Bên cạnh việc mất ngủ, khó thở, hụt hơi, trầm cảm…, rất nhiều bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 lại bị tổn thương phổi nặng nề, thậm chí có người 2 lá phổi trắng xóa, tiên lượng sống dè dặt.
Nỗi ám ảnh mang tên hậu Covid-19
Trước khi nhiễm Covid-19, chú Sanh cũng giống như một số người có tâm lý chủ quan, nghĩ đã tiêm vaccine đầy đủ, khi nhiễm bệnh sẽ nhẹ nhàng lướt qua. Tuy nhiên, sau khi nhiễm bệnh, từ việc điều trị khỏi Covid-19 cho đến những di chứng mà nó để lại khiến chú Sanh rơi vào tình trạng “hoảng loạn”, không thể tự thở được, phải nhờ sự trợ giúp của oxy.
Chú Sanh phải mất một thời gian dài để điều trị những di chứng do hậu Covid-19 để lại
“Chú không nghĩ mình nặng vậy đâu, con Covid-19 này nó khủng khiếp quá, nó làm chú khó thở, mệt, phổi thì xơ cả rồi…”, chú Sanh vừa nói, vừa thở hổn hển.
Theo BS.CK2 Đoàn Lê Minh Hạnh – Trưởng khoa Hô hấp, BV Phục hồi chức năng, Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM cho biết hiện tại, khoa Hô hấp đang tiếp nhận, điều trị nội trú cho khoảng 20 bệnh nhân nặng, hầu hết đã từng mắc Covid-19. Riêng số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú về những di chứng hậu Covid-19 cũng rất nhiều.
“Theo các nghiên cứu có khoảng 80% bệnh nhân từng bị Covid-19 nặng có triệu chứng hậu Covid-19 như mệt mỏi, hụt hơi, giảm khả năng gắng sức, giảm oxy m.áu khi vận động, rụng tóc, trầm cảm… Tỷ lệ hậu Covid-19 ít hơn ở những người đã từng bị Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ, trung bình. Việc đi khám hậu Covid-19 sẽ giúp người bệnh kiểm tra xem có giảm oxy, tăng phản ứng đường thở sau Covid-19, viêm phổi, xơ phổi hay tắc nghẽn đường thở hay không…, từ đó giúp phát hiện bệnh và điều trị kịp thời”, BS. Hạnh chia sẻ.
BS. CK2 Đoàn Lê Minh Hạnh cùng phân tích X-quang phổi của bệnh nhân hậu Covid-19 cùng bác sĩ Ngọc Thảo
Theo BS. Hạnh, thường những ca đến khoa Hô hấp để điều trị nội trú thì đã trải qua quá trình điều trị Covid-19 nặng, chuyển từ các bệnh viện khác về sau khi đã xét nghiệm âm tính với Covid-19. Nhiều trường hợp đến bệnh viện trong tình trạng cấp cứu phải thở oxy dòng cao hỗ trợ, chụp X-quang thì phát hiện tổn thương phổi nặng, có người 2 lá phổi trắng xóa, hầu như sự sống không còn.
“Có ca nằm ở bệnh viện 6-7 tháng, chạy ECMO, khai khí quản, thở oxy kéo dài, viêm phổi, n.hiễm t.rùng nặng. Có trường hợp khoa tiếp nhận từ một bệnh viện khác, chú đó đã nằm bệnh viện khác 6 tháng rồi nhưng không thể tự thở được, khi được điều trị ở khoa, các bác sĩ chăm sóc tích cực, theo dõi sát, kết hợp tập vật lý trị liệu, tập thở, dần dần cai được oxy, rút được khai khí quản sau 1 tháng để xuất viện về nhà.
Nhiều bệnh nhân hậu Covid-19 nặng, phải thở oxy, nằm viện một thời gian dài để điều trị về mặt hô hấp, viêm loét
Ngoài vấn đề sức khỏe thì tâm lý của bệnh nhân rất quan trọng, đặc biệt là những người đã trải qua quá trình mắc Covid-19 nặng, ám ảnh giữa sống – c.hết khiến tâm lý rất nặng nề, rơi vào trầm cảm thậm chí bị loạn thần. Có những bệnh nhân khi đến bệnh viện, họ không chịu vào phòng bệnh dù đang thở rất mệt, kiên quyết ngồi ngoài hành lang không hợp tác với bác sĩ vì họ sợ vào phòng sẽ ở 1 mình, không được gặp người thân, không có người thân bên cạnh, sợ c.hết sẽ không được về nhà…
Để cứu chữa cho bệnh nhân nặng, ngoài việc chăm sóc y tế tốt, cần phải thấu hiểu người bệnh, giúp họ dần dần lạc quan, cải thiện sức khỏe để có thể quay trở lại cuộc sống thường ngày. Việc này đòi hỏi phải có sự đồng hành của rất nhiều chuyên khoa, y bác sĩ, nhân viên y tế với nhau. Dù mệt mỏi, áp lực nhưng chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân của mình khỏe mạnh, được xuất viện về với gia đình, hòa nhập lại cuộc sống bình thường đó là niềm vui lớn nhất của những người làm nghề y”, BS. Đoàn Lê Minh Hạnh nói.
BS.CK2 Đoàn Lê Minh Hạnh – Trưởng khoa Hô hấp, BV Phục hồi chức năng, Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM
Kỳ tích!
Đó là cách BS.CK2 Đoàn Lê Minh Hạnh nói về câu chuyện giành lại sự sống của chú Ngô Phước Tài (SN 1963) sau khi nhập viện điều trị trong tình trạng bệnh vô cùng nặng, tiên lượng nguy kịch.
Theo BS. Hạnh, sau khi nhiễm Covid-19, hai lá phổi của chú Tài trắng xóa, chỉ còn một chút xíu đen để thở khi toàn bộ hai lá phổi đều viêm nhiễm, chứa dịch.
“Lúc nhìn kết quả chụp X-quang của bệnh nhân, các y bác sĩ chỉ biết lắc đầu khi tiên lượng rất dè dặt, gần như mình nghĩ bệnh nhân sẽ không qua khỏi.
Ngoài việc phổi trắng xóa không thể trao đổi oxy, bắt buộc phải can thiệp thở oxy lưu lượng cao, chú Tài còn bị n.hiễm t.rùng nặng, nhiễm nấm, tiểu đường khó kiểm soát…, nên việc điều trị cũng rất khó khăn. Nhưng kỳ tích đã xuất hiện”, BS. Hạnh hồ hởi nói.
Sau một tháng điều trị tại khoa Hô hấp, chú Tài đã hồi phục ngoạn mục để được xuất viện, quay về với gia đình
Hai lá phổi của chú Tài ban đầu trắng xóa, sau khi được điều trị đã dần dần cải thiện…
Sau khi tiến hành can thiệp dùng máy thở, theo dõi sát sao các chỉ số SpO2, xét nghiệm m.áu để điều chỉnh cũng như điều trị kháng nấm, n.hiễm t.rùng, kháng viêm, kháng đông…, 1 tháng sau, kỳ tích đã xuất hiện. Bệnh nhân đã có thể cai được máy thở, tự thở khí trời, các vết viêm loét, n.hiễm t.rùng cũng được điều trị thành công, X-quang kiểm tra cải thiện rõ.
“Đây là ca bệnh điều trị rất ngoạn mục khi mà chú Tài chỉ nằm một chỗ, không ngồi dậy được, phổi thì trắng xóa…, ban đầu các y bác sĩ đều nghĩ không thể nào cứu sống được, nhìn X-quang thì hai lá phổi không còn gì để thở. Nhưng rồi mọi sự nỗ lực của các y bác sĩ trong khoa cũng như sự cố gắng của bệnh nhân đã được đền đáp, bệnh nhân hồi phục và xuất viện”, BS. Đoàn Lê Minh Hạnh chia sẻ.
Các bài tập sức khỏe, đ.ánh giá tình trạng của chú Tài được nhân viên y tế khoa Hô hấp thực hiện
Ngoài chú Tài, theo BS. Hạnh có rất nhiều bệnh nhân hậu Covid-19 bị tổn thương phổi nặng, nguy kịch đã được cứu sống. Bên cạnh chăm sóc và điều trị nội khoa tối ưu, môi trường bệnh viện cần thông thoáng, không gian mở, có đầy đủ các chuyên khoa vật lý trị liệu, tâm lý, tâm thể, theo dõi bệnh nhân tận tình của bác sĩ, người nhà đã phần nào giúp bệnh nhân vượt qua được ải tử thần.
Nằm trên giường bệnh, bà Tính (75 t.uổi, ngụ Nhà Bè) rưng rưng nước mắt khi sau gần 2 tháng điều trị tại BV Phục hồi chức năng, Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM, sức khỏe bà đã tốt hơn, sắp được xuất viện về nhà.
Bà Tính ngoài khó thở, vì nằm viện lâu khiến cơ thể bà viêm loét
“Bà nhiễm Covid-19 hôm 6/1, xét nghiệm âm tính thì chuyển về đây tiếp tục điều trị. Trước bà tưởng không qua khỏi, thở không nổi, giờ thì đỡ rồi, không còn mệt nhiều nữa, vết loét cũng ổn”, bà Tính nói.
Theo BS. Hạnh, ban đầu khi tiếp nhận bà Tính, bệnh nhân tụt huyết áp đang dùng vận mạch, lơ mơ, suy hô hấp phải thở oxy lưu lượng cao hỗ trợ. Nhờ có sự chăm sóc tích cực, điều trị hiệu quả, đồng thời động viên của gia đình, các y bác sĩ, bà đã lách qua khe cửa hẹp để tiếp tục sự sống.
Ông Phạm Văn Đo (76 t.uổi) tuy bị cụt một tay nhưng ròng rã suốt 2 tháng, chú luôn túc trực, chăm sóc bà Tính một cách chu đáo. Tình cảm đẹp của đôi vợ chồng già khiến rất nhiều y bác sĩ, bệnh nhân tại khoa Hô hấp nể phục. Hiện tại sức khỏe của bà Tính đã tiến triển tốt, có thể được xuất viện trong thời gian sớm…
Có cần dùng thuốc dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân hậu COVID-19?
Di chứng hậu COVID-19 khiến nhiều người lo lắng, trong đó có đột quỵ. Vậy làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ hậu COVID-19.
1. Nguyên nhân đột quỵ hậu COVID-19?
Nhiều bệnh nhân COVID-19 sau khi đã khỏi bệnh có thể gặp các di chứng cục m.áu đông, nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim, thuyên tắc phổi. Một năm sau mắc COVID-19, nguy cơ mắc đột quỵ giảm rõ rệt nhưng vẫn cao hơn ở bệnh nhân có t.iền sử nhiễm COVID-19 trước đó.
Nguyên nhân đột quỵ hậu COVID-19 là do:
Tăng phản ứng viêm, dẫn đến tình trạng viêm mạch m.áu não. Gây ra tình trạng tăng đông, dẫn đến sự hình thành huyết khối trong hệ động mạch, hệ tĩnh mạch và các cơ quan. Thuyên tắc huyết khối ngược dòng, đặc biệt trên bệnh nhân còn tồn tại lỗ bầu dục PFO (là một lỗ nằm giữa tâm nhĩ trái và phải -buồng trên của tim).
Ngoài ra, việc nhiễm COVID-19 có thể gây co thắt mạch m.áu, tăng huyết áp dẫn đến xuất huyết não.
Nhiều bệnh nhân bị tổn thương mạch m.áu do phản ứng miễn dịch kéo dài trong mạch m.áu sau khi hồi phục COVID-19.
2. Dùng thuốc kháng đông dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân COVID-19 khi nào?
Mặc dù cơ chế gây đột quỵ của COVID-19 liên quan rất nhiều đến việc hình thành huyết khối gây thuyên tắc mạch m.áu, tuy nhiên không chứng minh được lợi ích của việc sử dụng thường quy thuốc kháng đông hoặc thuốc kháng kết tập tiểu cầu trên bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhằm mục đích dự phòng đột quỵ.
Trên bệnh nhân nhiễm COVID-19 sau xuất viện, có nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch cao, nghiên cứu cho thấy lợi ích của rivaroxaban trong việc làm giảm các biến cố thuyên tắc tĩnh mạch, mà không làm tăng các biến cố xuất huyết. Ngoài ra, việc sử dụng heparin trong lượng phân tử thấp cũng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ thuyên tắc phổi và hệ thống ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng hoặc thở máy. Do đó, có thể cân nhắc chỉ định kháng đông trên các đối tượng phù hợp.
Tuy vậy, trong giai đoạn cấp, trên những bệnh nhân đột quỵ mức độ nặng (nhồi m.áu não diện rộng), việc sử dụng thuốc kháng đông hoặc kháng kết tập tiểu cầu cần phải cân nhắc đến nguy cơ chuyển dạng xuất huyết trong ổ nhồi m.áu.
3. Dự phòng đột quỵ hậu COVID-19 thế nào?
3.1. Biện pháp không dùng thuốc
Để tránh đột quỵ hậu COVID-19, bệnh nhân cần thực hiện lối sống lành mạnh:
– Tập thể dục phù hợp, ít nhất 30 phút/ngày: Đi bộ, đạp xe, cầu lông…
– Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày).
– Không thức quá khuya.
– Hạn chế uống rượu, bia…
– Bỏ t.huốc l.á.
– Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Giảm chất béo, ít đạm, bột đường, đồ ăn cay nóng, chiên xào, tăng rau xanh, hoa quả tươi….
– Uống đủ lượng nước mỗi ngày (2-2,5 lít).
3.2. Biện pháp dùng thuốc
Những bệnh nhân hậu COVID-19 được xem là nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ khi đang đồng thời có nhiều yếu tố nguy cơ khác, như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, rung nhĩ, hút thuốc, béo phì…
Cho đến nay, việc phòng ngừa đột quỵ tiên phát trên bệnh nhân hậu COVID-19 chỉ bao gồm việc kiểm soát chặt các yếu tố nguy cơ. Chưa có bằng chứng cho thấy hiệu quả của thuốc kháng đông, hoặc kháng kết tập tiểu cầu trong phòng ngừa đột quỵ.
Chưa có bằng chứng cho thấy hiệu quả của thuốc kháng đông, hoặc kháng kết tập tiểu cầu trong phòng ngừa đột quỵ tiên phát.
3.3. Lưu ý khi dùng thuốc
– Với các bệnh nhân đã bị đột quỵ và đồng thời nhiễm COVID-19, việc sử dụng kháng đông hoặc kháng kết tập tiểu cầu nên được duy trì (theo chỉ định của thầy thuốc). Việc lựa chọn sẽ tuỳ thuộc vào cơ chế đột quỵ trước đó, không nên chuyển sang thuốc kháng đông chỉ vì hậu nhiễm COVID-19.
– Với các bệnh nhân sau mắc COVID-19 nếu có mắc đồng thời các bệnh mạn tính khác vẫn cần duy trìsử dụng các thuốc điều trị dự phòng như trước đây.
– Tuy nhiên, một số bác sĩ còn thói quen sử dụng thuốc kháng đông hoặc aspirin cho bệnh nhân COVID-19. Việc này cần tham khảo các thuốc dự phòng đột quỵ sẵn có của bệnh nhân trước đây để tránh việc trùng lắp, có thể làm tăng nguy cơ c.hảy m.áu.
Một năm sau mắc COVID-19, nguy cơ mắc đột quỵ giảm rõ rệt nhưng vẫn cao hơn ở bệnh nhân có t.iền sử nhiễm COVID-19 trước đó.
4. Có nên tầm soát đột quỵ sau khi nhiễm COVID-19?
– Nếu bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ, không có các yếu tố nguy cơ đột quỵ kèm theo, nguy cơ đột quỵ sẽ rất thấp. Do vậy, không cần thiết phải tầm soát đột quỵ một cách thường quy.
– Nếu bệnh nhân có yếu tố nguy cơ khác kèm theo, việc tầm soát đột quỵ cũng nên tập trung vào mục tiêu cần hướng đến trong việc kiểm soát chặt các yếu tố nguy cơ này. Không nên lạm dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nếu như bệnh nhân không có triệu chứng đột quỵ.
– Hầu hết mọi người đã quá hoảng loạn vì đại dịch và những thông tin nhiễu trên truyền thông. Do vậy, nhiệm vụ của thầy thuốc lúc này là xoa dịu và giúp họ bình tâm trở lại.
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng
Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM Trưởng Khoa Bệnh lý mạch m.áu não Bệnh viện Nhân dân 115