Sa sút trí tuệ là một hội chứng dẫn đến sự suy giảm các chức năng nhận thức như trí nhớ, khả năng suy nghĩ và khả năng học tập.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “Trên toàn thế giới có khoảng 55 triệu người bị sa sút trí tuệ, với hơn 60% sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Do tỷ lệ người cao t.uổi trong dân số ngày càng tăng ở hầu hết các quốc gia, số người bị sa sút trí tuệ dự kiến sẽ tăng lên 78 triệu người vào năm 2030 và 139 triệu người vào năm 2050″.
Trong khi các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu về chứng sa sút trí tuệ, các bác sĩ đã biết tại sao một số người lại có nguy cơ mắc chứng rối loạn này cao hơn những người khác.
Tiến sĩ Santoshi Billakota, một bác sĩ thần kinh người lớn và là giáo sư trợ lý lâm sàng tại Khoa Thần kinh thuộc Trường Y Grossman NYU, đã tiết lộ những hành vi làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, theo Eat This, Not That!
1. Ngủ không đủ giấc
Nếu không có giấc ngủ đầy đủ, bộ não không thể lưu trữ bộ nhớ một cách đầy đủ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo tiến sĩ Billakota, “Ngủ là thời gian chính để não bộ của bạn thiết lập lại và củng cố thông tin cũng như trí nhớ.
Nếu không có giấc ngủ đầy đủ, bộ não không thể lưu trữ bộ nhớ một cách đầy đủ.
Thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến nhầm lẫn và cáu kỉnh, điều này có thể khiến việc học các nhiệm vụ/điều mới hoặc ghi nhớ các nhiệm vụ/điều mới trở nên khó khăn. Trí nhớ ngắn hạn có thể bị ảnh hưởng và theo thời gian, trí nhớ dài hạn cũng bị ảnh hưởng”.
2. Thiếu tập thể dục
Không tập thể dục đủ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Billakota nói, “không tập thể dục đủ” có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.
“Các bài tập tập thể dục tăng cường tim mạch (bơi lội, đi bộ, chạy bộ) ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể làm tăng lưu lượng m.áu lên não. Điều này có thể dẫn đến sức khỏe não bộ tốt hơn và cũng giúp bảo vệ não bộ.
Những người không tập thể dục hoặc có lối sống ít vận động có thể có nguy cơ bị sa sút trí tuệ do điều này”, tiến sĩ Billakota cho biết thêm, theo Eat This, Not That!
3. Hút thuốc hoặc uống rượu
Tiến sĩ Billakota giải thích, “Có mối tương quan cao hơn với những người hút t.huốc l.á và sử dụng rượu thường xuyên so với những người không hút thuốc.
Lý do là cả hai thói quen này đều góp phần gây ra bệnh xơ vữa động mạch của các mạch m.áu nhỏ nuôi não. Do đó, điều này có thể làm giảm lưu lượng m.áu lên não và góp phần gây ra chứng sa sút trí tuệ”.
4. Phương pháp chữa trị chứng sa sút trí tuệ?
Tiến sĩ Billakota nói: “Hiện tại không có cách chữa trị chứng mất trí nhớ vì hầu như không thể đảo ngược quá trình.
Vì chúng ta không thể phát triển các tế bào não mới, một khi chứng sa sút trí tuệ đã được xác định, phương thức hành động tốt nhất là bắt đầu cho bệnh nhân dùng thuốc để làm chậm quá trình.
Ngoài ra, ăn, uống và ngủ lành mạnh (thay đổi lối sống) có thể giúp bảo vệ sức khỏe não bộ”.
5. Khi nào cần điều trị y tế?
Nếu ai đó gặp rắc rối với các công việc hằng ngày ( lái xe, lạc trong khu dân cư quen thuộc, cân bằng sổ séc (checkbook), nấu ăn, đi chợ…) thì nên gặp bác sĩ sớm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Billakota nói: “Đã đến lúc bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ khi nhận thấy mình hoặc người thân bị suy giảm nhanh chóng về trí nhớ cả ngắn hạn và dài hạn, thay đổi tính cách hoặc tâm trạng”.
“Ví dụ: nếu ai đó gặp rắc rối với các công việc hằng ngày (lái xe, lạc trong khu dân cư quen thuộc, cân bằng sổ séc (checkbook), nấu ăn, đi chợ…)
Ngoài ra, một người bị sa sút trí tuệ có thể có các hành vi loạn thần, ám ảnh hoặc hoang tưởng mới, có thể rất đáng lo ngại. Nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì như thế này, vui lòng tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức!”, tiến sĩ Billakota lưu ý, theo Eat This, Not That!
Nước gừng làm được điều kỳ diệu gì cho cơ thể?
Gừng rất giàu dưỡng chất thực vật, chất chống ô xy hóa và các hợp chất có lợi khác giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ chức năng não, giảm viêm…, theo Healthgrades .
Gừng rất giàu dưỡng chất thực vật, chất chống ô xy hóa. Ảnh SHUTTERSTOCK
Củ gừng đã được sử dụng hàng ngàn năm trong y học châu Á, Ấn Độ và Ả Rập. Gừng tươi là tốt nhất vì nó có hàm lượng gingerol cao hơn với nhiều lợi ích cho cơ thể.
Gừng tươi có hàm lượng gingerol cao hơn với nhiều lợi ích cho cơ thể. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sau đây là những lợi ích của nước gừng:
1. Giúp não khỏe mạnh
Tình trạng viêm mạn tính trong não có thể gây rối loạn não, gừng có đặc tính chống viêm có lợi hơn cho chức năng não. Dùng gừng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe đối với chứng lo âu, trầm cảm, sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, tâm thần phân liệt và rối loạn căng thẳng.
Gừng còn làm tăng mức các “hoóc môn hạnh phúc” serotonin và dopamine, đồng thời giảm chứng viêm có thể gây ra trầm cảm.
Uống bổ sung gừng cũng có thể cải thiện trí nhớ, sự chú ý, có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer.
2. Kiểm soát cảm giác buồn nôn và khó tiêu
Gừng làm dịu các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và nôn mửa. Nhấm nháp ly rượu gừng hoặc trà gừng để giảm buồn nôn là một phương thuốc hữu hiệu.
Các thành phần hoạt tính của gingerol và shogaols nhanh chóng làm dịu bụng của bạn.
3. Chống lại n.hiễm t.rùng
Chất gingerol trong gừng chống lại n.hiễm t.rùng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Nó đủ sức xử lý nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn trong ruột, miệng và thậm chí cả hệ hô hấp.
Gừng còn chữa ngộ độc thực phẩm, viêm lợi, cảm lạnh và chứng bốc hỏa.
Gừng làm tăng số lượng tế bào T, tìm kiếm và t.iêu d.iệt các mầm bệnh trong cơ thể, theo Healthgrades .
4. Giảm Cholesterol
Thêm gừng tươi hoặc bột gừng vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm mức cholesterol xấu, theo Healthgrades .
5. Giảm viêm giảm đau
Một trong những lợi ích sức khỏe lớn nhất của gừng là giảm viêm, cũng giúp kiểm soát cơn đau cấp tính hoặc mạn tính, đặc biệt là viêm khớp.
Nó cũng hữu ích cho các cơn đau cơ ngắn hạn sau khi tập thể dục.
Một nghiên cứu từ Đại học Miami (Mỹ) cho thấy chiết xuất gừng có thể có hiệu quả tương đương với thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Vì vậy, nếu bị cứng khớp và đau cơ, hãy dùng gừng.
6. Giảm nguy cơ ung thư
Gừng có tác dụng phòng ngừa và giảm nguy cơ ung thư. Nó giúp bảo vệ tế bào khỏi những thay đổi ADN và có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, theo Healthgrades .
Gừng cũng làm cho các khối u ung thư dễ tiếp nhận với các phương pháp điều trị như xạ trị và hóa trị.
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu trên người hơn, nhưng nghiên cứu hiện tại đã phát hiện ra rằng gừng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư vú, ung thư bàng quang, ung thư hạch và ung thư da.
7. Giảm đau nửa đầu
Gừng có hiệu quả mạnh mẽ đ.ánh bay cơn đau nửa đầu. Dùng gừng có thể giúp giảm đau và buồn nôn do chứng đau nửa đầu và có tác dụng như thuốc trị đau nửa đầu thông thường sumatriptan.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 500 – 600 mg bột gừng khi bắt đầu cơn đau nửa đầu và tiếp tục uống mỗi 4 giờ một lần trong 4 ngày có thể bảo vệ người bệnh khỏi các triệu chứng đau nửa đầu.
Công thức pha nước gừng, theo Hindustan Times :
Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi cỡ 3 -5 cm; 3 tách nước; 1 muỗng canh mật ong.
Cách làm:
Dùng dao cạo gừng ra, cho vào chén.
Đun sôi 3 cốc nước.
Khi nước sôi, cho gừng vào.
Tắt bếp, để 5 phút.
Lọc bỏ xác gừng rồi rót nước gừng vào ly.
Thêm một muỗng mật ong và khuấy đều.
Nước gừng của bạn đã sẵn sàng!