng số ca nhiễm là 0,3%.