Được sự đồng ý, ủng hộ của Sở Y tế TP HCM, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã triển khai thành công mô hình chạy thận nhân tạo riêng dành cho những bệnh nhân ở khu cách ly, phong tỏa hoặc F2 chưa có kết quả xét nghiệm.
Chạy thận là chạy cả đời!
Dịch COVID-19 tại TP HCM vẫn đang diễn biến phức tạp, quy trình an toàn và tránh lây nhiễm chéo được thực hiện nghiêm nên không ít bệnh viện chưa đáp ứng đủ điều kiện. Điều này khiến nhiều bệnh nhân lâm vào cảnh không tìm được nơi chạy thận định kỳ trong khi nhu cầu lọc m.áu của bệnh nhân chạy thận rất cần thiết. Việc chạy thận cho bệnh nhân nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh và tránh nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho cộng đồng.
Bác sĩ Từ Kim Thanh – Trưởng Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết bệnh nhân chạy thận nhân tạo chỉ cần bỏ chạy thận 1 lần là phù phổi, ngưng tim và có thể đột tử.
Từ nhu cầu cấp thiết này, tháng 4/2020, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã tiên phong triển khai mô hình chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận mạn đang sinh sống trong các khu vực phong tỏa, bệnh nhân là F2 đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 hoặc chưa có kết quả xét nghiệm và chưa có triệu chứng.
Y bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh thực hiện chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận tại khu cách ly.
Ông Ngô Minh S. (60 t.uổi, ngụ quận 12) cho biết, ông không thể đến bệnh viện từng chạy thận định kỳ vì bệnh viện không có khu vực chạy thận riêng biệt. Ông S. được trung tâm y tế địa phương giới thiệu và chuyển đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh. “Tôi chạy thận được hơn 1 năm, 1 tuần phải chạy định kỳ 3 lần. Nếu chỉ cần 1 ngày không được lọc m.áu là cơ thể rất mệt, cao huyết áp. Khu chạy thận của Bệnh viện Lê Văn Thịnh có đầy đủ về trang thiết bị nên tôi đã được kịp thời điều trị. Giờ thì sức khỏe của tôi đã ổn định. Mong rằng mô hình chạy thận này sẽ được áp dụng ở một số bệnh viện khác để người dân chúng tôi được chăm sóc sức khỏe kịp thời”, ông S. phấn khởi.
Bác sĩ Từ Kim Thanh – Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, các bệnh nhân chạy thận khu vực cách ly, phong tỏa sẽ được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Sở Y tế điều chuyển về bệnh viện. Đối với bệnh nhân ở trong khu phong tỏa đang chờ kết quả thì phải có phòng riêng để chạy thận nhằm bảo đảm không có sự lây nhiễm ra cộng đồng.
Bệnh viện cũng đã tận dụng xe cứu thương 0 đồng đến đón bệnh nhân chạy thận, bảo đảm việc khử khuẩn, mặc đồ bảo hộ cho người bệnh, người trung chuyển, khử khuẩn toàn bộ lối đi người bệnh và xe cứu thương.
“Chạy thận là chạy cả đời. Ra vào bệnh viện liên tục, thực sự nhiều lúc bệnh nhân với bác sĩ như người nhà vậy. Trước mắt, mô hình này sẽ giải quyết được bài toán số lượng bệnh nhân lọc m.áu định kỳ nằm trong khu vực cách ly, phong tỏa của toàn thành phố”, bác sĩ Thanh chia sẻ.
Quy trình nghiêm ngặt
Tại khu chạy thận nhân tạo cho người cách ly tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, tất cả quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, nguồn nước RO đến lối di chuyển của người bệnh, nhân viên y tế đều được quản lý chặt chẽ. Trong phòng chạy thận, nhân viên y tế túc trực và bệnh nhân đều mặc đồ bảo hộ.
Mỗi giường bệnh bảo đảm khoảng cách 2m. Mỗi ca chạy thận khoảng 3-4 giờ. Sau mỗi ca, nhân viên y tế thực hiện phun khử khuẩn, vệ sinh phòng bệnh, hệ thống chạy thận. Sau khử khuẩn, 2 giờ tiếp theo mới tiếp nhận ca chạy thận mới. Tất cả nhằm bảo vệ tối đa cho bệnh nhân, bảo đảm việc phòng chống dịch Covid-19.
“Tính ra tổng số bệnh nhân mà bệnh viện hoạt động trong 3 tháng đỉnh dịch năm 2021 là hơn 2000 lượt chạy thận, gần 200 bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân ở Long An, Bình Dương, Đồng Nai cũng được gửi lên đây. Thời điểm đó chỉ có Bệnh viện Lê Văn Thịnh xây dựng mô hình này nên tất cả các nơi đổ xô chuyển lên. Dù khối lượng công việc vất vả nhưng chúng tôi vẫn cố gắng vì bệnh nhân”, bác sĩ Thanh tâm sự.
Đáng chú ý, sau thành công của mô hình chạy thận nhân tạo cách ly trong trung tâm cách ly của Bệnh viện Lê Văn Thịnh, các bệnh viện ở nhiều tỉnh thành khác như Bến Tre, Hà Tĩnh, Bà Rịa – Vũng Tàu,…. đã đồng loạt áp dụng triển khai và đã cứu chữa kịp thời cho nhiều bệnh nhân suy thận bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Cùng với đó, Sở Y tế TP HCM cũng đã có văn bản yêu cầu tất cả bệnh viện có chạy thận nhân tạo tiếp tục triển khai dịch vụ này, dành một số giường riêng biệt để tiếp nhận những người ở khu cách ly đến chạy thận, tránh tập trung quá đông bệnh nhân về Bệnh viện Lê Văn Thịnh như hiện nay để phòng chống hiệu quả dịch COVID -19. Được biết, hiện các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 trên địa bàn TP HCM đều đã triển khai mô hình này.
Bác sĩ Trần Văn Khanh – Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã dự báo được sự khó khăn trong công tác điều trị đối với các bệnh nhân chạy thận. Bởi, việc bệnh nhân đến chạy thận tại Bệnh viện tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo cho bệnh nhân và các y bác sĩ. Mặt khác, bệnh nhân chạy thận là đối tượng dễ bị tổn thương vì COVID-19 vì sức khỏe yếu, cơ thể có nhiều bệnh nền nên công tác duy trì điều trị cho các bệnh nhân chạy thận bị ảnh hưởng COVID-19 sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Từ những lý do trên, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã quyết định triển khai mô hình chạy thận nhân tạo cách ly trong trung tâm cách ly nhằm kịp thời cứu giúp những người bệnh chạy thận bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
“Với sự đồng thuận ủng hộ của Sở Y tế TP HCM trong việc triển khai mô hình thì toàn ban lãnh đạo cùng các y bác sĩ bệnh viện đã nỗ lực quyết tâm triển khai thực hiện mô hình này. Theo đó, kể từ khi triển khai mô hình này đến nay thì hầu như không có lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân. Cùng với đó là giảm tỷ lệ t.ử v.ong của các bệnh nhân suy thận bị COVID-19 chỉ còn 3-4% (mức tỷ lệ t.ử v.ong trung bình của bệnh nhân chạy thận bị COVID-19 của thế giới là 14-15%)”, bác sĩ Khanh cho biết.
Trước thành công của mô hình chạy thận nhân tạo cách ly trong trung tâm cách ly trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Bệnh viện Lê Văn Thịnh thì ngày 17/12/2021 Bộ trưởng Bộ Y tế đã cấp chứng nhận sáng kiến cho mô hình này.
Tiếp đó, đến ngày 7/1/2022, Sở Y tế TP HCM đã chính thức có thông báo về việc mô hình chạy thận nhân tạo cách ly trong trung tâm cách ly trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã được chọn vào vòng 2 g.iải t.hưởng “Thành tựu y khoa Việt Nam 2021″.
Đây là g.iải t.hưởng nhằm ghi nhận những nỗ lực của tập thể, cá nhân và giới thiệu rộng rãi các thành tựu, công trình y khoa của ngành y tế cũng như tôn vinh những tổ chức cá nhân đã có những thành tựu nổi bật trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Phòng chạy thận những ngày cuối năm
Dù nắng mưa, dịch bệnh, lễ tết, lịch chạy thận của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối không hề thay đổi.
Nếu điều đó xảy ra, có thể vì họ đã hết t.iền trang trải.
Ông Đỗ Hữu Cường, 63 t.uổi, sống tại TP Thủ Đức nhớ lại, 4 năm trước, ông đột ngột bị mệt và phát hiện bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Chạy thận là phương án bắt buộc.
“Nhà tôi cũng có người suy thận, chạy hơn 2 năm rồi mất. Mình bị bệnh này, sống thêm 1-2 năm làm gì, c.hết đi cho rồi. Tôi nhất quyết nằm lì ở nhà, không điều trị”, ông Cường chia sẻ.
Thận suy kiệt, không lọc bỏ được độc tố, ông mệt và đuối dần. Đến khi không đi đứng nổi, li bì, ông mới đi cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (khi đó là Bệnh viện Quận 2). “Lúc đó, mình sắp c.hết rồi”, ông Cường nhớ lại.
Ông Đỗ Hữu Cường, 63 t.uổi, từ chối chạy thận trong thời gian đầu mắc bệnh
Ông Cường được lọc m.áu ngay lập tức và nhanh chóng tỉnh táo, thoát cơn nguy kịch. Thế nhưng ông vẫn không chịu chạy thận mỗi tuần. Một bệnh nhân rất “lì”.
“Bác sĩ ở đây làm công tác tư tưởng rất nhiều ngày, động viên, phân tích mãi tôi mới xuôi lòng. Thế mà đến nay cũng được 4 năm rồi”.
Ông Cường là một trong khoảng 200 bệnh nhân tại Khoa Nội tiết – Thận, Bệnh viện Lê Văn Thịnh hiện tại. Có lẽ nhờ tuân thủ điều trị, cơ thể của ông không bị ám màu xám xịt đặc trưng của người chạy thận lâu năm.
Đáng mừng hơn, ông vừa thoát khỏi Covid-19 sau 21 ngày điều trị. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có nguy cơ chuyển nặng rất cao khi nhiễm SARS-CoV-2.
“Tôi chạy thận trong bệnh viện dã chiến khi mắc Covid-19. Không có người thân, nhưng y tá, bác sĩ chăm sóc rất kỹ. Ăn uống, chích thuốc, chụp hình phổi, đều đặn. Vậy nên mình không bị triệu chứng. Rất may mắn”.
Ông nhẩm tính, sắp tới là cái Tết thứ 4 ông gắn bó với Khoa Thận nhân tạo, nhưng không vì thế mà ông buồn bã.
“Tết nhất mình cũng vào bệnh viện chạy thận khoảng 3-4 tiếng. Chạy xong khỏe khoắn lại về nhà nghỉ ngơi ăn Tết. Tôi chỉ tiếc không đi chơi xa hay du lịch được.
Nhưng tôi quen rồi, không có gì buồn đâu. Có thương thì thương bác sĩ với y tá, họ phải ở đây suốt 3 ngày Tết”, ông Cường nói.
Bác sĩ Liêu Thị Trúc Thanh hỏi thăm bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
Bác sĩ CK1 Liêu Thị Trúc Thanh đã đón Tết tại khoa Khoa Nội tiết – Thận từ năm 2013. “Không năm nào, tôi không ở lại cùng bệnh nhân. Chúng tôi không buồn vì ăn Tết bệnh viện, chỉ thương bệnh nhân vì ai cũng khó khăn. Năm nào chúng tôi cũng tặng người bệnh ít gạo”, chị vui vẻ nói về “truyền thống”‘ của khoa.
Bác sĩ Thanh cho hay, phần lớn bệnh nhân vào đây lần đầu đều ở tình trạng cấp cứu. Khi biết bị suy thận giai đoạn cuối, bệnh nhân thường có tâm lý tìm uống thuốc nam, thuốc bắc. Sau một thời gian, người bệnh suy hô hấp, phù phổi cấp, trào bọt hồng, vật vã và phải cấp cứu.
“Thế nhưng chỉ cần chạy thận khoảng 2 giờ, bệnh nhân hồi phục và tỉnh táo hoàn toàn. Khoa Thận nhân tạo có điểm hay là chúng tôi chứng kiến người bệnh hồi sinh như vậy, lần nào cũng rất vui”, chị Thanh chia sẻ.
Thế nhưng cũng tại nơi này, nỗi buồn trải dài theo năm tháng. Bác sĩ nhìn người bệnh lần lượt rời bỏ cõi tạm, nhìn người bệnh dằn vặt với số phận.
“Chạy thận, ai cũng khổ. Người giàu, chạy mãi, cũng thành nghèo”, bác sĩ Thanh cười buồn. Trong trí nhớ của chị, những mảnh đời bất chợt được tua lại…
Nhân viên y tế túc trực suốt thời gian chạy thận của bệnh nhân.
“Trước đây, có một người đàn ông sinh khoảng năm 1970 vào viện. Người đó có gia đình nhưng vì mê bài bạc nên bị bỏ rơi, không ai chăm sóc.
Khi cấp cứu, phải mổ đặt catheter chạy thận, nhưng anh ấy không có t.iền thanh toán. Chúng tôi quyên góp giúp được khoản này nhưng rồi lại không có t.iền chạy thận. Hôm nào anh ấy gom đủ t.iền thì chạy, có tuần chỉ 1 lần, rất mệt và khổ sở.
Chúng tôi lại nhờ Mạnh Thường Quân giúp đỡ và cố định được 2 lần chạy thận mỗi tuần cho anh. Kéo dài được 2 năm sau thì anh ấy buông tay, không còn đến bệnh viện nữa…
Ở đây cũng có bà cụ sống một mình trong nhà trọ, con ở xa lắm. Bà cứ xin t.iền vòng vòng khắp nơi, khi nào đủ thì vào bệnh viện chạy thận. Khi nào không đủ t.iền thì ở nhà chịu đựng. Chỉ 2 năm sau thì bà mất.
Thời gian đầu, tôi bị ám ảnh…
Họ sống được bao lâu sau khi bỏ chạy thận? Những ca này, khó lắm.. Không chạy thận một ngày đã mệt rồi”.
Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối không đủ sức lao động và k.iếm t.iền. Họ phụ thuộc phần lớn vào kinh tế của người thân. Nhiều người phải ngưng điều trị vì không trang trải được chi phí, dù Bảo hiểm y tế đồng chi trả.
Khoa Nội tiết – Thận, Bệnh viện Lê Văn Thịnh có 33 máy chạy thận, phục vụ khoảng 120-130 bệnh nhân mỗi ngày. Thứ 2-4-6 chạy 3 ca. Thứ 3-5-7 phải chạy cả ca 4 (đến gần nửa đêm) do số lượng bệnh suy thận giai đoạn cuối ngày càng tăng.
Ở đây có 33 máy chạy thận nhân tạo.
Trong dịch Covid-19 vừa qua, bác sĩ Thanh và đồng nghiệp đã xây dựng quỹ Màng lọc không đồng cho người chạy thận mắc Covid-19, đỡ được gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân.
“Màng lọc thông thường dùng được 6 lần. Chạy thận trong khu cách ly không có hệ thống rửa màng lọc chuẩn theo quy định nên mỗi màng lọc chỉ dùng 1 lần để tránh lây nhiễm. Mỗi cái khoảng 300.000 đồng, người nghèo lấy đâu ra t.iền mà trả. Vậy nên chúng tôi đã kêu gọi và hỗ trợ trên 500 màng lọc miễn phí…”, bác sĩ Thanh kể.
Đó là niềm vui kéo dài đến những ngày cuối năm, khi màng lọc 0 đồng vẫn đang tiếp tục sứ mệnh của mình với người chạy thận mắc Covid-19.
Trong khi đó, ở góc phòng, C.H.M đang co quắp chịu đựng từng cơn ho. M. 20 t.uổi nhưng chỉ nặng trên 20kg, dáng vóc như học sinh lớp 5.
M. được chăm sóc ở Trung tâm bảo trợ t.rẻ e.m tàn tật và mồ côi Thị Nghè nhiều năm qua. Mắt em không còn thấy gì, tai bị lãng, người ốm yếu. M. chạy thận suốt t.uổi thơ ở Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Khi đủ 18 t.uổi, em chuyển về Bệnh viện Lê Văn Thịnh tiếp tục hành trình.
Bệnh nhân C.H.M, 20 t.uổi nhưng nhỏ bé như học sinh tiểu học.
“Bình thường M. vui và ngoan ngoãn. Hôm nào đau trong người, em lại cau có, nóng nảy với mọi người. Mình hiểu và thông cảm được vì em khó chịu, đau đớn.
M. bị nhiều bệnh, ốm yếu, dị tật bẩm sinh, chạy thận mười mấy năm qua, nhưng chắc chắn rằng em được các cô bảo mẫu chăm sóc rất tốt. Nếu không, em sẽ khó duy trì được đến bây giờ”, bác sĩ Thanh chia sẻ.
Ngày thường cũng như ngày tết, M. sẽ được cô bảo mẫu đi cùng xe của Trung tâm Thị Nghè đưa đến bệnh viện, chờ M. suốt thời gian lọc m.áu…
“Cứ khỏe lại là M. lại tươi vui, thương lắm”, bác sĩ Thanh im lặng khi được hỏi về tiên lượng thời gian sống còn của M.
M. là “bệnh nhi” duy nhất của Khoa Nội tiết – Thận, Bệnh viện Lê Văn Thịnh và nhận được quan tâm đặc biệt của mọi người, từ bác sĩ đến người bệnh.
Trần phòng chạy thận vẽ bầu trời xanh rất cao và rộng. Đó là hình ảnh duy nhất bệnh nhân chạy thận có thể ngắm nhìn suốt 3-4 giờ lọc m.áu, nhắc nhở họ rằng, “phía trước là bầu trời” – một điều dưỡng giải thích.
Chặng đường của người suy thận giai đoạn cuối, nhờ vậy, bớt gian nan hơn. Bởi lẽ, ở đây không chỉ có nỗi xót xa mà rất ấm tình người.