Thời gian ủ bệnh của Omicron là 3 ngày, ngắn hơn so với chủng gốc (từ 5 ngày trở lên) và biến thể Delta (4 ngày).
Giới khoa học vẫn đang tìm hiểu về Omicron, nhưng có một điều chắc chắn: Biến thể mới lây lan rất nhanh. Omicron hiện gây ra 99,5% ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ – một con số đáng kinh ngạc khi chủng này chỉ mới được phát hiện ở Mỹ vào đầu tháng 12.
Dưới đây là những điều cần biết về giai đoạn ủ bệnh của Omicron, thời gian bạn lây nhiễm Omicron và những điều này có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai của đại dịch.
Ảnh minh họa: Mos.ru
Thời gian ủ bệnh của Omicron
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã phân tích dữ liệu của 6 người nhiễm Omicron và ghi nhận 73 giờ (hoặc 3 ngày) là thời kỳ ủ bệnh điển hình. Một số triệu chứng xuất hiện chỉ sau 33 giờ sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Các triệu chứng thường bao gồm ho, mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi.
Thời gian ủ bệnh của Omicron rõ ràng ngắn hơn so với chủng gốc (từ 5 ngày trở lên) và biến thể Delta (4 ngày).
Có thể lây nhiễm Omicron trong bao lâu?
Vào cuối tháng 12/2021, CDC Mỹ đã rút ngắn thời gian cách ly sau khi được chẩn đoán mắc Covid-19. Người bệnh được khuyến nghị nên cách ly trong 5 ngày, miễn là bệnh tiến triển hoặc không có triệu chứng. Sau đó, cần đeo khẩu trang và tiếp tục theo dõi thêm 5 ngày.
CDC Mỹ giải thích, nghiên cứu phát hiện hầu hết mọi người lây lan SARS-CoV-2 trong 1-2 ngày trước khi bộc lộ các triệu chứng và 2-3 ngày sau đó. Vì vậy, hầu hết mọi người có thể lây nhiễm Omicron trong khoảng 5 ngày.
Giáo sư William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Đại học Vanderbilt, nói: “Bất kể thời gian bạn lây nhiễm Omicron bao lâu, biến thể này dễ lây lan hơn nhiều so với các biến thể trước đó “. Lý do là người bệnh thải ra nhiều virus hơn.
Ý nghĩa về thời gian ủ bệnh của Omicron
Tiến sĩ Schaffner nói: “Thời gian ủ bệnh ngắn hơn không có nghĩa Omicron dễ kiểm soát hơn. Omicron rất dễ lây lan. Rất khó để kìm hãm sự lây lan của biến thể này”.
Tuy nhiên, Giáo sư Thomas Russo, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Buffalo, đ.ánh giá, với thời gian ủ bệnh của Omicron ngắn hơn, bạn nên cân nhắc việc tự xét nghiệm sớm nếu từng tiếp xúc với ai đó mắc bệnh.
CDC Mỹ hiện khuyến nghị nên tự xét nghiệm ít nhất 5 ngày sau khi tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19. Nhưng Giáo sư Russo cho rằng, cần rút ngắn thời gian khi Omicron lan tràn.
“Bạn nên xét nghiệm vào ngày thứ 3 kể từ khi phơi nhiễm để cách ly nếu có kết quả dương tính”, Giáo sư Russo khuyên.
Khi đó, bệnh nhân có thể tiếp cận các phương pháp điều trị như kháng thể đơn dòng hoặc thuốc kháng virus sớm hơn nếu bác sĩ nhận định F0 có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng.
Thời gian ủ bệnh ngắn hơn khiến Omicron gần giống với bệnh cúm (1-4 ngày).
Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19
Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19.
Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc.
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529). Trong đó, nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc Covid- 19 là nhóm người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.
Theo Bộ Y tế, việc quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ t.ử v.ong là rất cấp thiết, nhất là trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Vì thế, Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid- 19.
Ảnh minh họa.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện hướng và thực hiện báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.
Các nội dung ưu tiên cần thực hiện gồm: quản lý người thuộc nhóm nguy cơ; truyền thông, tư vấn về phòng chống Covid-19; tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc Covid-19; chăm sóc và điều trị người bệnh; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
Bộ cũng đề nghị địa phương bố trí ngân sách, huy động các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng dẫn.
Cụ thể:
Người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm:
– Người có bệnh nền có nguy cơ cao.
– Người trên 50 t.uổi.
– Phụ nữ có thai.
– Người người chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 ở người trên 18 t.uổi.
Các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn như lập danh sách, xác định các yếu tố bệnh nền, sức khỏe chung, theo dõi sức khỏe…
Về việc tiêm vaccine, các địa phương cần rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được. Đồng thời, chú ý tiêm mũi bổ sung, nhắc lại cho người đã tiêm đủ liều. Ngoài ra, cũng cần tiêm vaccine đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.
Về việc xét nghiệm, các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đ.ánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Trong đó, chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… Tần suất xét nghiệm thực hiện trên cơ sở cấp độ dịch để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.