Những thay đổi nhỏ này tạo ra sự khác biệt to lớn trong việc giảm thiểu rủi ro của bạn.
Việc phát hiện ra mình bị t.iền tiểu đường có thể khiến bạn lo lắng. Nó không chỉ đáng sợ, mà bạn còn phải đối mặt với những thay đổi trong lối sống sẽ xảy ra.
Được chẩn đoán t.iền tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong m.áu của bạn quá cao, thường là do cơ thể bạn không xử lý đường theo cách mà nó đã từng làm.
Rất may, những thay đổi này thực sự có thể tạo nên sự khác biệt. Theo Phòng khám Mayo, có thể đảo ngược tình trạng t.iền tiểu đường – nghĩa là không phải lúc nào nó cũng dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Tất cả những gì cần làm là thực hiện một vài thay đổi trong lối sống.
Một phần của việc đảo ngược chẩn đoán này là duy trì cân nặng hợp lý, bao gồm hoạt động thể chất nhiều hơn và thay đổi chế độ ăn uống của bạn.
Một số chuyên gia dinh dưỡng đã nói về một số thói quen uống cần thực hành để đẩy lùi t.iền tiểu đường, theo Eat This, Not That!
1. Tăng lượng nước uống vào
Uống đủ nước và uống nhiều nước sẽ giúp đẩy lùi tình trạng t.iền tiểu đường, cũng như duy trì sức khỏe tổng thể.
Trista Best, chuyên gia dinh dưỡng tại Balance One (Mỹ), cho biết thêm: “Tăng lượng nước của bạn có thể giúp đẩy lùi t.iền tiểu đường theo hai cách chính. Một, bạn có khả năng thay thế đồ uống chứa nhiều đường, như nước ngọt và nước trái cây, bằng nước. Điều này sẽ cắt giảm đáng kể lượng đường và calo rỗng mà bạn nạp vào trong cả ngày.
Thứ hai, nước giúp ổn định và kiểm soát lượng đường trong m.áu, điều này sẽ dẫn đến ít tăng đột biến và tăng cao trong thời gian dài, điều này chắc chắn dẫn đến chỉ số A1c và đường huyết tổng thể thấp hơn”.
2. Uống cà phê đen không đường
Nên uống cà phê đen không đường để đạt nhiều lợi ích sức khỏe nhất. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bạn có thể muốn suy nghĩ lại nếu bạn là người thích thêm nhiều kem và đường vào cốc cà phê của mình.
Chuyên gia Best nói: “Cà phê đen không nhất thiết giúp cải thiện lượng đường trong m.áu, nhưng việc cắt giảm lượng đường và kem mà bạn đang cho vào cà phê là quan trọng. Bước đơn giản này có thể cắt giảm đáng kể mức tăng đột biến và mức cao tổng thể của lượng đường trong m.áu của bạn.
Đối với nhiều người, giảm một vài cân cũng có thể cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm chỉ số A1c của họ. Vì vậy, bằng cách cắt giảm lượng calo rỗng có trong đường và kem, bạn cũng có thể hỗ trợ đẩy lùi t.iền tiểu đường”.
3. Chọn nước có ga thay vì nước ngọt
Nó ngọc (soda) chứa nhiều calo và đường rỗng, và việc uống soda thường xuyên được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường.
Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống soda hằng ngày có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 26%.
Chuyên gia Best nói: “Cắt bỏ soda là một trong những cách thay đổi lối sống dễ thực hiện nhất để đảo ngược chẩn đoán t.iền tiểu đường của bạn. Loại nước giải khát này chứa đầy đường và calo rỗng chỉ dẫn đến tăng đột biến lượng đường và tăng cân, cả hai đều góp phần gây ra t.iền tiểu đường.
Bằng cách thay thế soda bằng nước có ga hoặc nước có hương vị, bạn sẽ thực hiện một bước trong việc đảo ngược chẩn đoán t.iền tiểu đường của mình”.
4. Thêm giấm táo vào nước
Cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục, bạn có thể sử dụng giấm táo để giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu trước khi ăn.
“Uống nước có cho thêm giấm táo vào trước khi ăn có thể giúp ổn định lượng đường trong m.áu sau khi ăn”, chuyên gia dinh dưỡng Andrea Memon nói.
“Một phân tích tổng hợp về tác động của việc tiêu thụ giấm đối với việc kiểm soát đường huyết ở người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy rằng tiêu thụ giấm dẫn đến lượng đường huyết lúc đói và lượng hemoglobin A1c tốt hơn đáng kể”.
5. Hạn chế tiêu thụ “rượu đường” (sugary alcohol)
Nếu bạn được chẩn đoán mắc t.iền tiểu đường, điều đó có nghĩa là lượng đường trong m.áu của bạn quá cao.
Do đó, bạn sẽ muốn cắt giảm lượng đường của mình càng nhiều càng tốt, bao gồm cả đồ uống bạn tiêu thụ.
“Cocktail và đồ uống hỗn hợp có thể chứa đầy đường, có nghĩa là một đêm đi chơi có thể gây ra tình trạng quá tải đường chỉ vì uống rượu”, Allison Gross, chuyên gia dinh dưỡng và là người sáng lập Phương pháp 4Q, cho biết, theo Eat This, Not That!
Làm sao biết mình đang t.iền tiểu đường hay đã mắc bệnh tiểu đường?
T.iền tiểu đường là dấu hiệu cảnh báo sớm tiểu đường loại 2. T.iền tiểu đường không có triệu chứng và có thể diễn biến âm thầm trong nhiều năm.
Do đó, nhiều người đang mắc t.iền tiểu đường nhưng không hay biết.
T.iền tiểu đường là tình trạng mà đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng vẫn chưa cao đến mức bị xem là tiểu đường (đái tháo đường). Đặc điểm chung của t.iền tiểu đường và tiểu đường là đường huyết cao, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Thay đổi lối sống bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể giúp đảo ngược t.iền tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Với một người khỏe mạnh, lượng đường trong m.áu thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm trong ngày, bữa ăn, t.uổi tác, hoạt động thể chất. Vào buổi sáng, đường huyết một người khỏe mạnh có thể dao động từ 70 đến 100 mg/dL. Khoảng 2 giờ sau khi ăn, đường huyết của họ sẽ lên khoảng 110 mg/dL.
Tuy nhiên, ở người t.iền tiểu đường và tiểu đường, đường huyết trong m.áu sẽ cao hơn. Ví dụ, đường huyết vào buổi sáng của họ là khoảng 100 mg/dL nhưng có thể tăng lên 180 mg/dL sau khi ăn sáng.
Tiểu đường được chia ra làm 2 loại là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Tiểu đường loại 1 xảy ra khi tuyến tụy đột ngột không tiết ra hoóc môn insulin hoặc tiết ra rất ít. Loại tiểu đường này không thể phòng ngừa, thường xảy ra ở t.rẻ e.m và thanh thiếu niên.
Tiểu đường loại 2 thì khởi phát từ từ, thường xảy ra ở người lớn t.uổi. Khoảng 95% người mắc tiểu đường là tiểu đường loại 2, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người cần tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Ảnh SHUTTERSTOCK
Với bệnh nhân tiểu đường loại 2, tuyến tụy người bệnh vẫn tiết insulin nhưng cơ thể lại xuất hiện hiện tượng kháng insulin, tức tế bào cần một lượng insulin lớn hơn để có thể hấp thụ đường glucose. Tình trạng này dẫn đến đường huyết tăng cao. Trước khi mắc tiểu đường loại 2, người bệnh sẽ trải qua giai đoạn t.iền tiểu đường suốt nhiều năm.
Do đó, những người có nguy cơ cao cần phải kiểm tra đường huyết để phát hiện sớm nếu đang bị t.iền tiểu đường. Những nhóm người này gồm người thừa cân, béo phì, hút thuốc, ăn nhiều đường, thực phẩm chế biến, ít vận động, t.iền sử gia đình có người bị tiểu đường, người từ 45 t.uổi trở lên hay phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ.
Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Để kiểm tra đường huyết, mọi người cần nhịn ăn trong vòng 8 tiếng trước khi kiểm tra. Nếu đường huyết thấp từ 99 mg/dL trở xuống thì sức khỏe bình thường. Nếu đường huyết rơi vào 100 đến 125 mg/dL là t.iền tiểu đường, từ 126 mg/dL là tiểu đường.
Người bị t.iền tiểu đường có thể đảo ngược tình trạng này bằng cách thay đổi lối sống để giảm đường huyết. Họ phải ăn uống lành mạnh hơn, ăn nhiều rau củ, hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩn chế biến và tinh bột trắng. Đồng thời, kết hợp tập thể dục thường xuyên với thời lượng ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần, theo Healthline.