Theo thống kê của Bộ Y tế, tới hết ngày 7/1, tại Hà Nội (gồm các cơ sở của TP và Trung ương) đang có 408 bệnh nhân COVID-19 nặng/nguy kịch, tăng gần 14% so với trung bình 7 ngày trước.
Tới hết ngày 7/1, Hà Nội đang điều trị cho hơn 40.700 bệnh nhân COVID-19, gần 79% tổng số bệnh nhân đang điều trị tại nhà (hơn 31.300 F0), 6.736 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở thu dung của TP, quận/huyện (tầng 1); gần 2.700 bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện (gồm tầng 2 và 5 bệnh viện tầng 3 của TP); gần 340 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Cùng thời điểm cập nhật này, theo thống kê cập nhật của Bộ Y tế, tại Hà Nội (gồm các cơ sở của TP và Trung ương) đang có 408 bệnh nhân nặng/nguy kịch, tăng gần 14% so với trung bình 7 ngày trước; trong đó có 336 bệnh nhân phải thở oxy qua mặt nạ/gọng kính – tăng 15%; 38 bệnh nhân phải thở máy xâm lấn, tăng hơn 27%…
Điều trị bệnh nhân COVID-19 nguy kịch tại Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), ảnh chụp chiều 7/1. Ảnh: Võ Thu
Tại hai cơ sở Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) và cơ sở 2 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hầu hết các bệnh nhân nặng/nguy kịch, tiên lượng t.ử v.ong đều là người cao t.uổi, nhiều bệnh nền, chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi vaccine, nhập viện khi đã suy hô hấp nặng.
Trao đổi với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống, lãnh đạo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, từ đầu tháng 1/2022, đơn vị này đã hoàn thành việc chuyển đổi công năng hoàn toàn sang Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị COVID-19 quy mô 500 giường.
20% bệnh nhân COVID-19 nặng, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư khẩn cấp chuyển đổi công năng thành ICU 500 giường
SKĐS – 20% bệnh nhân COVID-19 ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư nặng, phải can thiệp oxy trở lên. Viện đang lắp đặt đầu cấp oxy, trang thiết bị tất cả giường bệnh, sẵn sàng chuyển đổi sang cơ sở 500 giường hồi sức tích cực.
Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập; trung tâm y tế quận, huyện, thị xã về việc phân công hỗ trợ, chỉ đạo tuyến và tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 lần 2.
Các bệnh viện tầng 3 gồm Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Thanh Nhàn, Đa khoa Hà Đông, Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Đa khoa Đống Đa – chuyên khoa đầu ngành truyền nhiễm – hỗ trợ chuyên môn cho 35 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố, tuyến huyện thuộc tầng 2.
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang hỗ trợ 9 bệnh viện gồm: Bắc Thăng Long, Đa khoa Gia Lâm, Đa khoa Đông Anh, Đa khoa Sóc Sơn, Tim Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Tâm thần Hà Nội, Hòe Nhai, Việt Nam – Cu Ba;
Bệnh viện Thanh Nhàn hỗ trợ 8 bệnh viện: Thanh Trì, Phú Xuyên, Mê Linh, Thạch Thất, Ung bướu Hà Nội, Phổi Hà Nội, Thường Tín, 09;
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn hỗ trợ 8 bệnh viện: Y học cổ truyền Hà Nội, Hoài Đức, Quốc Oai, Đan Phượng, Phúc Thọ, Mắt Hà Nội, Da liễu Hà Nội, Phục hồi chức năng Hà Nội;
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và Bệnh viện Đa khoa Đống Đa hỗ trợ 10 bệnh viện: Đa khoa Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Vân Đình, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thận Hà Nội, Y học cổ truyền Hà Đông, Mắt Hà Đông.
Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố/tuyến huyện hỗ trợ chuyên môn các trung tâm y tế và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn được phân công trong công tác điều trị COVID-19.
Theo hướng dẫn mới của Hà Nội, bệnh viện tầng 2 tiếp nhận F0 có nguy cơ cao: Mắc bệnh lý nền có triệu chứng đợt cấp; phụ nữ có thai, vừa sinh con dưới hoặc bằng 42 ngày; t.rẻ e.m từ 3 tháng t.uổi trở xuống; SpO2 từ 90% – 96%. Với bệnh nhân sản khoa cần can thiệp chuyên khoa thì được chuyển Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Nhóm 5 bệnh viện tầng 3 của Hà Nội chỉ tiếp nhận F0 có nguy cơ rất cao: có tình trạng cấp cứu; SpO2 dưới 90%. Bệnh nhân sản khoa nguy cơ rất cao được chuyển tới Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Các bệnh viện tầng 3 sẽ hỗ trợ chuyên môn gồm: đào tạo, hướng dẫn chuyên môn về chẩn đoán, điều trị, theo dõi và phân tầng người bệnh COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế; hội chẩn trực tiếp và hội chẩn từ xa trong chẩn đoán, điều trị F0; hỗ trợ nhân lực khám, chữa bệnh trực tiếp (nếu cần) giữa các đơn vị trong hệ thống.
Theo Sở Y tế, việc tiếp nhận người bệnh, các cơ sở điều trị tiếp nhận người bệnh theo phân tầng điều trị. Các bệnh viện điều trị tầng 3, tầng 2 tiếp nhận người bệnh theo điều tiết của Sở Y tế và các bệnh viện điều trị tầng 3 bảo đảm an toàn, hiệu quả trong điều trị F0.
Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.
Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?
Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.
Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.
Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.
Hai nghiên cứu – một ở Brazil và một ở Pháp – đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.
Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo “sóng thần” ô nhiễm
Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.
Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.
Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong, theo wusa9.
Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.
Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể “nhiễm cả hai loại virus”, Daily Mail đưa tin.
Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch – có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều “khó xảy ra”, Daily Mail cho biết.
Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ “giúp chống lại bệnh nghiêm trọng”, ông nói thêm.