Rất nhiều người nhiễm SARS-CoV -2, sau khi có kết quả kháng nguyên âm tính ( test nhanh) mà vẫn bị ho, vì sao vậy?
1. Vì sao vẫn bị ho khi đã âm tính với SARS-CoV-2?
Ho là một phản xạ làm sạch bụi, đờm và các chất kích thích khác khỏi đường thở của bạn (họng – thanh quản – khí quản – phổi), nên ho được coi là phản xạ bảo vệ có lợi của cơ thể nên bác sĩ chỉ cắt cơn ho khi ho quá nhiều ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ.
Sau khi không còn sự có mặt của kháng nguyên ở vùng mũi họng, bạn có thể tiếp tục bị ho khan trong một thời gian.
Ho có thể xuất hiện thành cơn, khi ho quá nhiều sẽ gây kích ứng, gây đau rát họng, đau dọc theo đường giữa xuống ngực.
Ho dẫn tới không ăn, không ngủ được và làm bệnh nhân lo lắng nghĩ rằng mình bị tổn thương ở phổi, do COVID-19″>hậu COVID-19…
Những cơn ho dai dẳng ở người đã âm tính với SARS-CoV-2 (ảnh minh họa).
Ho kéo dài cũng có thể làm tổn thương biểu mô đường hô hấp dẫn tới sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm… có sẵn tại đường thở và gây viêm, làm cơn ho trầm trọng hơn, ho sâu, ho trở nên có đờm đặc dần và vàng xanh…
Mặt khác, người nhiễm SARS-CoV -2 có thể bị ngạt mũi, nếu không điều trị làm bạn thở bằng miệng, bạn sẽ hít nhiều không khí khô, không được hệ thống làm sạch, làm ấm và làm ẩm của mũi và đi thẳng vào phổi, ảnh hưởng đến niêm mạc của đường thở và gây ho.
Một trong những nguyên nhân gây ho sau mắc COVID-19.
2. Bạn xử trí cơn ho của mình như thế nào?
2.1. Các biện pháp không dùng thuốc
– Hít vào và thở ra bằng mũi, thở chậm cho đến khi hết ho.
– Ngậm miệng và nuốt liên tục đến khi hết cơn ho.
– Uống những ngụm nhỏ nước ấm đến khi cơn ho dừng.
Tùy theo đáp ứng của cá nhân mà bạn lựa chọn các phương pháp này cho phù hợp.
Sơ đồ hướng dẫn giảm cơn ho sau COVID-19.
Kỹ thuật giảm ho sau COVID-19:
Ngồi thẳng lưng và thoải mái.Hít vào sâu và từ từ bằng mũi và giữ đếm 3-4 (nếu bạn có thể), sau đó nhẹ nhàng thở ra khỏi miệng. Lặp lại 3-4 lần.Thở nhẹ nhàng, thư thái trong 20-30 giây (kiểm soát nhịp thở), lặp lại bước 2 và bước 3 đến 3 lần.Hít sâu từ từ vào bằng mũi, sau đó thở nhanh không khí ra bằng miệng, lặp lại điều này trong 3-4 chu kỳ hoặc cho đến khi bạn cảm thấy đờm đã sạch.
Đôi khi bạn có thể cảm thấy chóng mặt khi thực hiện thì tạm thời dừng nghỉ 30 phút rồi lặp lại.
Bạn có thể cần sử dụng kỹ thuật này nhiều lần trong ngày – tìm một thời điểm thuận tiện cho bạn và cố gắng sử dụng nó vào những thời điểm trong ngày mà bạn cảm thấy hiệu quả nhất.
TIN LIÊN QUAN
7 bài thuốc từ cam thảo chống viêm, giảm ho
Chỉ thấu tán – bài thuốc hóa đờm, chữa ho
2. 2. Sử dụng thuốc
Phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ vì tùy theo nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ có những chỉ định thuốc nhất định.
2.2.1. Nguyên nhân ho do kích thích, sử dụng các thuốc sau theo chỉ định của bác sĩ:
Thuốc ức chế thần kinh trung ương làm giảm cơn ho.
Thuốc ngậm giảm kích thích.
2.2.2. Nguyên nhân ho do viêm nhiễm, sử dụng các thuốc sau theo chỉ định của bác sĩ:
Dùng thuốc kháng sinh và/hoặc kháng viêm steroid đường uống và/hoặc đường hít – xịt.
Thuốc làm loãng đờm, tránh bám dính của dịch tiết trên biểu mô đường hô hấp, loại bỏ điều kiện phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Thuốc ho long đờm hay thuốc tiêu chất nhầy được sử dụng để làm long tiết dịch từ niêm mạc phế quản, khí quản. Thuốc có tác dụng làm thay đổi cấu trúc, giảm độ quánh nhớt của đờm nhầy, từ đó khiến đờm có thể tống ra khỏi đường hô hấp bằng hành động khạc nhổ hoặc thông qua hệ thống lông chuyển.
Nhóm thuốc long đờm bao gồm các loại sau: Eprazinon, carbocystein, bromhexin, acetylcystein, ambroxol…
2. 3. Nhập viện điều trị
Nếu trong trường hợp bác sĩ xác định có tổn thương đường hô hấp nặng hoặc theo dõi mà người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị bằng đường uống.
PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào
Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y Hà Nội
F0 test nhanh âm tính trở lại chớ vội mừng đã khỏi bệnh
“Không phải F0 test nhanh âm tính là yên tâm khỏi bệnh mà bệnh còn có thể nặng lên. Việc bệnh nặng lên không liên quan đến việc âm tính hay chưa” – Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp khẳng định.
Hiện hơn 98% ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Hà Nội đang được theo dõi, điều trị tại nhà. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu một F0 điều trị tại nhà sau 7 ngày có kết quả test nhanh âm tính (thực hiện lấy mẫu theo hướng dẫn) sẽ được dỡ bỏ cách ly.
Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì F0 tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine.
Cũng theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế, có 3 giai đoạn trong diễn biến bệnh COVID-19.
Theo đó, một người nhiễm virus SARS-CoV2 sau thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày (với chủng Delta, người bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn hơn) có thể phát bệnh.
– Giai đoạn khởi phát trung bình 5-7 ngày. Người bệnh có thể có triệu chứng nhẹ như sốt, đau họng, đau mỏi người,.. hoặc không triệu chứng. Sau giai đoạn này, phần lớn người bệnh chuyển ngay sang giai đoạn 3 là giai đoạn hồi phục. Nhưng có một số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn 2 với những tình trạng nặng hơn.
– Giai đoạn toàn phát diễn ra sau 4-5 ngày với những tổn thương ở các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, thận, thần kinh…
– Giai đoạn hồi phục giữa các mức độ bệnh cũng khác nhau. Đối với trường hợp nhẹ và trung bình, sau 7-10 ngày, người bệnh hết sốt, toàn trạng khá lên, tổn thương phổi tự hồi phục, có thể gặp mệt mỏi kéo dài. Trong khi những trường hợp nặng thì biểu hiện lâm sàng kéo dài, hồi phục từ 2-3 tuần, mệt mỏi kéo dài đến hàng tháng. Còn những trường hợp nguy kịch có thể phải nằm hồi sức kéo dài nhiều tháng, có thể tiến triển xơ phổi, ảnh hưởng tâm lý, yếu cơ kéo dài..
Trung bình thời gian có virus ở hầu họng bệnh nhân để có thể có xét nghiệm dương tính là 7-8 ngày.
Đa số bệnh nhân hết giai đoạn khởi phát đã có thể có xét nghiệm âm tính. Nhưng cũng có nhiều bệnh nhân dù rất nhẹ vẫn tái dương tính kéo dài. Hoặc cũng có trường hợp dù xét nghiệm virus đã âm tính nhưng không chuyển sang giai đoạn hồi phục ngay mà vẫn diễn biến sang giai đoạn toàn phát.
Thực tế hiện nay, số F0 nhẹ/không triệu chứng chiếm đại đa số. Sau khi âm tính trở lại, các triệu chứng như sốt, ho, đau họng… đã thoái lui, các F0 xuất hiện tâm lý chủ quan âm tính là khỏi bệnh hoặc bệnh sẽ không diễn biến nặng lên. Từ đó, họ bỏ hết việc theo dõi sức khoẻ, chỉ số SpO2 – chỉ số quan trọng nhằm phát hiện suy hô hấp, tổn thương phổi. Theo các bác sĩ, điều này là sai lầm.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, việc người bệnh chuyển âm tính hay vẫn dương tính không hoàn toàn liên quan đến mức độ nặng – nhẹ của bệnh. Độ nặng của bệnh liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân với virus.
Nếu cơ thể đáp ứng miễn dịch phù hợp, giúp loại bỏ virus thì các triệu chứng nhẹ thoái lui, F0 sẽ khỏi bệnh.Nếu đáp ứng miễn dịch rối loạn, cơ thể sẽ có phản ứng quá mức gây bão cytokines và từ đó gây tổn thương các phủ tạng. Khi đó, bệnh nhân có thể diễn biến nặng lên.Nếu bão cytokines và các rối loạn hậu quả của nó không được kiểm soát, các phủ tạng bị tổn thương không được hồi sức hiệu quả có thể dẫn đến t.ử v.ong cho bệnh nhân.
F0 cần quan tâm, theo dõi việc có xuất hiện tổn thương phổi gây suy hô hấp hay không để liên hệ y tế, nhập viện ngay. Người bệnh F0 chỉ thực sự an tâm đã khỏi bệnh nếu bệnh sau ngày thứ 10 mà không xuất hiện dấu hiệu nặng lên.
BS. Nguyễn Trung Cấp
Thực tế, F0 test nhanh âm tính (nếu thực hiện đúng) có nghĩa là nguy cơ lây nhiễm thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Kết quả này không hoàn toàn liên quan đến mức độ nặng – nhẹ của bệnh.
” Miễn dịch quá mức nếu có thường xảy ra ngày 6-10 từ khi bắt đầu khởi phát bệnh. Vì thế, nếu ngày thứ 5-7 F0 tại nhà test nhanh âm tính thì không nên chủ quan mà vẫn phải lưu tâm theo dõi sức khỏe của mình hết 10 ngày” – BS. Cấp khuyến cáo.