Để phòng chống dịch bệnh Covid-19, TP.HCM sẽ không b.ắn pháo hoa vào Tết Dương lịch, đồng thời đề nghị người dân đảm bảo 5K khi vui chơi Giáng sinh và Tết Dương lịch.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), ngày 23.12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 787 ca nhiễm mới tại TP.HCM. Như vậy trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27.4 đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 494.532 ca nhiễm Covid-19 được Bộ Y tế công bố.
TP.HCM có trên nửa triệu người thuộc nhóm nguy cơ cần bảo vệ. Ảnh DUY TÍNH
Như vậy, từ ngày 20 đến nay, TP.HCM ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới chỉ còn 3 con số và không còn là tỉnh dẫn đầu về ca mắc mới. Cụ thể, ngày 20.12: 687 ca, ngày 21:12: 813 ca, ngày 22.12: 979 ca và ngày 23.12: 790 ca. Số ca xuất viện cũng tương đương ca mắc mới và nhập viện.
Tín hiệu đáng mừng là số ca mắc Covid-19 t.ử v.ong cũng đã có dấu hiệu giảm dưới 60 ca trong 5 ngày qua mặc dù TP.HCM có một số ca từ các tỉnh khác chuyển đến. Cụ thể: ngày 19.12: 57 ca, ngày 20.12: 56 ca, ngày 21.12: 58 ca, ngày 22.12: 46 ca và ngày 23.12 44 ca.
Covid-19 sáng 24.12: Cả nước 1.604.712 ca nhiễm | TP.HCM không b.ắn pháo hoa đón năm mới
Phải trong tâm thế sẵn sàng
Mặc dù số ca mắc mới và t.ử v.ong tại TP.HCM có xu hướng giảm nhưng TP.HCM dự báo nhu cầu thiếu hụt ô xy y tế trong thời gian sắp tới và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
Trong 15 ngày đầu thực hiện chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, TP.HCM phát hiện 24.420 người thuộc nhóm nguy cơ nhưng chưa tiêm vắc xin Covid-19 (chiếm tỷ lệ 4,2%), tất cả Trung tâm y tế đang khẩn trương thuyết phục và triển khai tiêm vắc xin ngay cho những người thuộc nhóm nguy cơ, trường hợp người thuộc nhóm nguy cơ gặp khó khăn trong đi lại, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện sẽ triển khai các đội tiêm tại nhà.
Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch Covid-19 diễn ra chiều 23.12, ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, cho biết TP.HCM sẽ không b.ắn pháo hoa vào Tết Dương lịch, đồng thời đề nghị người dân đảm bảo 5K khi vui chơi Giáng sinh và Tết Dương lịch.
Với kế hoạch tổ chức các hoạt động đón năm mới 2022 tại TP.HCM đã được ban hành vào ngày 20.12, nếu dịch tại TP.HCM ở cấp độ 3,4, UBND TP.HCM yêu cầu các sở ban ngành, đoàn thể và TP Thủ Đức, các quận huyện xây dựng kế hoạch tổ chức, chủ động giảm quy mô hoặc tạm dừng tổ chức các sự kiện, điều chỉnh các phương án phòng, chống dịch Covid-19 theo từng cấp độ dịch.
Các ngành đảm bảo công tác phòng, chống dịch trong thời gian diễn ra các chương trình phù hợp theo tình hình thực tế đ.ánh giá cấp độ dịch của thành phố; đảm bảo nguyên tắc 5K; thực hiện khoanh vùng, phân luồng di chuyển và kiểm soát số lượng người tham dự…
Theo HCDC, với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, biến chủng Omicron đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới, TP.HCM phải luôn trong tâm thế như “đã xuất hiện biến chủng mới”. Người dân cần thực hiện tốt nhất có thể các quy định phòng, chống dịch, đặc biệt là biện pháp 5K, cố gắng thực hiện các thói quen tốt như đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên hơn, giảm bớt việc tụ tập, ngồi với khoảng cách gần để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM vừa có thông báo tuyển dụng nhân sự cho Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 tại Q.Tân Phú. Theo đó, bệnh viện cần tuyển 4 tình nguyện viên kỹ thuật viên X-quang, 4 tình nguyện viên kỹ thuật viên xét nghiệm, 2 vị trí này phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên và 10 tình nguyện viên hộ lý, yêu cầu tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
Chen chúc tiêm vắc xin ở TP.HCM: Mầm bệnh ở chính nơi muốn ngừa bệnh
Việc tập trung quá đông người ở nơi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 không đảm bảo điều kiện 5K có thể tạo ra lây nhiễm nếu có những người mang mầm bệnh.
Sau gần 1 tháng giãn cách áp dụng chỉ thị 15 của Thủ tướng (một số nơi áp dụng chỉ thị 16), rồi sau đó chuyển sang chỉ thị 10 của Chủ tịch UBND TP, tình hình dịch bệnh vẫn chưa thấy thuyên giảm tại TP.HCM. Chỉ riêng trong 24 giờ hôm qua, đã phát hiện 667 ca nhiễm mới.
Trước diễn biến phức tạp này, lãnh đạo thành phố cũng như Chính phủ đã quyết định đẩy mạnh việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 để có thể sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Người dân ngồi chờ 30 phút sau tiêm tại nhà thi đấu Phú Thọ. Chị Trần Thị Phương, nhân viên trạm thu phí cầu Phú Mỹ cho biết, chị đến từ 7h sáng 25/6, nhưng lượng người quá đông, phải đợi đến gần 11h chị mới được tiêm. Ảnh: Thanh Tùng
Là một người dân của thành phố, cá nhân tôi nhận thức rõ chủ trương tiêm vắc xin là giải pháp đúng đắn nhất để chống lại dịch bệnh lúc này. Tuy nhiên, qua thực tế việc tiêm vắc xin mà thành phố đang triển khai, tôi thấy có một số lo lắng nổi lên.
Sàng lọc kỹ để dân không e ngại
Lo lắng đầu tiên là việc nhiều người chưa được kiểm tra Covid-19 trước khi tiêm vắc xin. Các chuyên gia và lãnh đạo cơ quan chức năng cho biết, không như đợt dịch năm trước, năm nay có rất nhiều người đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng không hề có triệu chứng. Vì vậy, có thể có nhiều người đã bị nhiễm virus, nhưng vẫn không hề biết.
Việc phát hiện có bị nhiễm hay không, chính xác nhất vẫn phải là sử dụng xét nghiệm.
Chính vì vậy, việc rất nhiều người đi tiêm vắc xin mà chưa hề được xét nghiệm xem có nhiễm virus hay chưa đặt ra một số vấn đề.
Thứ nhất, nếu những người đã xét nghiệm mà âm tính thì việc tiêm vắc xin là cần thiết.
Nhưng nếu những người bị dương tính mà vẫn tiêm vắc xin (vì không ai biết là họ bị nhiễm) thì có thật sự cần thiết không trong bối cảnh vắc xin rất khó mua như bây giờ? Chưa kể là nếu một người bị dương tính mà xuất hiện trong khu vực tiêm vắc xin thì có thể lây nhiễm cho nhiều người khác, bao gồm cả các y bác sĩ đang thực hiện nhiệm vụ.
Xếp hàng chờ tiêm vắc xin tại nhà thi đấu Phú Thọ sáng 25/6. Ảnh: Thanh Tùng
Lo lắng tiếp theo là việc khám sàng lọc và tư vấn cho người chuẩn bị tiêm vắc xin để hạn chế các biến chứng xảy ra. Kết quả tiêm vắc xin những ngày qua ghi nhận hơn 70 trường hợp sốc phản vệ, trong đó 20 người phản vệ độ 1; 26 người độ 2; 15 người độ 3 và 2 người độ 4.
Vậy nếu khâu khám sàng lọc và tư vấn trước khi tiêm kỹ hơn thì có thể hạn chế được những trường hợp phản vệ như vậy hay không? Một số bác sĩ là bạn bè tôi nói rằng, nên đi xét nghiệm tự miễn dị ứng trước để có thể phát hiện các vấn đề mà cơ thể phản ứng lại với vắc xin, trong đó có các trường hợp bị đông m.áu.
Vậy tại sao cơ quan chức năng không thực hiện việc xét nghiệm m.áu này hoặc có thể khuyến cáo người dân tự thực hiện tại các bệnh viện đủ điều kiện (nếu người dân nào có điều kiện tự thực hiện). Điều đó có thể giúp hạn chế được nhiều rủi ro trong khi tiêm vắc xin và sẽ khiến người dân bớt tâm lý lo ngại khi tiêm.
Năng lực tổ chức
Lo lắng thứ ba là việc tập trung quá đông người để đi tiêm vắc xin, nhưng không đảm bảo điều kiện 5K mà chính Bộ Y tế yêu cầu. Điều này có thể tạo ra việc lây nhiễm lớn hơn nếu có những người mang mầm bệnh ở đây.
Báo chí đã chỉ ra còn nhiều bất cập trong việc tiêm vắc xin cho hàng ngàn người tại nhà thi đấu Phú Thọ vừa qua.
Các chuyên gia cho biết, việc thực hiện 5K, trong đó có việc giữ khoảng cách cần thiết theo quy định quan trọng không kém gì việc tiêm vắc xin. Thế nhưng với việc tiêm cho nhiều người nhưng không giữ được khoảng cách cần thiết như vậy, cho thấy năng lực tổ chức của chúng ta còn rất nhiều hạn chế.
Phía trong nhà thi đấu Phú Thọ, khoảng 200 nhân viên y tế đến từ các bệnh viện: Đại học Y dược, Nhân dân 115, Răng hàm mặt… túc trực ở các bàn để tiêm cho người dân. Ảnh: Thanh Tùng
Một nhà báo đã thể hiện quan điểm của mình trên Facebook: “Việc lên danh sách, mời nhân dân tập hợp đến sự kiện tiêm chủng, nắm rõ con số lên tới hàng ngàn mà không tính toán số lượng, sắp xếp khung thời gian, cân đối không gian, ứng phó với tình trạng quá tải để dẫn tới vi phạm nghiêm trọng quy định phòng chống dịch là một thiếu sót trong công tác tổ chức”.
Chỉ 5 phút để làm thủ tục
Nhìn sang các nước phát triển, mới thấy họ làm rất bài bản. Một người Việt ở Pháp đã tiêm vắc xin cho biết: “Mình đi tiêm hồi tháng 5, vợ chồng mình thuộc diện gia đình có mẹ bị bệnh nền nên đăng ký sớm hơn chút xíu. Mình đăng ký trên mạng.
Địa điểm tiêm vốn là khu tổ chức hội nghị, sự kiện văn hoá của thành phố, từ lúc Covid xảy ra thì chuyển thành nơi xét nghiệm, giờ là tiêm phòng. Đội ngũ phục vụ gồm có bác sĩ, y tá và các cụ hưu trí. Từ cổng vào đến cổng ra có nhiều cửa kiểm soát. Họ tổ chức rất chặt chẽ và nhịp nhàng nên không có cảnh đông đúc chen lấn. Mỗi người đến tiêm chỉ mất khoảng 5 phút làm thủ tục, 2 phút tiêm và 15 phút nghỉ sau tiêm. Các bác sĩ làm việc cũng vất vả, nhưng nhìn chung không khí thoải mái, dễ chịu”.
Mới đây, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cũng thừa nhận rằng: “Những ngày đầu còn nhiều thiếu sót, sự phối hợp giữa người tiêm, người đến tiêm khó đảm bảo an ninh trật tự, nhất là tại các điểm tiêm chủng công cộng. Do đó, sự điều phối còn nhiều cập rập”. Hay nói cách khác, có nhiều vấn đề phát sinh mà chúng ta chưa kịp dự liệu tới.
Tiêm đến đâu phải an toàn đến đó
Việc đẩy mạnh tiêm vắc xin là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, nhưng chúng ta cũng cần thực hiện điều quan trọng nhất trong tiêm chủng là phải đảm bảo an toàn cho người được tiêm.
Vì vậy, không thể chỉ quan tâm đến số lượng tiêm vắc xin được cho bao nhiêu người mà nên thực hiện đúng tiêu chí của Bộ Y tế đưa ra là “tiêm đến đâu phải an toàn đến đó”.
Mong rằng việc triển khai tiêm vắc xin tiếp tục được đẩy mạnh, nhưng những nỗi lo lắng như trên sẽ không còn. Và cuộc sống của người dân sớm trở lại trạng thái bình thường mới.