Các nhà nghiên cứu cho rằng trong tương lai, quét võng mạc mắt có thể được sử dụng để tính toán nguy cơ t.ử v.ong của con người.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Theo tờ Dailymail, các nhà nghiên cứu khẳng định võng mạc hoạt động như một cửa sổ, giúp các bác sĩ tìm hiểu sâu hơn về sức khỏe của một người nào đó.
Các nhà khoa học Australia cho rằng khoảng cách t.uổi võng mạc lớn hơn có liên quan tới nguy cơ t.ử v.ong cao hơn.
Khoảng cách t.uổi võng mạc là khoảng cách giữa t.uổi thật của một người và t.uổi sinh học ước tính của võng mạc.
T.uổi sinh học võng mạc có thể được tính toán nhờ một chương trình trí tuệ nhân tạo phân tích hình ảnh chụp đáy mắt, tức là bề mặt sau bên trong của mắt. Một số bác sĩ nhãn khoa có thể cung cấp dịch vụ quét mắt này.
Theo các chuyên gia Australia đã theo dõi các tình nguyện viên trong 11 năm, những người có khoảng cách 10 năm giữa t.uổi thật và t.uổi sinh học võng mạc có nguy cơ t.ử v.ong cao hơn 67%.
Các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng cứ mỗi năm chênh lệnh thì tăng 2% nguy cơ t.ử v.ong.
Các học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Mắt của Melbourne đã dạy một thuật toán trí tuệ nhân tạo dự đoán t.uổi võng mạc bằng 19.000 bản quét đáy mắt. Các ước tính của chương trình được phát hiện là chính xác.
Sau đó, nhóm nghiên cứu đã đ.ánh giá khoảng cách t.uổi võng mạc của 36.000 người tham gia được lấy từ Ngân hàng Biobank của Anh.
Võng mạc của hơn một nửa số người nghỉ hưu già hơn ít nhất ba năm so với t.uổi sinh học thực. Một số người có võng mạc già hơn cả chục năm.
Sau đó, họ kết hợp dữ liệu này với dữ liệu sức khỏe từ những người tham gia trong thời gian trung bình 11 năm, từ đó gắn nguyên nhân t.ử v.ong với khoảng cách t.uổi võng mạc.
Trong thời gian này, 1.800 (5%) người tham gia đã c.hết. Đa số t.hiệt m.ạng vì ung thư, sa sút trí tuệ hoặc bệnh tim.
T.uổi võng mạc lớn liên quan đến nguy cơ t.ử v.ong cao hơn từ 49-67% do các nguyên nhân khác ngoài bệnh tim hoặc ung thư.
Các nhà nghiên cứu cũng áp dụng một nghiên cứu tương tự bằng cách sử dụng hình ảnh của võng mạc được chụp từ mắt trái, cũng cho kết quả tương tự.
Tiến sĩ Lisa Zhuoting Zhu, một trong những tác giả nghiên cứu, cho biết: “Những phát hiện này cho thấy rằng t.uổi võng mạc có thể là một dấu hiệu sinh học quan trọng về mặt lâm sàng của quá trình lão hóa. Võng mạc là ‘cửa sổ’ duy nhất, dễ tiếp cận để đ.ánh giá các quá trình bệnh lý cơ bản của các bệnh hệ thống mạch m.áu và thần kinh có liên quan đến tăng nguy cơ t.ử v.ong”.
Giả thuyết này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu trước đây, vốn cho rằng hình ảnh võng mạc chứa thông tin về các yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh thận mãn tính và các đặc điểm sinh học hệ thống.
Quét võng mạc trước đây đã được sử dụng để phát hiện một số dấu hiệu cảnh báo của bệnh tim mạch.
Khả năng chống biến thể Delta của 3 loại vắc xin phổ biến
Hiệu quả của vắc xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca phai dần theo thời gian nhưng vẫn ngăn ngừa được nhập viện, t.ử v.ong.
Hơn 90% số ca mắc Covid-19 ở Mỹ nhiễm biến thể Delta tạo nên đợt bùng phát trong hai tháng qua. Ngày càng có nhiều trường hợp đã chủng ngừa nhưng vẫn mắc bệnh dẫn đến câu hỏi về khả năng chống lại biến thể Delta của vắc xin.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, biến thể Delta có thể tránh được một phần kháng thể do vắc xin tạo ra. Như vậy, những người đã tiêm chủng có mức kháng thể bảo vệ chống lại Delta thấp hơn so với các biến thể khác.
Trang Insider đã xem xét hơn một chục nghiên cứu và thông báo từ các nhà sản xuất vắc xin, tổ chức y tế công cộng và giới khoa học ở nhiều quốc gia để phân tích mức độ hiệu quả của vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZeneca chống lại Delta.
Kết quả đầy hứa hẹn. Trong khi hiệu quả của vắc xin chống lại Covid-19 đang giảm dần theo thời gian, khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng, nhập viện và t.ử v.ong vẫn còn cao.
Hiệu quả chống lại biến thể Delta của 3 loại vắc xin
Vivek Murthy, Tổng Y sĩ Mỹ, đ.ánh giá: “Chúng ta đã may mắn có được vắc xin an toàn và hiệu quả giúp bảo vệ vượt trội khỏi những hậu quả tồi tệ nhất của virus SARS-CoV-2”.
Hiệu quả của vắc xin đang giảm dần theo thời gian, đó là lý do tại sao Mỹ và nhiều nước khác có kế hoạch tiêm mũi tăng cường.
Tuy nhiên, biến thể Delta không phải là lý do duy nhất khiến khả năng bảo vệ của vắc xin có vẻ yếu hơn so với cách đây vài tháng.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky cho biết, sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 dù đã tiêm phòng có thể do cả khả năng miễn dịch suy yếu và sức mạnh của biến thể Delta.
Giới chuyên môn đã phát hiện ra khả năng chống lại Covid-19 thể nhẹ hoặc trung bình của vắc xin giảm dần theo thời gian. Theo dữ liệu từ Bộ Y tế Israel, vắc xin Pfizer có hiệu quả 75% ở những người đã tiêm phòng vào tháng 4, trong khi mức bảo vệ đó giảm xuống còn 16% ở những người đã tiêm vào tháng 1.
Một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) xem xét những người tiêm vắc xin Covid-19 nhưng vẫn nhiễm bệnh, có tải lượng virus cao. Kết quả cho thấy tiêm Pfizer có hiệu quả 92% trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh với tải lượng virus cao hai tuần sau liều thứ hai. Chỉ số này còn 78% ở mốc ba tháng. Hiệu quả của AstraZeneca giảm từ 69% xuống 61% trong cùng khung thời gian.
Những phát hiện như vậy, cùng với dữ liệu gần đây từ Pfizer cho thấy, liều thứ ba giúp tăng cường khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta. Hãng dược Pfizer cũng thông báo lần tiêm thứ 3 tạo ra lượng kháng thể chống lại biến thể Delta nhiều hơn từ 5 đến 8 lần.