Bác sĩ cho biết, nếu một đ.ứa b.é sau khi mắc Covid-19 không sốt trong vòng 3 tháng đầu thì đừng nghĩ là bé bị Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) hậu Covid-19.
Hội chứng MIS-C hậu Covid-19: B.é t.rai sốt cao liên tục, mê sảng, rối loạn đông m.áu F0 thể nhẹ nhưng nguy kịch hậu Covid-19, bác sĩ khuyến cáo những triệu chứng “báo động đỏ” cần nhập viện ngay! C.hảy m.áu tiêu hóa do lạm dụng thuốc điều trị Covid-19, bác sĩ khuyến cáo khi sử dụng các loại thuốc kháng virus, kháng đông, kháng viêm
Thời gian gần đây, số lượng t.rẻ e.m mắc Covid-19 gia tăng, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị. Trong đó, cảnh báo về Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan Covid-19 ở t.rẻ e.m (Multisystem inflammatory syndrome in children – MIS-C) hoặc ở trẻ sơ sinh (MIS-N) xảy ra chủ yếu 2-6 tuần sau nhiễm SARS-CoV-2.
Trẻ sơ sinh cần nghĩ đến MIS-N khi trẻ có biểu hiện tổn thương đa cơ quan và mẹ từng được chẩn đoán hay nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2. Mặc dù hội chứng viêm đa hệ thống ít gặp, nhưng thường diễn tiến nặng có thể gây t.ử v.ong.
T.rẻ e.m mắc hội chứng này khi có 1 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau:
– Trẻ sốt cao liên tục> 5 ngày.
– Triệu chứng rối loạn tiêu hóa nặng: đau bụng nhiều, tiêu chảy.
– CRP hoặc Procalcitonin tăng cao.
– Rối loạn đông m.áu.
– Sốc.
– Ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân
– Và không tìm thấy nguyên nhân n.hiễm t.rùng nào giải thích được. Hội chẩn để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.
B.é t.rai 7 t.uổi mắc hội chứng MIS-C hậu Covid-19 (Ảnh: BVCC)
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 ( TP.HCM) cho biết, tỷ lệ t.rẻ e.m mắc Hội chứng MIS-C rất thấp. Nếu sau 2-6 tuần khỏi bệnh, trẻ không sốt, thì phụ huynh không cần lo lắng đến hội chứng này.
“Nếu một đ.ứa b.é sau khi mắc Covid-19 không sốt trong vòng 3 tháng đầu thì đừng nghĩ là bé bị MIS-C hậu Covid-19″, bác sĩ Khanh nói với biến chủng Omicron, trẻ gần như bị bệnh rất nhẹ và không xuất hiện hội chứng MIS-C.
Theo bác sĩ Khanh, nếu trẻ từ 6-12 t.uổi mắc chủng Omicron sẽ sốt hơi cao, nhưng sốt ngắn, sẽ dứt sau khoảng 1 ngày rưỡi – hai ngày. Phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc ngay, đúng liều để hạ sốt. Ngoài ra, một số trẻ còn bị tiêu chảy.
“Chủng Omicron lây nhanh, ủ bệnh nhanh nhưng cũng hết bệnh nhanh. Nếu nghe số ca mắc tăng cao, mọi người không nên lo lắng”, bác sĩ Khanh nói.
Ông khuyến cáo, t.rẻ e.m nên được quay lại trường học, bởi “ngoài xã hội không có zero covid thì trong trường học cũng không thể”. Nếu trẻ mắc bệnh tại trường học, phụ huynh và nhà trường không cần lo lắng, chỉ cần đưa trẻ về nhà, nghỉ ngơi và sau 5-7 ngày khỏi bệnh sẽ đi học trở lại. Trẻ có thể kết hợp học online và trực tiếp, hết bệnh lại đến trường.
“Trẻ ở nhà hay đi học, đều tiềm ẩn nguy cơ mắc Covid-19. Chỉ là khi đến trường, nguy cơ cao hơn do trẻ tiếp xúc nhiều, di chuyển nhiều, nhưng quan trọng sẽ hết bệnh trong khoảng thời gian ngắn”, bác sĩ Khanh cho hay.
Bác sĩ cho biết nếu 3 tháng sau khỏi Covid-19, trẻ không sốt, phụ huynh không cần lo lắng hội chứng MIS-C
TS.BS Đậu Việt Hùng, Phó trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, số trẻ nhập viện vì mắc hội chứng MIS-C có xu hướng gia tăng. Tại bệnh viện, trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng này do trước đó đã nhiễm Covid-19, nhưng gia đình không hề biết trẻ từng mắc bệnh.
Theo bác sĩ Hùng, đối với t.rẻ e.m, hậu Covid-19 còn rất mới, các kiến thức còn chưa phổ cập hết đến các hệ thống y tế. Bệnh cảnh hậu Covid-19, đặc biệt là hội chứng MIS-C lại dễ lẫn với rất nhiều bệnh khác như hội chứng thực bào m.áu, sốc n.hiễm t.rùng…
Bác sĩ Hùng cho biết, tỷ lệ trẻ mắc hội chứng MIS-C chỉ là 2/100.000 nhưng hậu quả rất nặng nề. Đây là nguyên nhân chính gây t.ử v.ong sau khi mắc Covid-19 ở trẻ nhỏ.
“Viêm đa hệ thống tức là di chứng này sẽ làm tổn thương rất nhiều cơ quan, còn bản chất về bệnh lý giờ vẫn chưa rõ, có thể là một phản ứng miễn dịch không hợp lý, có thể tăng miễn dịch quá mức làm tổn thương nhiều cơ quan. Đặc biệt với trẻ bị nhiễm Covid-19 mà bố mẹ không biết, nếu có triệu chứng mệt mỏi kéo dài, nên được đưa đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán”, bác sĩ Hùng nói.
Bác sĩ khuyến cáo, với trẻ đã từng mắc Covid-19, các gia đình không được chủ quan. Sau khi trẻ âm tính 2- 6 tuần nếu có biểu hiện như sốt cao trở lại, phát ban, phù nề, rối loạn tiêu hoá, da tái, nhịp tim nhanh… cần cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
Trong trường hợp trẻ không nhiễm Covid-19 nhưng khu vực sinh sống có nhiều người nhiễm hoặc gia đình có F0, cha mẹ cũng nên cần chú ý quan sát, khi thấy con có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị.
Hậu Covid-19, thiếu nữ 16 t.uổi bị sốt nóng lạnh rồi đột nhiên nguy kịch
Điều trị Covid-19 gần khỏi, một thiếu nữ 16 t.uổi ở Cần Thơ bỗng sốt nóng lạnh rồi nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc n.hiễm t.rùng, suy hô hấp, suy tim cấp nguy kịch…
dù đã tiêm 2 liều vắc xin.
Sốt nóng lạnh kéo dài rồi nguy kịch
Ngồi cạnh giường bệnh của con tại khoa Nội tim mạch – Khớp, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, chị Đ.K.P (ngụ Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) không khỏi xúc động khi nghe tiếng con gái mình nói chuyện và thực hiện các y lệnh của bác sĩ.
BS.CK2 Trần Diệu Hiền, Trưởng khoa Nội Tim mạch – Khớp, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết đây là trường hợp n.hiễm t.rùng nặng ở phổi hậu Covid-19, tổn thương viêm cơ tim, suy tim rất nặng. Sau nhiều nỗ lực điều trị và cả sự may mắn tới nay bệnh nhân đã dần phục hồi.
Bệnh nhân 16 t.uổi được cứu sống kịp thời nhờ can thiệp ECMO sau khi đột nhiên rơi vào tình trạng nguy kịch. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Chỉ cách đây hơn 1 tuần, vợ chồng chị P. gần như rơi vào tuyệt vọng khi tình trạng của con gái là T.T.Đ.Q. (16 t.uổi) đột nhiên trở nặng và rơi vào nguy kịch sau khi đã điều trị Covid-19 gần khỏi.
“Lúc cháu mắc Covid-19 mình chỉ nghĩ chắc nghỉ ngơi vài bữa cháu sẽ bình thường vì cháu tiêm 2 mũi vắc xin rồi. Vậy mà không ngờ, vài bữa sau tình trạng sốt nóng lạnh nặng hơn, không dứt. Rồi bệnh diễn biến quá nhanh, tới hồi nhập viện đã suy hô hấp nặng”, chị P. kể.
Kỳ diệu là sau 1 tuần nỗ lực điều trị, bệnh nhân 16 t.uổi đã tỉnh táo, gọi biết, các dấu hiệu sinh tồn ổn định. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Ban đầu Q. được gia đình đưa đến một bệnh viện tư nhân ở Q.Cái Răng khám và điều trị 2 ngày nhưng tình trạng không giảm. Bệnh nhân được tức tốc chuyển qua Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp cấp, tụt huyết áp… Bệnh diễn tiến xấu rất nhanh bởi sốc nhiễm khuẩn nghi từ đường hô hấp biến chứng suy đa cơ quan, suy hô hấp cấp, viêm cơ tim, suy tim cấp…
Mẹ của bệnh nhân 16 t.uổi cho biết gia đình bệnh nhân không thể ngờ tình trạng của con diễn tiến rất nhanh. May mắn cuối cùng cháu Q. đã được các bác sĩ cứu sống. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Sau khi nằm 1 ngày tại Trung tâm Covid-19 quốc gia tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, Q. có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính và được đưa về khoa Hồi sức tích cực chống độc điều trị tiếp. Tình trạng bệnh lúc này nguy cấp khi diễn tiến suy hô hấp đột ngột phải đặt ống nội khí quản và gắn máy trợ thở thông số cao. Các bác sĩ phải sử dụng đến 3 thuốc vận mạch liều cao cho bệnh nhân để nâng huyết áp đủ duy trì sự sống của bệnh nhân.
Hy hữu mượn máy ECMO trong đêm
“Trước tình trạng rất nguy kịch của Q., chúng tôi đã hội chẩn với các bác sĩ Hồi sức tích cực của Bệnh viện Chợ Rẫy và quyết định can thiệp ECMO (oxy hoá m.áu bằng màng ngoài cơ thể – PV) cho bệnh nhân. Một thách thức chưa từng có tại bệnh viện khi bệnh nhân này vừa phải can thiệp ECMO hỗ trợ tim và phổi”, BS Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ nói và cho biết, khó khăn lại thêm chồng chất khi cả 3 máy ECMO của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ lúc này đều đang được dùng can thiệp cho các bệnh nhân nguy kịch tại Trung tâm hồi sức quốc gia điều trị Covid-19 tại bệnh viện. Trong khi đó, tình trạng của Q. ngày càng trầm trọng, choáng tim nặng, huyết áp giảm sâu, nguy cơ t.ử v.ong cực cao.
“Không có máy ECMO cũng đồng nghĩa không còn cơ hội cứu bệnh nhân. Vì vậy các bệnh viện đã phải liên hệ nhiều nơi để nhờ hỗ trợ máy ECMO”, BS Phước nói.
Tổn thương phổi của bệnh nhân 16 t.uổi hậu Covid-19 và sau khi được can thiệp ECMO kịp thời. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Ngay giữa lúc gần như tuyệt vọng thì điều kỳ diệu xảy ra. Bệnh viện đa Khoa tỉnh Kiên Giang đồng ý đưa máy vượt hơn 100 km về Cần Thơ ngay trong đêm để kịp cứu người. “Quá trình chạy ECMO rất khó khăn khi bệnh nhân vừa sốc tim, kết hợp suy hô hấp nặng, X-quang phổi cho thấy tổn thương thâm nhiễm lan tỏa hai phế trường. Ê kíp đã túc trực 24/24 trong suốt quá trình can thiệp ECMO kết hợp lọc m.áu liên tục, lọc hấp phụ cytokin cho bệnh nhân. Rất mừng là sau can thiệp ECMO tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ, huyết áp ổn định, nhịp tim giảm, liều thuốc vận mạch giảm dần”, BS Phước nói.
Bệnh nhân đã ngưng được tất cả các thuốc vận mạch, các thông số máy thở cũng giảm dần và ngưng hệ thống ECMO thành công. Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tiến triển rất khả quan. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Kỳ diệu là sau 1 tuần nỗ lực điều trị, bệnh nhân 16 t.uổi đã tỉnh táo, gọi biết. Đặc biệt là bệnh nhân đã ngưng được tất cả các thuốc vận mạch, các thông số máy thở cũng giảm dần và ngưng hệ thống ECMO thành công. Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tiến triển rất khả quan.
Vào viện thăm con, biết con đã thoát khỏi “tử thần”, ông T.D.K, cha Q., xúc động nói: “Lúc biết cháu nguy kịch, gia đình tuyệt vọng lắm. Giờ thì cảm xúc không thể diễn tả được. Các bác sĩ đã thực sự cứu con tôi từ cõi c.hết trở về”.
Ca ECMO khó nhất từ trước tới nay
Theo BS Phước, chưa bao giờ ê kíp ECMO của bệnh viện lại cùng một lúc phải theo dõi 4 ca ECMO. “Đặc biệt trong đợt dịch Covid-19 thứ 4 thì đa số bệnh nhân Covid-19 đa số tổn thương phổi. Thành ra mình làm chủ yếu là ECMO tĩnh mạch – tĩnh mạch (VV ECMO) để hỗ trợ phổi, giúp phổi nghỉ ngơi, hồi phục. Trong khi đó, trường hợp tổn thương viêm cơ tim phải làm ECMO tĩnh mạch – động mạch (VV ECMO) để tim nghỉ ngơi, chờ hồi phục. Vì thế trường hợp này ê kíp đã phải kết hợp cả hai, tức vừa hỗ trợ tim vừa hỗ trợ phổi (VVA ECMO) cho bệnh nhân”, BS Phước nói.
Cũng theo BS Phước, dù trước đó, bệnh viện đã thực hiện tới 15 ca ECMO nhưng đây là ca can thiệp ECMO khó khăn và phức tạp nhất từ trước tới nay.
Đây là ca can thiệp ECMO khó khăn và phức tạp nhất từ trước tới nay tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. ẢNh ĐÌNH TUYỂN
“Không chỉ khó, chi phí cao mà việc triển khai kỹ thuật này cũng rất dễ gặp sự cố với các ống thông, tán huyết. Ngoài ra, việc phải cân bằng lượng m.áu lưu thông giữa vòng tuần hoàn tĩnh mạch và động mạch trong quá trình chạy ECMO cũng đặt ra một bài toán khó cho người bác sĩ điều trị”, BS Phước nói.
Nhận định thêm về ca cấp cứu trên, BS.CK2 Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho rằng sự phối hợp kịp thời giữa các bệnh viện đã cứu bệnh nhân. Đặc biệt là hội chẩn từ xa với các chuyên gia hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, sự hỗ trợ hệ thống ECMO của Bệnh viện đa khoa Kiên Giang. Cùng với đó là việc triển khai nhanh chóng, hiệu quả kỹ thuật chuyên sâu hồi sức cứu tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ.
“Thật sự khó khăn, một nỗ lực rất lớn khi ê kíp của bệnh viện đã phải tự thân vận động, cùng lúc triển khai 4 ca ECMO. Ý nghĩa hơn là việc liên tiếp cứu sống nhiều ca bệnh tưởng chừng hết hy vọng bằng kỹ thuật ECMO không chỉ thêm cơ hội cứu sống người bệnh mà còn cho thấy năng lực chuyên môn của ê kíp vững hơn sau đại dịch Covid-19”, BS Phong nói.