Sau khi khỏi COVID-19, người dân cần làm gì?

GS.TSKH Dương Quý Sỹ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng – người đã có 5 tháng tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 ở tỉnh Bình Dương trả lời phỏng vấn PV Báo Sức khỏe & Đời sống về điều trị cho bệnh nhân hậu COVID.

Thưa GS, vì sao cần phải quan tâm đến người bệnh COVID-19 ngay cả khi họ đã khỏi bệnh?

Theo các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 có triệu chứng kéo dài hoặc hậu COVID-19 ở các nước Anh, Mỹ và Châu Âu, người nhiễm COVID-19 nếu có các triệu chứng kéo dài trong vòng 4 – 12 tuần thì được gọi là “bệnh nhân COVID kéo dài” và sau 12 tuần thì được gọi là “bệnh nhân hậu COVID”. Do vậy người bị nhiễm COVID-19 mà các triệu chứng vẫn còn xuất hiện sau 4 tuần cần phải được thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên ngành để được theo dõi và hướng dẫn điều trị thích hợp.

Việt Nam chúng ta đã trải qua 4 làn sóng dịch và tính đến thời điểm này chúng ta có hơn 2 triệu ca mắc và hơn 2 triệu người đã khỏi bệnh. Đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến điều trị bệnh nhân đã khỏi COVID để họ có cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc.

sau khi khoi covid 19 nguoi dan can lam gi 1c9 6295713

GS.TSKH Dương Qúy Sỹ tại Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 Bình Dương, tháng 9/2021.

Tôi ủng hộ việc thành lập Khoa điều trị bệnh nhân COVID để điều trị bệnh nhân như các bệnh thông thường khác, bởi chúng ta đã, đang sống chung an toàn với COVID.

Qua đây tôi cũng cần lưu ý, triệu chứng thường gặp của bệnh nhân COVID kéo dài và hậu COVID rất đa dạng và khác nhau ở từng người bệnh, tùy thuộc vào triệu chứng lúc bị nhiễm COVID-19 ở giai đoạn cấp tính (dưới 4 tuần), mức độ nặng của bệnh ban đầu, mức độ tổn thương của các cơ quan trong giai đoạn cấp tính, chế độ điều trị.

Tuy nhiên một số trường hợp người bị nhiễm COVID-19 vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng mới ở giai đoạn COVID-19 kéo dài (từ 4-12 tuần) hoặc hậu COVID (sau 12 tuần). Theo các công bố y học gần đây, có hơn 50 triệu chứng khác nhau ở bệnh nhân COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19.

Các triệu chứng này bao gồm: mệt mỏi (58%), đau đầu (44%), rối loạn về sự tập trung (27%), rụng tóc (25%), khó thở (24%), mất vị giác (23%), mất mùi (21%), thở nhanh (21%), ho khan (19%), đau khớp (19%), đổ mồ hôi đêm (17%), đau tức ngực (16%), buồn nôn (16%), giảm trí nhớ (16%), ù tai hoặc giảm thính lực (15%).

Bên cạnh đó, khoảng 5% -15% bệnh nhân COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19 còn có các triệu chứng khác như lo lắng(13%), trầm cảm, rối loạn tiêu hóa, sụt cân, sốt nhẹ, rối loạn giấc ngủ (11%), ngủ ngáy ngưng thở khi ngủ (8%), tổn thương da (dạng mề đay, sẩn đỏ, phát ban), nhịp tim nhanh (11%), hồi hộp đ.ánh trống ngực, rối loạn tâm thần kinh, đỏ mắt, xơ hóa phổi (5%).

Một số trường hợp bệnh nhân COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19 có những triệu chứng ít gặp hơn (dưới 5%) như: tiểu đường (4%), chóng mặt, đột quỵ (3%), phù chân, nói khó, thay đổi tính khí, tăng huyết áp (1%), viêm cơ tim (1%), rối loạn nhịp tim, suy thận (1%), rối loạn cận giấc ngủ (0,4%)…

Do các triệu chứng của bệnh nhân COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19 rất đa dạng với những tổn thương ở nhiều hệ thống cơ quan khác nhau, việc chẩn đoán và điều trị tương đối phức tạp và liên quan đến nhiều chuyên khoa. Do vậy người bệnh cần phải được theo dõi và chăm sóc ở tại các cơ sở y tế chuyên biệt hậu COVID-19 và nơi có các cán bộ y tế đã được đào tạo liên tục về chuyên môn trong lĩnh vực COVID-19.

– Ở những bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 về nhà cần quan tâm những gì, thưa GS?

Mệt mỏi là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân sau khi điều trị khỏi COVID-19. Một số bệnh nhân vẫn còn tình trạng mệt mỏi kéo dài trong vòng 6 tháng đến một năm sau khi mắc bệnh. Tình trạng mệt mỏi hậu COVID kéo dài làm người bệnh có cảm giác như bị kiệt sức, thiếu năng lượng, mất động lực trong công việc và trong cuộc sống, giảm khả năng tập trung.

Đặc biệt, tình trạng mệt mỏi hậu COVID vẫn có thể không liên quan đến mức độ nặng của giai đoạn bị COVID-19 cấp tính. Ở một số bệnh nhân mệt mỏi kéo dài có thể là triệu chính của giai đoạn hậu COVID.

Nguyên nhân của tình trạng mệt mỏi kéo dài ở bệnh nhân hậu COVID được cho là hậu quả của phản ứng viêm do COVID-19, do tổn thương viêm hay giảm chuyển hóa cục bộ ở một số vùng trên não bộ đáp ứng với viêm toàn thân ở bệnh nhân COVID-19… Do vậy khi xuất hiện tình trạng mệt mỏi kéo dài ở giai đoạn hậu COVID, người bệnh cần được khám, chẩn đoán và có hướng dẫn điều trị thích hợp bởi thầy thuốc.

sau khi khoi covid 19 nguoi dan can lam gi 9de 6295713

Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 tỉnh Bình Dương trong làn sóng dịch thứ 4.

Đau đầu: Triệu chứng đau đầu thường được than phiền ở bệnh nhân hậu COVID. Đặc biệt ở những bệnh nhân có t.iền sử đau đầu trước đó như là đau đầu migrain (đau nửa đầu), đau đầu vận mạch thì cơn đau trở nên thường xuyên hơn và cường độ nặng hơn. Ở những bệnh nhân đau đầu mới xảy ra sau khi mắc COVID, được xem như là một trong những biểu hiện tổn thương thần kinh do COVID-19. Đặc điểm của đau đầu ở bệnh nhân hậu COVID là có thể kéo dài 3 – 6 tháng, cảm giác nặng hay thắt chặt trong đầu, đau âm ỉ hoặc có lúc buốt nặng khi tập trung, lo lắng, xúc cảm hoặc đôi khi kèm với cảm giác mất tập trung, giảm cảm nhận và khó diễn đạt hay biểu cảm; tình trạng này được gọi là “não mù sương” (brain fog).

Nguyên nhân của tình trạng đau đầu hậu COVID được cho là do tổn thương trực tiếp hệ thần kinh do COVID-19 hoặc do bởi những nguyên nhân gián tiếp do bởi giảm oxy m.áu, tăng đông m.áu hoặc do hiện tượng viêm cục bộ tại não hay toàn thân do bão cytokine.

Khó thở cũng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hậu COVID. Khó thở thường là do có liên quan trực tiếp tổn thương phổi ở giai đoạn nhiễm COVID-19 cấp tính gây giảm khả năng khuyếch tán oxy từ phổi vào m.áu, do giảm thể tích phổi hậu COVID, do tổn thương đường dẫn khí trong giai đoạn cấp tính chưa hồi phục ở bệnh nhân COVID-19 kéo dài.

Ở một số bệnh nhân hậu COVID, khó thở còn do bởi tình trạng xơ hóa phổi do tổn thương viêm do bão cytokine ở phổi giai đoạn cấp tính. Ngoài ra cần phải lưu ý đến dấu hiệu khó thở ở bệnh nhân hậu COVID còn là do hậu quả của tình trạng huyết khối thuyên tắc mạch m.áu phổi ở giai đoạn nhiễm COVID-19 cấp tính và thậm chí là ở cả giai đoạn COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19.

Tình trạng khó thở diễn tiến ngày một nặng hơn ở giai đoạn hậu COVID-19 là dấu hiệu báo động người bệnh cần được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mất mùi và mất vị thường hay được than phiền bởi bệnh nhân COVID-19 giai đoạn hậu COVID. Mất mùi và mất vị ở bệnh nhân thường gặp ở những bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng này trong giai đoạn cấp tính.

Đa số tình tạng mất mùi – mất vị ở bệnh nhân COVID-19 giai đoạn cấp tính thường hồi phục tự nhiên sau 2 – 4 tuần; tuy nhiên khoảng 10% – 20% trường hợp người bệnh vẫn còn bị mất mùi, mất vị kéo dài sau 3 – 6 tháng hoặc cả năm.

sau khi khoi covid 19 nguoi dan can lam gi e0f 6295713

Nếu rơi vào tình trạng hậu COVID-19, nên làm gì?

Trong khảo sát trên 550 người mắc COVID-19 tại các khu điều trị tại Bình Dương, cho thấy tỷ lệ bị mất mùi – mất vị giai đoạn cấp tính chiếm tỷ lệ là 25,8%; trong đó có 9,8% bệnh nhân vẫn còn triệu chứng mất mùi, mất vị ở giai đoạn COVID kéo dài. Do vậy, mất mùi và mất vị giai đoạn hậu COVID là triệu chứng gây lo lắng cho người bệnh, giảm chất lượng cuộc sống nên cần phải được thăm khám chuyên khoa.

Nguyên nhân của tình trạng mất mùi, mất vị ở bệnh được cho là do tổn thương viêm gây ra do COVID-19 ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh khứu giác ở mũi, hành khứu và các dây thần kinh dẫn truyền vị giác, các nụ vị giác ở lưỡi, làm cho người bệnh không cảm nhận được mùi vị thức ăn và mùi hương.

Giáo sư có lời khuyên gì cho bệnh nhân sau khi điều trị khỏi COVID-19?

Bệnh nhân bị mệt mỏi kéo dài giai đoạn hậu COVID cần phải được tư vấn điều trị chuyên khoa để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh tật và được hướng dẫn trị liệu về nhận thức và hành vi, phối hợp với liệu pháp vận động phù hợp.

Đặc biệt người bệnh cần phải được hướng dẫn để tự duy trì được chế độ sinh hoạt, vận động phù hợp tránh tình trạng hoạt động quá mức gây kiệt sức và mệt mỏi quá mức. Người bệnh cần phải duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu chất khoáng, vitamin và năng lượng; cùng với một thời gian ngủ bảo đảm theo sinh lý và một giấc ngủ có chất lượng tốt…

Bệnh nhân bị đau đầu ở giai đoạn COVID-19 cần nên được khám và tư vấn chuyên khoa. Việc điều trị đau đầu hậu COVID thường được phối hợp nhiều phương thức khác nhau như là tâm lý liệu pháp nếu đau đầu có yếu tố tâm thần kinh, duy trì một chế độ vận động – nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, thường xuyên thư giãn chống stress (tập yoga, thiền định hay chánh niệm).

Những trường hợp người bệnh hậu COVID bị đau đầu kèm giảm chức năng nhận thức, kém tập trung và có hiện tượng “não mù sương” thì nên dùng thêm các loại củ quả chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có thành phần flavonoid (luteolin) như cần tay, bông cải xanh, ca rốt, tía tô, dầu ôliu, trà hoa cúc.

Ở những bệnh nhân từng mắc COVID có tình trạng khó nên được thăm khám chuyên khoa hô hấp để được làm các xét nghiệm về thăm dò chức năng hô hấp và hình ảnh học. Dựa trên những tổn thương ở phổi và tình trạng chức năng hô hấp, thầy thuốc có thể chỉ định điều trị tập phục hồi chức năng hô hấp, tập thở. Phương pháp thở theo trường phái yoga có tên gọi là pranayama được các thầy thuốc Châu Âu cho là có hiệu quả trong làm giảm tình trạng khó thở ở bệnh nhân hậu COVID-19.

Mất mùi và mất vị kéo dài ở giai đoạn hậu COVID cần phải được thăm khám bởi các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng. Một số bệnh nhân có sự cải thiện mất mùi – mất vị sau khi dùng corticoid hoặc vitamine A xịt mũi (dùng cho bệnh nhân mất mùi) và bổ sung thêm uống vitamin C và omega-3 thường xuyên (dùng cho bệnh nhân bị cả mất mùi và mất vị).

Đặc biệt nếu người bệnh bị mất mùi thì cần phải hướng dẫn cho người bệnh thực hiện trị liệu bằng cách hít các hương liệu để phục hồi khứu giác với hương chanh, hương hoa hồng, hương bạc hà và bạch đàn, ít nhất ba lần mỗi ngày (mỗi lần khoảng 15-20 giây) cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

Cảm ơn GS!

Ngành y tế Việt Nam đã thành công trong việc khống chế làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4. Tuy nhiên với hơn 2 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh hiện nay, một tỷ lệ không nhỏ (khoảng 20%) những bệnh nhân hậu COVID cần tiếp tục cần được sự tư vấn hỗ trợ và chăm sóc y tế. Do vậy, việc cập nhật các kiến thức về hậu COVID-19 nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế và nhận thức cho người bệnh là rất cần thiết, giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nghiên cứu mới phát hiện di chứng sau khi mắc COVID-19 ở t.rẻ e.m

Nghiên cứu mới cho thấy khẩu vị ăn uống ở t.rẻ e.m có thể thay đổi hoàn toàn sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

nghien cuu moi phat hien di chung sau khi mac covid 19 o tre em 520 6277131
Ảnh minh hoạ: Getty Images.

Theo đài RT (Nga), nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học East Anglia và tổ chức từ thiện Fifth Sense cho biết một số trẻ có thể trở nên kén ăn sau khi mắc COVID-19. COVID-19 ảnh hưởng đến khứu giác của trẻ một cách kỳ lạ, khiến trẻ chán ghét những món ăn chúng từng yêu thích. Fifth Sense là một tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ những người bị rối loạn khứu giác và vị giác.

Kén ăn sau khi mắc COVID-19 còn được gọi là hội chứng parosmia, tức là chứng rối loạn khứu giác. Người mắc chứng parosmia có thể cảm thấy mùi vị của thức ăn bị biến dạng và thường ngửi thấy mùi khó chịu. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng những bệnh nhân mắc hội chứng parosmia có thể ngửi thấy mùi bắp cải t.hối r.ữa thay vì mùi chanh, hoặc mùi xăng thay vì sô cô la.

“Do đó, một số t.rẻ e.m có thể cảm thấy không còn hứng thú với những món ăn mà chúng từng yêu thích”, các nhà khoa học nói.

Trên thực tế, hội chứng parosmia chỉ thường xuất hiện ở người trưởng thành sau khi mắc COVID-19. Tuy nhiên, căn bệnh này đang ngày càng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, cho thấy nó cũng ảnh hưởng đến t.rẻ e.m, thậm chí khiến một số trẻ không còn hứng thú với ăn uống. Giáo sư Carl Philpott, chuyên gia về khứu giác tại Đại học East Anglia, cho biết lần đầu tiên trong sự nghiệp, ông chứng kiến hiện tượng thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn khứu giác.

Rối loạn khứu giác có thể sẽ còn gây vấn đề lớn hơn đối với trẻ vốn gặp một số vấn đề về ăn uống hoặc mắc các chứng bệnh khác, như tự kỷ. Các tác giả của nghiên cứu tin rằng những vấn đề này chưa được các chuyên gia y tế đ.ánh giá đúng mức, vì chứng parosmia từng là một hiện tượng hiếm gặp ở t.rẻ e.m.

Giới chuyên gia đã đưa ra hướng dẫn cho các bậc phụ huynh và bác sĩ “để giúp họ nhận biết và hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh”. Trong số các khuyến nghị, họ cho rằng cha mẹ liệt kê những loại thực phẩm an toàn và gây kích thích việc ăn uống của trẻ.

Mất hoặc thay đổi vị giác được coi là một triệu chứng phổ biến của bệnh COVID-19. Trong hầu hết các trường hợp, khứu giác của người bệnh sẽ trở lại bình thường trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, nhưng đôi khi tình trạng này cần được điều trị hoặc thậm chí có thể trở thành bệnh mãn tính.

Số ca mắc COVID-19 ở trẻ nhỏ đang có xu hướng tăng nhanh so với giai đoạn đầu của đại dịch, một phần là do t.rẻ e.m là đối tượng chưa được tiêm vaccine COVID-19, một phần do sự xuất hiện của biến chủng Omicron dễ lây lan hơn.

Đến nay, các triệu chứng COVID-19 ghi nhận ở trẻ nhỏ được cho là ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo t.rẻ e.m vẫn có nguy cơ mắc COVID-19 nặng và gặp các triệu chứng kéo dài. Do vậy, họ khuyến cáo t.rẻ e.m cũng cần được đảm bảo các yếu tố phòng dịch và tiêm chủng khi đủ tiêu chuẩn để giảm nguy cơ bệnh nặng và t.ử v.ong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *