Trước mắt, mô hình này chỉ áp dụng tại 2 địa phương ( thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò) – nơi có đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
Ngày 6/1, Sở Y tế Nghệ An cho biết, địa bàn đang triển khai mô hình Trạm y tế lưu động trên địa bàn TP Vinh và thị xã Cửa Lò để quản lý, chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà.
Mỗi xã,phường sẽ bố trí 1 Trạm Y tế lưu động.
Cụ thể, mỗi xã, phường bố trí 1 Trạm Y tế lưu động, trên cơ sở trưng dụng 1 đến 2 phòng của Trạm Y tế để bố trí nơi làm việc cho Trạm Y tế lưu động. Ngoài nhân lực làm công tác chuyên môn, UBND xã, phường thành lập Tổ chăm sóc người mắc COVID-19. Tổ ít nhất 2 người, mỗi tổ quản lý từ 10 – 20 người mắc COVID-19 được điều trị tại nhà.
Theo đó, những F0 độ t.uổi từ 3 tháng đến 49 t.uổi, chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vaccine; sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường. Người chăm sóc cho đối tượng mắc COVID-19 dưới 16 t.uổi hoặc không có khả năng tự sinh hoạt nếu có nguyện vọng. Tuy vậy, không áp dụng cho các đối tượng: Phụ nữ mang thai; t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi có nguyện vọng nhưng không có người chăm sóc hoặc người chăm sóc đang mắc các bệnh lý nền.
Người dân đến khai báo tại Trạm y tế phường.
Ngoài ra, cơ sở vật chất để các F0 được điều trị tại nhà, phải đáp ứng yêu cầu: Nhà ở riêng lẻ; căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư mà người mắc COVID-19 đăng ký thường trú, tạm trú; có phòng hoặc nhà riêng và khu vệ sinh riêng dành cho người mắc COVID-19… Trong phòng bệnh nhân; trước cổng nhà phải có thùng đựng chất thải màu vàng. Nhà không được dùng điều hòa trung tâm, phải có đồ dùng ăn uống riêng người bệnh …
PGS.TS Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, trước tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp thì mô hình này rất phù hợp, thuận lợi cho người mắc COVID-19 không triệu chứng và mức độ nhẹ được cách ly, theo dõi và điều trị tại nhà.
Trước mắt, mô hình này chỉ áp dụng tại 2 địa phương là thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò – nơi có đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
Trạm Y tế lưu động sẽ trưng dụng 1 đến 2 phòng của Trạm Y tế xã, phường để bố trí nơi làm việc cho.
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cũng yêu cầu các phòng ban chuyên môn và đơn vị liên quan, khẩn trương hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị triển khai ngay. Trong quá trình vận hành, cần thường xuyên theo dõi, giám sát và hỗ trợ về mọi mặt. Đồng thời, đ.ánh giá, xem xét triển khai mô hình này tại các địa phương khác.
Hiện, Nghệ An đã ghi nhận 8.537 ca mắc COVID-19 ở 21 địa phương. Trong đó, TP Vinh: 1.221, Quỳnh Lưu: 754, Nghi Lộc: 586, Yên Thành: 561, Quỳ Châu: 522… Số BN điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 7.232 BN. Lũy tích số BN t.ử v.ong: 35 BN. Số BN hiện đang điều trị: 1.270 BN.
Đối với tiêm người từ 18 t.uổi trở lên, số người tiêm đủ mũi cơ bản: 1.945.737 (tỷ lệ 99,2%). Số người tiêm ít nhất 1 mũi: 1.956.583 (tỷ lệ 99,8%). Đối với tiêm trẻ 12-17 t.uổi: Số trẻ tiêm đủ mũi (2 mũi Pfizer): 114.068 người (Đạt tỷ lệ 41,6%). Số trẻ tiêm ít nhất 1 mũi: 269.532 (Đạt tỷ lệ 98,2%).
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, Hoà Bình lập bệnh viện dã chiến, Phú Yên thí điểm điều trị F0 tại nhà
Số ca mắc mới vẫn tiếp tục tăng cao tại nhiều địa phương trong cả nước, nhiều biện pháp phòng dịch được triển khai để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh.
Hòa Bình: Thành lập BV dã chiến, TTYT huyện chuẩn bị mọi điều kiện để tiếp nhận bệnh nhân COVID-19
Theo tin từ ngành y tế Hòa Bình, ngày 24/11, địa phương này ghi nhận 63 ca dương tính với SARS-CoV-2 bằng với số ghi nhận từ đầu tháng 10 đến ngày 22/11.
Dự báo thời gan tới số ca mắc còn tăng cao do có nhiều ca nhiễm cộng đồng chưa rõ nguồn lây, tỉnh Hòa Bình đã có quyết định thành lập Bệnh viện dã chiến số 1 có quy mô 150 giường bệnh có nhiệm vụ tiếp nhận, sàng lọc, cấp cứu, cách ly, điều trị người bệnh COVID-19.
Đồng thời ngành y tế Hòa Bình cũng gấp rút triển khai kế hoạch, phương án thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, trong đó yêu cầu TTYT các huyện chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị… triển khai điều trị F0 nhẹ, không triệu chứng, tối thiểu mỗi đơn vị phải bố trí 40% số giường bệnh nội trú dành cho điều trị bệnh nhân COVID-19.
TTYT TP Hòa Bình khẩn trương rà soát các quy trình để triển khai hoạt động bệnh viện dã chiến tại cơ sở 2.
Thanh Hóa: Ghi nhận số ca mắc cao nhất trong ngày kể từ đầu mùa dịch, phong tỏa tạm thời nhiều cụm dân cư
Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa, ngày 24/11, trên địa bàn ghi nhận 98 ca mắc mới nâng tổng số ca mắc từ đầu đợt dịch thứ tư đến nay lên 2.074 bệnh nhân COVID-19.
Tại thành phố Thanh Hóa ghi nhận 10 ca, liên quan đến ổ dịch Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (phường Lam Sơn), tất cả đều đã được cách ly theo quy định. TP Thanh Hóa đã ban hành quyết định phong tỏa tạm thời 3 cụm dân cư thuộc phường Lam Sơn để thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
TX Nghi Sơn trong ngày đã ghi nhận thêm 16 ca mắc mới, trước tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, địa phương này đã ban hành công văn về việc tiếp tục tạm dừng hoạt động không thực sự thiết yếu và các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Ngoài ra, dịch bệnh còn lan ra rất nhiều địa phương trong tỉnh Đông Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc… Lực lượng chức năng đang khẩn trương truy vết nhằm sớm phát hiện F0 và trường hợp nguy cơ cao.
Nhiều địa phương cho phép điều trị F0 triệu chứng nhẹ tại nhà.
Phú Yên: Thí điểm điều trị bệnh nhân COVID tại nhà
Từ ngày 11/10 đến 24/11, Phú Yên ghi nhận gần 600 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó phần lớn trường hợp là người trở về từ vùng dịch. Lũy kế đến 19 giờ ngày 24/11, Phú Yên ghi nhận hơn 3.600 ca mắc COVID-19, có 36 trường hợp t.ử v.ong.
Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương trong địa bàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện tốt 5K, đồng thời sẵn sàng các phương án thí điểm điều trị F0 tại nhà đối với các trường hợp ít triệu chứng.
Ngành Y tế áp dụng các phác đồ thu dung, điều trị tại nhà, điều trị không dùng thuốc, tập huấn cho các cơ sở điều trị, tuyến y tế cơ sở chủ động phòng ngừa, điều trị, tự cách ly để người dân có thêm kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe, đối phó với tình huống dịch có thể xuất hiện nhiều hơn.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tỉnh Phú Yên cũng yêu cầu ngành giáo dục nên cân nhắc việc cho học sinh trực tiếp đến trường.
Cần Thơ: Người dân chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 không đến những nơi tập trung đông người
Trong ngày 24/11, TP Cần Thơ ghi nhận 942 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Cần Thơ từ ngày 8/7 đến nay là 20.026 ca.
Trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạo, tỉnh Cần Thơ khuyến cáo người dân chỉ ra khỏi nơi ở trong trường hợp thật sự cần thiết; yêu cầu người dân chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 hạn chế di chuyển ra khỏi nơi ở, không đến những nơi tập trung đông người; hạn chế tối đa tổ chức hoạt động tập trung đông người trong nhà, ngoài trời và tại nơi công cộng; không tổ chức ăn uống liên hoan, chiêu đãi, đám tiệc có sử dụng rượu, bia và các loại thức uống có cồn khác ở nhà hàng, quán ăn… tập trung đông người….
Khuyến khích cơ sở kinh doanh ăn uống… bán hàng mang đi.
Các cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch xử trí khi xuất hiện các trường hợp F0, F1 và trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong đơn vị.
An Giang: Học sinh và giáo viên tiểu học nghỉ học trực tuyến một tuần
Do dịch bệnh diễn biến kéo dài, Sở GD-ĐT An Giang vừa có quyết định cho giáo viên và học sinh tiểu học nghỉ dạy học trực tuyến, học qua truyền hình trong một tuần.
Theo quyết định của Sở GD-ĐT An Giang, tất cả giáo viên và học sinh tiểu học được tạm nghỉ dạy và học trực tuyến, dạy học qua truyền hình từ ngày 29/11 đến hết ngày 5/12.
Trong thời gian tạm nghỉ dạy và học, giáo viên và học sinh phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo khuyến cáo của cơ quan y tế.
Theo Sở GD-ĐT An Giang, việc tạm dừng dạy học trực tuyến và qua truyền hình nhằm đảm bảo sức khỏe, giảm áp lực căng thẳng học trực tuyến kéo dài cho giáo viên và học sinh tiểu học.
Bến Tre: Tạm dừng hoạt động một số dịch vụ không thiết yếu, người dân không ra khỏi nhà từ 21h đến 4h ngày hôm sau
Trong 166 ca dương tính vừa ghi nhận có 156 ca cộng đồng và 10 ca khu cách ly. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tỉnh Bến Tre yêu cầu người dân không ra đường từ 21 giờ ngày hôm trước đến 04h sáng ngày hôm sau; dừng hoạt động kinh doanh bida, quán bar, karaoke, vũ trường, internet, trò chơi điện tử. Đám hiếu hỉ được tổ chức nhưng không tập trung quá 20 người cùng một lúc. Nhà hàng, quán ăn, giải khát được phép hoạt động nhưng không quá 50% sức chứa…