Nhiều người đau họng dữ dội trong khi ở cùng với F0, nhưng các test nhanh nhiều lần cho kết quả âm tính.
Đó là một trải nghiệm khó hiểu mà nhiều người gặp phải khi biến thể Omicron tiếp tục lan rộng ở nhiều quốc gia, theo trang web tin tức của Mỹ BuzzFeed News.
Nhiều người đã tiêm chủng thắc mắc tại sao họ xét nghiệm PCR dương tính nhưng test nhanh luôn âm tính. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhiều người đã tiêm chủng thắc mắc tại sao họ xét nghiệm PCR dương tính nhưng test nhanh âm tính. Theo tiến sĩ Emily Landon, Phó giáo sư tại Đại học Y Chicago (Mỹ), điều này có thể xảy ra là do những nguyên nhân sau:
Vì đã tiêm chủng
Vì làm test ngoài khung thời gian mà test nhanh có thể phát hiện được bệnh
Bị lỗi khi lấy mẫu
Ngoài ra, các triệu chứng cũng có thể không phải Covid-19 mà chỉ là cảm cúm.
Tại sao test nhanh dễ âm tính giả?
Sau đây là lý do tại sao test nhanh dễ âm tính giả khi nhiễm Covid-19, đặc biệt là trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh.
Test nhanh có kết quả dương tính khi lượng virus trong cơ thể đạt một ngưỡng nhất định, có nghĩa là các trường hợp nhiễm Covid-19 mà tải lượng virus chưa đạt ngưỡng, có thể test nhanh sẽ không phát hiện, theo BuzzFeed News.
Test nhanh chỉ phát hiện ra virus khi người bệnh đang ở mức độ lây lan cao nhất.
Có một khung thời gian tương đối ngắn để test nhanh chính xác
Lượng virus tăng theo hình như một ngọn núi, nó sẽ tăng mạnh lên đến đỉnh núi rồi bắt đầu giảm dần về 0, tiến sĩ Martin Blaser, Giáo sư tại Trường Y Rutgers Robert Wood Johnson (Mỹ), giải thích.
“Tuy nhiên, khung thời gian để tải lượng virus đạt ngưỡng để test nhanh ra dương tính – là đoạn gần đỉnh núi – là tương đối ngắn, và một số người sẽ bỏ lỡ nó”, tiến sĩ Landon nói và cho biết điều này có thể giải thích tại sao nhiều F0 test nhanh ra kết quả âm tính, theo BuzzFeed News
Khung thời gian này có thể là 3 ngày, 6 ngày, thậm chí 1 tuần hoặc hơn tùy từng người, vì tốc độ mỗi người đào thải virus mỗi khác.
Nếu có các triệu chứng của Covid-19 mà test nhanh âm tính, nên làm tiếp xét nghiệm PCR hoặc test nhanh lại vào 2 ngày sau, theo BuzzFeed News.
Khung thời gian để tải lượng virus đạt ngưỡng để test nhanh ra dương tính – là đoạn gần đỉnh núi – là tương đối ngắn, và một số người sẽ bỏ lỡ nó. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu xét nghiệm PCR vẫn dương tính trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi nhiễm Covid-19. Đó là điều bình thường và phổ biến.
Một trong những điều quan trọng nhất là test nhanh chỉ dương tính nếu có đủ lượng virus, mà không liên quan đến việc có triệu chứng hay không.
Triệu chứng là phản ứng của cơ thể chống lại Covid-19 và phản ứng này tùy thuộc vào việc cơ thể đã “quen mặt” với virus thông qua việc đã từng nhiễm bệnh hay tiêm chủng hay chưa.
Có thể mất vài ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện thì lượng virus sản sinh ra mới đủ để test nhanh ra dương tính.
Người đã tiêm chủng giờ đây sẽ có các triệu chứng sớm hơn và có tải lượng virus thấp hơn nhiều, vì cơ thể của họ đã biết cách tấn công virus. Vì vậy, việc người đã tiêm chủng dù đã có triệu chứng, vẫn phải mất vài ngày thì xét nghiệm mới dương tính – là điều khá phổ biến.
Tiến sĩ Landon cho biết người đã tiêm chủng, nếu nhiễm Covid-19, phải chờ ít nhất 3 ngày sau test nhanh mới có thể ra dương tính.
Ngoài ra, một số lỗi khi test nhanh cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của test, theo BuzzFeed News.
F0 test nhanh âm tính trở lại chớ vội mừng đã khỏi bệnh
“Không phải F0 test nhanh âm tính là yên tâm khỏi bệnh mà bệnh còn có thể nặng lên. Việc bệnh nặng lên không liên quan đến việc âm tính hay chưa” – Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp khẳng định.
Hiện hơn 98% ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Hà Nội đang được theo dõi, điều trị tại nhà. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu một F0 điều trị tại nhà sau 7 ngày có kết quả test nhanh âm tính (thực hiện lấy mẫu theo hướng dẫn) sẽ được dỡ bỏ cách ly.
Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì F0 tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine.
Cũng theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế, có 3 giai đoạn trong diễn biến bệnh COVID-19.
Theo đó, một người nhiễm virus SARS-CoV2 sau thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày (với chủng Delta, người bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn hơn) có thể phát bệnh.
– Giai đoạn khởi phát trung bình 5-7 ngày. Người bệnh có thể có triệu chứng nhẹ như sốt, đau họng, đau mỏi người,.. hoặc không triệu chứng. Sau giai đoạn này, phần lớn người bệnh chuyển ngay sang giai đoạn 3 là giai đoạn hồi phục. Nhưng có một số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn 2 với những tình trạng nặng hơn.
– Giai đoạn toàn phát diễn ra sau 4-5 ngày với những tổn thương ở các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, thận, thần kinh…
– Giai đoạn hồi phục giữa các mức độ bệnh cũng khác nhau. Đối với trường hợp nhẹ và trung bình, sau 7-10 ngày, người bệnh hết sốt, toàn trạng khá lên, tổn thương phổi tự hồi phục, có thể gặp mệt mỏi kéo dài. Trong khi những trường hợp nặng thì biểu hiện lâm sàng kéo dài, hồi phục từ 2-3 tuần, mệt mỏi kéo dài đến hàng tháng. Còn những trường hợp nguy kịch có thể phải nằm hồi sức kéo dài nhiều tháng, có thể tiến triển xơ phổi, ảnh hưởng tâm lý, yếu cơ kéo dài..
Trung bình thời gian có virus ở hầu họng bệnh nhân để có thể có xét nghiệm dương tính là 7-8 ngày.
Đa số bệnh nhân hết giai đoạn khởi phát đã có thể có xét nghiệm âm tính. Nhưng cũng có nhiều bệnh nhân dù rất nhẹ vẫn tái dương tính kéo dài. Hoặc cũng có trường hợp dù xét nghiệm virus đã âm tính nhưng không chuyển sang giai đoạn hồi phục ngay mà vẫn diễn biến sang giai đoạn toàn phát.
Thực tế hiện nay, số F0 nhẹ/không triệu chứng chiếm đại đa số. Sau khi âm tính trở lại, các triệu chứng như sốt, ho, đau họng… đã thoái lui, các F0 xuất hiện tâm lý chủ quan âm tính là khỏi bệnh hoặc bệnh sẽ không diễn biến nặng lên. Từ đó, họ bỏ hết việc theo dõi sức khoẻ, chỉ số SpO2 – chỉ số quan trọng nhằm phát hiện suy hô hấp, tổn thương phổi. Theo các bác sĩ, điều này là sai lầm.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, việc người bệnh chuyển âm tính hay vẫn dương tính không hoàn toàn liên quan đến mức độ nặng – nhẹ của bệnh. Độ nặng của bệnh liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân với virus.
Nếu cơ thể đáp ứng miễn dịch phù hợp, giúp loại bỏ virus thì các triệu chứng nhẹ thoái lui, F0 sẽ khỏi bệnh.Nếu đáp ứng miễn dịch rối loạn, cơ thể sẽ có phản ứng quá mức gây bão cytokines và từ đó gây tổn thương các phủ tạng. Khi đó, bệnh nhân có thể diễn biến nặng lên.Nếu bão cytokines và các rối loạn hậu quả của nó không được kiểm soát, các phủ tạng bị tổn thương không được hồi sức hiệu quả có thể dẫn đến t.ử v.ong cho bệnh nhân.
F0 cần quan tâm, theo dõi việc có xuất hiện tổn thương phổi gây suy hô hấp hay không để liên hệ y tế, nhập viện ngay. Người bệnh F0 chỉ thực sự an tâm đã khỏi bệnh nếu bệnh sau ngày thứ 10 mà không xuất hiện dấu hiệu nặng lên.
BS. Nguyễn Trung Cấp
Thực tế, F0 test nhanh âm tính (nếu thực hiện đúng) có nghĩa là nguy cơ lây nhiễm thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Kết quả này không hoàn toàn liên quan đến mức độ nặng – nhẹ của bệnh.
” Miễn dịch quá mức nếu có thường xảy ra ngày 6-10 từ khi bắt đầu khởi phát bệnh. Vì thế, nếu ngày thứ 5-7 F0 tại nhà test nhanh âm tính thì không nên chủ quan mà vẫn phải lưu tâm theo dõi sức khỏe của mình hết 10 ngày” – BS. Cấp khuyến cáo.