Trong đại dịch, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu mắc Covid-19, đa số không có bệnh lý nền và đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Tại hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên diễn ra vào ngày 23/12, bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (TPHCM) cho biết, trong đại dịch đã và đang diễn ra, BV có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu bị mắc Covid-19.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân viên y tế mắc Covid-19 tại BV phân bố ở nữ giới cao gấp gần 2,5 lần so với nam giới và đa phần là người trẻ (
Các F0 của BV Nguyễn Tri Phương đa số không có bệnh lý nền đi kèm (80,2%) và đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 (96,5%). Họ có nguy cơ cao tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây (67,3%) nên dễ nhiễm bệnh. Dù vậy, các F0 này khi mắc bệnh đều ở mức độ nhẹ (viêm đường hô hấp trên cấp tính) hoặc không có triệu chứng và sớm khỏi bệnh, không ghi nhận trường hợp t.ử v.ong.
Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại BV Nguyễn Tri Phương, TPHCM.
Riêng ở đối tượng F0 là người dân, bác sĩ Chiến cho biết khi bước vào giai đoạn bình thường mới, có thời điểm bệnh nhân cao hơn số giường điều trị Covid-19 mà BV đang có. Hầu hết những ca bệnh nặng rơi vào nhóm không chích ngừa vì những lý do cá nhân. Tuy vậy, có trường hợp không nặng nhưng thấy bên ngoài c.hết nhiều quá, dịch thời gian qua gây tang thương nhiều quá nên hốt hoảng, muốn vào BV cho yên tâm.
Trong đợt dịch thứ 4, ngoài khu điều trị Covid-19 quy mô 200 giường, BV Nguyễn Tri Phương còn hỗ trợ điều trị cho BV dã chiến số 5 tại Thuận Kiều Plaza (quận 5), làm nhiệm vụ tại khu cách ly ở ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM. Ngoài ra vào đầu tháng 11, BV cũng cử đoàn công tác đến tỉnh Bạc Liêu chi viện chống dịch cho Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai.
Các quy trình chuẩn sẽ giúp tăng cường an toàn cho nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch Covid-19 tại bệnh viện.
Lãnh đạo BV cho biết, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thách thức hệ thống y tế nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Đến nay, dịch vẫn còn đang diễn biến phức tạp với biến chủng Delta, Omicron rất nguy hiểm.
Điều này đã gây ra nhiều quan ngại cho mọi người, không chỉ vì tốc độ lây lan của biến chủng mới SARS-CoV-2 mà còn ở nguy cơ tăng tỷ lệ t.ử v.ong, tăng khả năng đề kháng với các loại vaccine ngừa Covid-19 đang được sử dụng.
Chính vì vậy theo bác sĩ Võ Đức Chiến, thực hành và quản trị lâm sàng cần được tuân thủ. Các quy trình chuẩn sẽ giúp tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất số ca nhiễm Covid-19 cho lực lượng nhân viên y tế làm công tác tuyến đầu và chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
Thái Bình kích hoạt tất cả các Bệnh viện Dã chiến
Thái Bình đã kích hoạt và đưa vào sử dụng 8 Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng và mức độ nhẹ ở cả 8 huyện, thành phố.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, trong 24h qua, toàn tỉnh xét nghiệm 204 mẫu (171 PCR, 33 mẫu test nhanh), ghi nhận 72 ca F0 mới tại 8 huyện, thành phố, trong đó có 16 ca cộng đồng, số còn lại trong Khu cách ly tập trung.
Các ca cộng đồng được ghi nhận tại huyện Kiến Xương 10 ca (Tây Sơn 01 ca, Quang Bình 01, Vũ Ninh 02, Vũ Lễ 05 và Vũ Trung 01 ca); Đông Hưng 04 ca (Mê Linh 03 ca, Đông Cường 01 ca); T.iền Hải 01 ca (Nam Thanh); Thái Thụy 01 ca (Thị trấn Diêm Điền).
Thái Bình đã kích hoạt và đưa vào sử dụng 8 Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng và mức độ nhẹ ở cả 8 huyện, thành phố.
Như vậy, đến nay, Thái Bình đã ghi nhận 2.076 ca mắc COVID-19 mới tính từ đợt dịch cao điểm ngày 10/11/2021.
Trước tình hình ca mắc vẫn ghi nhận rải rác tại thành phố và các huyện, ngành y tế tỉnh Thái Bình đã kích hoạt và đưa vào sử dụng 8 Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng và mức độ nhẹ ở cả 8 huyện, thành phố. Tổng số đã có 113 bệnh nhân được tiếp nhận, điều trị tại huyện, trong đó Kiến Xương tiếp nhận 25 bệnh nhân, T.iền Hải 18 bệnh nhân, Đông Hưng 18 bệnh nhân, Quỳnh Phụ 17 bệnh nhân…
Ngoài việc đảm bảo hiệu quả công tác khám, chữa bệnh, tất cả các Bệnh viện Dã chiến đều phân công cán bộ và các lực lượng làm nhiệm vụ vòng ngoài để cung cấp các nhu yếu phẩm, trang thiết bị, thuốc men đảm bảo theo phương châm 4 tại chỗ.
Việc kích hoạt và đưa vào sử dụng Bệnh viện Dã chiến tại các huyện đã góp phần giúp người bệnh được tiếp cận chăm sóc y tế ngay từ cơ sở. Đây là một trong những biện pháp nhằm đáp ứng kịp thời, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả, ứng phó với dịch COVID-19.
Về công tác tiêm chủng, đến nay, tỉnh Thái Bình đã thực hiện được 2.290.882 mũi tiêm đảm bảo an toàn, đúng quy định, trong đó: 2.147.668 mũi cho người từ 18 t.uổi trở lên; 143.214 mũi cho t.rẻ e.m 12-17 t.uổi; số trẻ từ 12-17 tiêm đủ 2 mũi vaccine: 279; số người từ 18 t.uổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi vaccine là 966.497 người (đạt 77,63%); 1.210.188 người từ 18 t.uổi trở lên đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine (đạt 97,23%); số người tiêm đủ 3 mũi vaccine Abdala là 86.469 người; số người được tiêm mũi thứ 3 bổ sung là 724 người.