Bệnh nhân L. cho biết, hơn 10 ngày trước khi vào viện có giẫm phải một chiếc đinh cũ.
Do chủ quan thấy vết thương nhỏ lành miệng sớm nên không để ý, đến khi cứng hàm, khó nuốt mới đi khám.
ThS.BS Bùi Thị Dương Thảo – Trưởng khoa Thăm dò Chức năng, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, mới đây các bác sĩ đã tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị L. (sinh năm 1958, Hà Đông, Hà Nội) vào khám với lý do khó nuốt.
Bệnh nhân vào khám trong tình trạng tỉnh táo, khỏe mạnh, chỉ có một triệu chứng là nuốt khó nên được bác sĩ phòng khám chỉ định nội soi dạ dày tại Khoa Thăm dò chức năng.
Theo quy định trước khi tiến hành nội soi bác sĩ đều hỏi các triệu chứng của người bệnh gặp phải trong khoảng thời gian gần nhất thì thấy bệnh nhân này chủ yếu là khó nuốt và rất khó mở rộng miệng. Với kinh nghiệm thăm khám, bác sĩ nhận thấy đây không phải là trường hợp khó nuốt thông thường. Khi khai thác kỹ t.iền sử người bệnh cho biết, hơn 10 ngày trước có giẫm phải một chiếc đinh cũ, do chủ quan thấy vết thương nhỏ lành miệng sớm nên không để ý, khi bác sĩ gợi ý các câu hỏi mới nhớ ra.
Sau khi thăm khám triệu chứng thực thể về dấu hiệu cứng hàm, bác sĩ nhận định người bệnh bị uốn ván – một căn bệnh nguy hiểm đang ở giai đoạn sớm ủ bệnh. Các bác sĩ quyết định dừng lại không thực hiện kỹ thuật nội soi để tránh tai biến khi ống soi đi qua những vùng cơ bị co thắt sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.
Ngay sau đó bác sĩ chỉ định chuyển bệnh nhân sang khoa Cấp cứu để có hướng xử trí cấp cứu kịp thời đồng thời bệnh nhân được chuyển ngay ra Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Tại đây các bác sĩ cho biết nếu để chậm 1 đến 2 ngày thì nguy cơ t.ử v.ong của bệnh nhân là rất cao.
Các bác sĩ thăm khám, điều trị cho bệnh nhân.
Những ngày đầu sau khi vào viện, bệnh nhân trong tình trạng nặng có nhiều cơn co giật, chân tay không cử động được, đại tiểu tiện qua sonde. Qua quá trình điều trị tích cực, đến nay bệnh nhân đã qua cơn hiểm nghèo, hết co giật, chân tay đã cử động được. Dự kiến, khoảng vài ngày nữa bệnh nhân có thể xuất viện được về nhà.
Qua trường hợp bệnh nhân L., bác sĩ Thảo khuyến cáo, dù vết thương rất nhỏ như trầy xước da, đứt tay, côn trùng cắn, giẫm phải đinh… nhưng nếu chủ quan và xử lý ban đầu không tốt thì tỷ lệ n.hiễm t.rùng do uốn ván rất cao.
Do vậy, người dân hãy cảnh giác trước những triệu chứng có thể rất thông thường nhưng lại là khởi đầu của căn bệnh nguy hiểm dễ dẫn đến c.hết người nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời của bác sĩ chuyên khoa.
Phòng bệnh uốn ván có khó?
Theo các bác sĩ, uốn ván là một bệnh n.hiễm t.rùng cấp tính có tỷ lệ t.ử v.ong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra ngay cả khi vết thương đã lành. Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ t.ử v.ong rất cao (25 – 90%). Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, t.ử v.ong trên 95%. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào m.áu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.
Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân.
Người dân cần cảnh giác phòng tránh bệnh uốn ván. Phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine phòng bệnh uốn ván để phòng uốn ván khi sinh. Đưa trẻ nhỏ đi tiêm chủng đúng lịch để phòng bệnh. Khi bị vết thương, đặc biệt vết thương bẩn cần xử lý đúng cách, rửa vết thương bằng nước sạch để trôi chất bẩn; rửa lại vết thương bằng nước ôxy già từ 3-4 lần; sát trùng bằng cồn iod tại vết thương và quanh vết thương; dùng băng vô khuẩn để băng vết thương, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để khám và tiêm phòng uốn ván.
Những hiểu lầm thường gặp về tiêm nhắc cho trẻ 4 – 6 t.uổi
Nhiều phụ huynh không biết rằng kháng thể đối với bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt trẻ có được từ các mũi tiêm trước 2 t.uổi sẽ giảm dần theo thời gian và trẻ cần tiêm nhắc phòng 4 bệnh này lúc 4 – 6 t.uổi.
Một khảo sát gần đây cho thấy, trên 65% phụ huynh nghĩ rằng những mũi tiêm trong 2 năm đầu đời có thể bảo vệ con họ lâu dài khỏi 4 bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt, và chỉ có 24,2% phụ huynh đã cho con đi tiêm nhắc mũi ngừa 4 bệnh trên khi trẻ 4 – 6 t.uổi. Hãy cùng lắng nghe PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng – Chánh Văn phòng Hội Y học Dự phòng Việt Nam giải đáp những hiểu lầm thường gặp về mũi tiêm nhắc quan trọng này.
Thưa Phó Giáo Sư, vì ít được đề cập trong những năm gần đây nên nhiều người cho rằng bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt không còn phổ biến và đáng quan ngại nữa. Điều này có đúng hay không?
– PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng: Chúng ta không nên chủ quan và mất cảnh giác trước bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào, đặc biệt là bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt. Bởi, mầm bệnh vẫn luôn tồn tại xung quanh và có thể tấn công bất cứ lúc nào khi trẻ không đủ kháng thể.
Tại Việt Nam, trong năm 2019 – 2020, dịch bạch hầu đã bùng phát ở Tây Nguyên. Thống kê trong các đợt dịch xảy ra gần đây cho thấy có sự thay đổi về độ t.uổi mắc bệnh, với đa số ca mắc xảy ra ở trẻ lớn> 5 t.uổi và người lớn. Đây là căn bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp và do tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của người mang vi khuẩn. Giả mạc màu trắng ngà ở hầu họng, thanh quản,… khiến bệnh nhân bị tắc nghẽn đường hô hấp. Ngoài ra còn có thể có biến chứng khác như viêm cơ tim, biến chứng thận…, dẫn đến t.ử v.ong.
Ho gà cũng lây nhanh qua giọt b.ắn đường hô hấp: một người bệnh có thể lây lan cho 12 – 17 người. Bệnh điển hình với những cơn ho kịch phát và kéo dài, khiến trẻ kiệt sức, tím tái và có thể ngừng thở. Theo số liệu thống kê từ WHO, số ca mắc ho gà đang có dấu hiệu gia tăng trở lại và những ca nặng thường tập trung ở nhóm trẻ dưới 2 tháng t.uổi.
Uốn ván cũng là bệnh nguy hiểm. Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở và phát triển thành các ổ n.hiễm t.rùng, gây ra cơn co cứng. Uốn ván có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn như co thắt thanh quản, ngưng thở… Ở t.rẻ e.m, tỷ lệ t.ử v.ong do uốn ván còn cao. Dù không lây trực tiếp từ người sang người nhưng nha bào trực khuẩn uốn ván luôn xuất hiện ngoài môi trường tự nhiên và có thể gây bệnh khi có vết thương hở.
Bại liệt là bệnh do virus gây ra, lây lan chủ yếu qua đường phân – miệng. Bệnh có thể gây ra những biến chứng thần kinh như liệt chi, liệt cơ hô hấp và thậm chí t.ử v.ong. Từ năm 2000, Việt Nam đã thanh toán được bại liệt, nhưng với số ca mắc vẫn được ghi nhận tại một số nước lân cận, và với tốc độ toàn cầu hóa hiện nay, nguy cơ xâm nhập và xuất hiện ca mắc mới và bùng phát dịch bại liệt tại Việt Nam vẫn có thể xảy ra.
Hầu hết t.rẻ e.m Việt Nam đều đã được tiêm ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, và bại liệt bằng các vaccine phối hợp trong hai năm đầu đời. Vậy, phải chăng chỉ cần tiêm đầy đủ những mũi vaccine này thì trẻ sẽ được bảo vệ khỏi 4 bệnh này suốt đời?
– PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng: Kháng thể đối với 4 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt mà trẻ có được từ 3 mũi tiêm cơ bản trước 12 tháng và một mũi nhắc trước 2 t.uổi sẽ giảm dần theo thời gian. Đặc biệt là giai đoạn từ 4-6 t.uổi, kháng thể từ những mũi tiêm này giảm nhiều nhất, điều đó có nghĩa là trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc nguồn lây.
Đáng chú ý, với nhóm trẻ ra đời từ năm 2016 – 2018, khi chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia chuyển từ vaccine bại liệt đường uống tam giá sang nhị giá (chỉ ngừa được virus bại liệt chủng một và 3) và chưa có vaccine bại liệt dạng tiêm, thì những trẻ này chưa được bảo vệ khỏi virus bại liệt chủng 2. Vì vậy, đến nay khi nhóm trẻ sinh từ 2016 – 2018 vừa đủ 4 – 6 t.uổi, đây chính là thời điểm quan trọng trẻ cần được tiêm nhắc lại 4 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt, điều này giúp tăng cường khả năng bảo vệ trẻ khỏi 3 chủng của virus bại liệt.
Nguồn ảnh: Shutterstock.
Nhiều phụ huynh cho rằng việc tiêm nhắc có thể được thực hiện ở bất kỳ độ t.uổi nào, vậy nên có thể trì hoãn. Bác sĩ có ý kiến gì về quan điểm trên?
– PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng: Việc tiêm nhắc phòng 4 bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt nên được triển khai khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, mẫu giáo, bởi đây là môi trường đa dạng, dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm. Mũi tiêm nhắc giúp tăng cường kháng thể bảo vệ trẻ, không chỉ trong độ t.uổi 4-6 mà còn đến giai đoạn thiếu niên. Hơn thế nữa, tiêm nhắc còn hạn chế nguy cơ lây bệnh cho những trẻ nhỏ hơn, sống cùng nhà và chưa được chủng ngừa đầy đủ.
Vậy trẻ quá 6 t.uổi thì có thể tiêm vaccine phòng 4 bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt hay không?
– PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng: Trẻ cần được tiêm nhắc càng sớm càng tốt để phòng 4 bệnh trên. Hơn nữa, trẻ cần được tiêm nhắc phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà một lần nữa ở giai đoạn thanh thiếu niên và nhắc lại mỗi 10 năm sau đó.
Mũi nhắc phòng 4 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt là vô cùng quan trọng với trẻ 4-6 t.uổi, phụ huynh nên chủ động đưa con đi tiêm ngay khi có thể để tăng cường kháng thể bảo vệ trẻ trước khi bước vào độ t.uổi đi học.