Không khí lạnh kéo dài ở miền Bắc kèm theo những đợt rét đậm rét hại đã và đang gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Đặc biệt, tại một số bệnh viện, tình trạng nhập viện vì đột quỵ c.hảy m.áu não do thời tiết lạnh gia tăng.
Bệnh nhân đột quỵ c.hảy m.áu não đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Ảnh: BSCC
Thời tiết lạnh kéo dài, nhiệt độ giảm đột ngột tăng nguy cơ đột quỵ do c.hảy m.áu não. Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, trong 10 ngày tiếp nhận 8 bệnh nhân nhập viện do đột quỵ. Còn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thời gian gần đây mỗi ngày khoa đột quỵ tiếp nhận 4-5 ca bệnh.
Trao đổi với T.uổi Trẻ Online, bác sĩ Tạ Đức Thao, khoa đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết thời tiết lạnh khiến lượng bệnh nhân đột quỵ c.hảy m.áu não nhập viện tăng lên. Đặc biệt là trong những ngày đầu tiên của đợt không khí lạnh, nhiệt độ giảm xuống đột ngột, lượng bệnh nhân nhập viện do đột quỵ c.hảy m.áu não tăng gấp 2 – 3 lần.
Bác sĩ Thao lý giải thời tiết lạnh không tác động trực tiếp gây đột quỵ. Tuy nhiên, khi nhiệt độ xuống thấp sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ do tình trạng tăng huyết áp đột ngột.
Hình ảnh bệnh nhân c.hảy m.áu não – Ảnh: BSCC
Thời tiết lạnh làm thay đổi nhiệt độ đột ngột, các mạch m.áu ngoại vi co lại, dồn m.áu vào các tạng và trên não, gọi là hiện tượng trung tâm hóa tuần hoàn, dẫn tới tình trạng huyết áp tăng vọt, gây ra xuất huyết não.
“Bình thường, bệnh nhân huyết áp cao có thể chưa bị c.hảy m.áu não, nhưng cộng thêm yếu tố thời tiết trở lạnh làm huyết áp tăng vọt, gây ra c.hảy m.áu não. Cơ chế gây bệnh là khi huyết áp tăng, nhất là khi trời lạnh, lực tác động của m.áu lên thành động mạch cao hơn mức cần thiết.
Lâu ngày, mạch m.áu bị tổn thương, không đàn hồi tốt nữa. Mạch có thể bị vỡ khi cục m.áu đông dồn ép, gây xuất huyết. Đặc biệt, khi nhiệt độ giảm cũng khiến m.áu dễ đông lại, dính hơn làm tăng khả năng hình thành cục m.áu đông gây cản trở lưu thông m.áu lên não, dẫn đến nguy cơ đột quỵ”, bác sĩ Thao lý giải.
Bác sĩ Thao cho biết xuất huyết não có thể xuất hiện trong lúc làm việc, sinh hoạt, hoặc ngay trong giấc ngủ hay vừa thức dậy, khó lường trước. Các dấu hiệu xuất huyết não thường gặp như đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, co giật, chóng mặt, ù tai, không đứng vững, mắt mờ, người nói lắp và mất khả năng vận động hoặc mất ý thức…
Nếu can thiệp muộn, khi bệnh nhân đã hôn mê quá sâu, não bị chèn ép quá nhiều thì dù có thể giữ được mạng sống nhưng khả năng hồi phục rất thấp.
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200.000 ca đột quỵ mới, 80% trong đó là người bị tăng huyết áp. Có gần 40% không biết bệnh, 69% không được kiểm soát.
Bác sĩ Thao khuyến cáo để phòng tránh đột quỵ vào trời lạnh, việc giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ trong mùa lạnh rất quan trọng. Nên ngủ trong phòng kín gió, luôn giữ đủ ấm cho cơ thể.
Cần lưu ý việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể g.ây s.ốc nhiệt, vì vậy buổi sáng trước khi rời giường nên có vài động tác vận động nhẹ để làm nóng cơ thể, thích ứng với thời tiết bên ngoài, không nên xuống giường ngay khi vừa thức dậy.
Giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng, không để xuống thấp dưới 25 độ và cân bằng với nhiệt độ ngoài trời. Uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe, nếu phát hiện huyết áp cao cần được uống thuốc thường xuyên theo đơn của các sĩ. Theo dõi chỉ số huyết áp duy trì trong mức bình thường.
Bệnh nhi nhập viện do thời tiết lạnh chưa tăng
Theo thống kê của phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Hà Nội ghi nhận từ tháng 11-2021 đến nay, bệnh viện tiếp nhận điều trị 14 bệnh nhi mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp. Số bệnh nhân khám và điều trị không tăng so với mọi năm.
Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Nguyễn Thành Nam, giám đốc Trung tâm Nhi khoa, cho biết năm nay số ca bệnh nhi nhập viện do ảnh hưởng của thời tiết lạnh kéo dài giảm so với mọi năm. Hiện ở trung tâm chủ yếu là những trẻ sơ sinh. Nguyên nhân có thể do nhiều trẻ chưa đến trường, được bố mẹ chăm sóc nên không bị nhiễm lạnh.
Tuy nhiên, bác sĩ Nam cũng khuyến cáo phụ huynh không chủ quan, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. “Phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ, không để trẻ bị nhiễm lạnh dẫn đến các bệnh lý đường hô hấp. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, cho trẻ ăn đồ ấm nóng”, bác sĩ Nam nhấn mạnh.
Nước lạnh, nước mát và nước nóng, loại nào uống tốt cho sức khỏe hơn?
Nước rất cần thiết cho sức khỏe chúng ta. Có người thích uống nước ở nhiệt độ bình thường, số khác thích uống nước lạnh, thậm chí nước nóng.
Lợi ích của từng loại nước phụ thuộc vào điều kiện cụ thể.
Nước nóng sẽ rất phù hợp và có lợi trong một số tình huống cụ thể. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Temperature phát hiện trong điều kiện thời tiết lạnh, uống nước nóng sẽ giúp làm ấm cơ thể tốt hơn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Dù uống nước ở nhiệt độ nào thì điều quan trọng nhất là phải uống đủ nước. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong khi đó, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Rhinology Journal cho thấy uống nước nóng rất có lợi cho những người đang bị cảm cúm. Nước nóng làm giảm sổ mũi, ho, đau họng và mệt mỏi.
Nước nóng cũng rất có lợi với một số loại bệnh. Ví dụ, nước nóng sẽ giúp bệnh nhân mắc chứng co thắt tâm vị dễ chịu hơn. Co thắt tâm vị là một dạng rối loạn vận động thực quản với các triệu chứng đặc trưng như khó nuốt, nôn mửa.
Nghiên cứu đăng trên chuyên san J ournal of Neurogastroenterology and Motility đã phân tích tình trạng sức khỏe của 12 bệnh nhân mắc chứng co thắt tâm vị. Kết quả cho thấy uống nước nóng giúp giảm cả triệu chứng của bệnh, trong khi uống nước lạnh thì ngược lại.
Tuy nhiên, hạn chế của nước nóng là nếu uống quá nóng có thể gây phỏng miệng. Ngoài ra, khi uống nước nóng, mọi người có xu hướng uống ít hơn so với uống nước mát.
Trong khi đó, nếu bạn đang khát và muốn bù nước thì uống nước lạnh là tốt nhất. Nước lạnh có thể giúp cải thiện hiệu suất và tăng cường sức bền cho những người tập luyện thể thao.
Tuy nhiên, nếu uống nước quá lạnh có thể gây ra một số tác dụng phụ. Ví dụ, một số người sẽ cảm thấy hơi nhức đầu nếu uống nước quá lạnh.
Một nghiên cứu đăng trên chuyên san Journal of Clinical and Experimental Medicine lại cho rằng loại nước tốt nhất để uống không phải nước nóng hay lạnh mà là nước mát 15 độ C.
Nhưng nhìn chung, các chuyên gia tin rằng dù uống nước nóng, lạnh hay mát thì điều quan trọng nhất là phải uống đủ nước. Uống đủ nước sẽ giúp tăng cường năng lượng và cải thiện chức năng tổng thể, theo Healthline.