Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, ung thư ruột kết và trực tràng là bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở Mỹ và là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ 3.
“Đó là một căn bệnh mà các tế bào trong ruột kết hoặc trực tràng phát triển ngoài tầm kiểm soát. Đôi khi nó được gọi tắt là ung thư ruột kết… Đôi khi các khối u bất thường, được gọi là polyp, hình thành trong ruột kết hoặc trực tràng. Theo thời gian, một số polyp có thể chuyển thành ung thư.
Các xét nghiệm sàng lọc có thể tìm thấy các polyp để chúng có thể được loại bỏ trước khi chuyển thành ung thư. Tầm soát cũng giúp phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm, lúc này việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất”, theo CDC Mỹ.
Bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng Jeremy Lipman cho biết: “Những bệnh ung thư này rất nghiêm trọng nhưng cũng có thể phòng ngừa được”.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo ung thư ruột kết, theo Eat This, Not That!
1. Buồn nôn và nôn mửa
Theo Johns Hopkins Medicine, buồn nôn và nôn mửa có thể là dấu hiệu của ung thư ruột kết.
Johns Hopkins Medicine cho biết: “Buồn nôn và nôn mửa có thể xảy ra nếu một khối u ruột kết hoặc trực tràng đang cản trở ruột và ức chế sự lưu thông của chất thải lỏng hoặc rắn hoặc khí. Tắc ruột cũng có thể kèm theo đau quặn bụng, chướng bụng và táo bón… Nếu bạn cảm thấy buồn nôn dai dẳng, có dấu hiệu mất nước hoặc nôn mửa kéo dài hơn 24 giờ, hãy đi khám ngay lập tức”.
2. Đau bụng
Bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng David Liska cho biết: “Đau bụng không phải là một triệu chứng rất phổ biến liên quan đến ung thư đại trực tràng, nhưng nó có thể xảy ra”.
“Vì vậy, nếu bạn bị đau bụng, rồi lại đau bụng, liên tục trong một khoảng thời gian, thì cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay”, bác sĩ Liska lưu ý.
3. C.hảy m.áu trực tràng
C.hảy m.áu trực tràng có thể xảy ra vì những lý do khác ngoài ung thư ruột kết, nhưng vẫn nên được bác sĩ kiểm tra để loại trừ bất cứ điều gì nguy hiểm.
“Nếu bất kỳ ai có bất kỳ thay đổi nào trong thói quen đi tiêu, nếu đi tiêu bị c.hảy m.áu – ngay cả khi họ nghĩ đó là bệnh trĩ và nó không biến mất – thì cần đi nội soi”, Vikram Reddy, tiến sĩ, bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng cho biết.
4. Thay đổi trong thói quen đại tiện
Những thay đổi trong thói quen đi tiêu – ví dụ, phân bất thường – cần được xem xét một cách nghiêm túc.
“Ngay cả khi bạn đang ở độ t.uổi 20 hay 30, bạn cũng nên đi kiểm tra nếu bạn bị c.hảy m.áu trực tràng, nếu bạn có bất kỳ thay đổi nào trong thói quen đi tiêu, bất kỳ thay đổi nào về sự thèm ăn (như cảm thấy “no” sớm), giảm cân hoặc đau bụng không rõ nguyên nhân”, Haddon Pantel, bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng ở Yale Medicine, cho biết.
5. Mệt mỏi và sụt cân không rõ nguyên nhân
Không nên bỏ qua tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân và mệt mỏi, vì chúng đều là những triệu chứng có thể có của ung thư ruột kết.
Bác sĩ David Richards cho biết: “Giảm cân đột ngột và không rõ nguyên nhân, c.hảy m.áu trực tràng hoặc m.áu trong phân. Tôi sẽ đặc biệt lo lắng nếu những triệu chứng này xuất hiện đột ngột”.
Theo Johns Hopkins Medicine, “Tiêu chảy kéo dài có thể gây sụt cân. Đau dạ dày và buồn nôn có thể làm giảm cảm giác thèm ăn khiến bạn không tiêu thụ đủ thức ăn để duy trì cân nặng. Tất cả những vấn đề này, cũng như thiếu m.áu, có thể dẫn đến suy nhược”.
6. Khi nào nên đi bác sĩ khám?
Bác sĩ khuyên bạn nên kiểm tra thường xuyên ở độ t.uổi trên 45. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về bệnh ung thư ruột kết, hãy tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia y tế càng sớm càng tốt.
Phòng khám Cleveland khuyên bạn nên kiểm tra thường xuyên ở độ t.uổi trên 45, vì có thể ngăn ngừa hoặc điều trị thành công 85% ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện kịp thời thông qua nội soi thường xuyên.
Tiến sĩ Lipman cho biết: “Nhìn chung, ung thư đại trực tràng có khả năng phòng ngừa cao và nếu được phát hiện sớm, đây cũng là một trong những loại ung thư có thể chữa khỏi cao nhất”, theo Eat This, Not That!
90% bệnh nhân ung thư đường ruột sẽ có những triệu chứng này khi đi vệ sinh
Tuy ung thư đường ruột là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm từ giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Ung thư đường ruột là một trong những loại ung thư phổ biến nhất tại Châu Âu, phần lớn xuất hiện ở độ t.uổi 60. Căn bệnh này có một vài triệu chứng đặc trưng nhưng hầu hết không phải là những dấu hiệu cảnh báo quá rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Ung thư đường ruột thường được nhận biết thông qua những biểu hiện ở ruột kết và trực tràng nhưng rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu.
Khi bị ung thư đường ruột, khoảng 90% bệnh nhân sẽ có những sự thay đổi nhất định trong thói quen đi vệ sinh, điển hình như việc thường xuyên đau bụng; đầy hơi; són tiểu; táo bón và tiêu chảy xen kẽ; phân đổi màu, không định hình thậm chí là có m.áu trong phân. Đồng thời, người bệnh sẽ luôn trong trạng thái cảm thấy người mệt mỏi, khó thở, chán ăn, sụt cân nhanh chóng, nôn mửa và thiếu sức sống.
Để lý giải về nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng này, các chuyên gia cho biết, một số bệnh nhân ung thư đường ruột giai đoạn đầu sẽ bị tiêu chảy kéo dài, sau đó có thể xuất hiện táo bón, đôi khi xen kẽ nhau là vì sự phát triển của tế bào ung thư có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của trực tràng, và làm niêm mạc ruột bị kích thích bởi tế bào ung thư dẫn đến tăng nhu động đường tiêu hóa và gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, trong quá trình đại tiện, khối u trong ruột dễ bị ma sát khiến đi ngoài ra m.áu đỏ thẫm hoặc phân chuyển màu đen.
Tuy ung thư đường ruột là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm từ giai đoạn đầu thì có thể dùng phương pháp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị triệt để nhằm ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư, giúp tăng tỷ lệ sống thêm 5 năm và kéo dài thời gian sống.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư đường ruột?
Hạn chế đồ ăn cay
Thức ăn cay có khả năng kích thích ruột một cách trực tiếp, “tiếp tay” đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn có hại trong ruột gây ảnh hưởng nặng nề đến bộ phận này. Vì vậy, để phòng chống ung thư đường ruột phải thường xuyên ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, những thực phẩm có chứa chất xơ thô cao khác để thúc đẩy nhu động ruột và giảm gánh nặng cho đường ruột.
Hạn chế đồ ăn nhanh và các loại thịt đỏ
Tránh ăn quá nhiều thức ăn giàu chất béo và đạm động vật, vì nó có thể kích thích việc bài tiết mật, làm tăng lượng dịch mật trong đường mật, đồng thời cũng làm tăng axit mật và cholesterol trong phân. Trực khuẩn kỵ khí phát triển trong ruột già tác dụng trực tiếp lên cholesterol và axit mật dễ sinh ra nhiều chất gây ung thư.
Tránh bị táo bón
Để tránh bị táo bón thì việc uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm có chất xơ là phương pháp tối ưu nhất để duy trì tình trạng tiêu hóa tốt. Đồng thời còn làm giảm hiện tượng phân ứ đọng lâu trong ruột già, góp phần phục hồi và thúc đẩy năng suất làm việc của bộ phận này, giúp hạn chế hấp thu các chất gây ung thư qua đường tiêu hóa.
Điều trị sớm polyp ruột
Điều trị tích cực các bệnh viêm loét đại tràng và các polyp đường ruột, đặc biệt là các polyp tuyến (tổn thương t.iền ung thư của ung thư đại trực tràng) là một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư đường ruột hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cần kịp thời cắt bỏ và kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để tránh nguy cơ bị ung thư đường ruột. Ngoài ra, bệnh viêm ruột mãn tính và nhiều loại polyp khác nhau nên được điều trị càng sớm càng tốt, cũng như bệnh kiết lỵ mãn tính và bệnh sán máng.