Suy giảm thính giác chủ yếu xảy ra ở người già do liên quan đến lão hóa. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở mọi lứa t.uổi.
Tại Mỹ, các thống kê cho thấy có đến 37,5 triệu người trên 18 t.uổi gặp vấn đề về thính giác. Trong khi đó, trung bình 1.000 t.rẻ e.m ở Mỹ thì có 3 em bị suy giảm thính lực ở 1 hoặc 2 tai, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Suy giảm thính giác khiến người bệnh khó giao tiếp, dẫn đến tự cô lập và thu rút khỏi các cuộc gặp gỡ với mọi người. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngoài t.uổi tác thì các yếu tố như điều kiện làm việc, tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn, chẳng hạn như âm thanh lớn từ tai nghe hay trong các sự kiện âm nhạc, cũng góp phần gây suy giảm thính giác.
Nếu không được điều trị, mất thính giác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc. Hậu quả là dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.
Một nghiên cứu đăng trên chuyên san y khoa The Lancet cho thấy suy giảm thính giác làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Mức độ suy giảm càng cao thì nguy cơ bị sa sút trí tuệ càng tăng.
Theo đó, người suy giảm thính giác mức độ nhẹ có nguy cơ sa sút trí tuệ cao gấp 2 lần bình thường. Nguy cơ này ở người suy giảm thính lực mức độ vừa và nặng lần lượt là 3 lần và 5 lần.
Không những vậy, suy giảm thính giác không được điều trị sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự minh mẫn và trí nhớ của người bệnh, nhất là người già. Vì khi khó nghe rõ, người mắc sẽ phải tập trung tinh thần nhiều hơn để lắng nghe, từ đó khiến bộ não không thể tập trung cho việc ghi nhớ và hiểu ngôn từ.
Các thống kê cho thấy hơn 90% người bị suy giảm thính lực là nhóm trên 50 t.uổi. Vì không thể nghe rõ nên họ khó giao tiếp với mọi người. Do đó, người bị suy giảm thính lực có xu hướng bị cô lập và thu rút khỏi các cuộc gặp gỡ với mọi người.
Vì thính giác rất quan trọng với sức khỏe nên mọi người cần kiểm tra thính giác định kỳ, đặc biệt là người có nguy cơ cao bị suy giảm thính giác. Các chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra thính giác từ 3 đến 5 năm/lần. Những người trên 60 t.uổi hay thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn có thể kiểm tra thường xuyên hơn, theo Healthline.
3 sai lầm đang mắc phải khi tập luyện làm tổn thương khớp
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho các khớp xương luôn dẻo dai và chắc khỏe. Dù vậy, một số thói quen khi tập có thể đang vô tình gây tổn hại đến khớp.
Tập thể dục mang lại những lợi ích đáng kinh ngạc cho cả thể chất và tinh thần. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, tập luyện thể dục sẽ giúp kéo dài t.uổi thọ, giảm nguy cơ mắc ung thư, tim mạch, cải thiện trầm cảm và nhiều lợi ích khác.
Tăng cường độ tập luyện đột ngột sẽ khiến khớp xương dễ bị tổn thương. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các khớp xương, trong đó có khớp đầu gối, sẽ luôn chắc và khỏe mạnh nếu tập luyện thường xuyên. Kích thích do vận động tạo ra sẽ giúp phát triển cơ bắp, dây chằng và gân quanh khớp. Các mô này khi phát triển khỏe mạnh sẽ có tác dụng như một cái nẹp giúp ổn định khớp, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nếu sau một buổi chạy bộ hay tập gym mà bạn cảm thấy bị đau nhức khớp thì đó là dấu hiệu cảnh báo đang có gì đó sai lầm trong quá trình tập luyện. Dưới đây là những sai lầm khi tập có thể gây tổn hại khớp:
Không khởi động kỹ
Một số người có thể ngại khởi động khi chạy bộ, tập gym hay chơi các môn thể thao khác. Khởi động rất quan trọng vì giúp kích thích nhịp tim, phổi và cơ xương. Bỏ qua bài khởi động sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương.
Có rất nhiều cách khởi động trước khi tập. Ví dụ, trước khi chạy bộ thì có thể đi bộ trong 5 đến 10 phút. Trước khi nâng tạ, người tập có thể đi trên máy chạy bộ hoặc đạp xe khoảng 5 phút.
Tập mà không có ngày nghỉ
Để giảm cân hoặc tăng cơ thì cần sự kiên trì tập luyện. Nhưng nếu tập quá nhiều, nghỉ ngơi quá ít sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng suy nhược, làm tăng nguy cơ chấn thương khớp.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên nghỉ ngơi ít nhất 1 ngày/tuần. Trong ngày nghỉ đó, cơ bắp sẽ được phục hồi, các khớp được giảm áp lực vận động. Cơ thể cũng sẽ cân bằng lại các hoóc môn. Nhờ vậy, mọi người sẽ dồi dào năng lượng hơn khi quay trở lại tập luyện.
Tập quá nhiều trong 1 buổi
Có những người vì nôn nóng muốn tập luyện nhanh có kết quả nên tăng cường độ tập lên cao đột ngột. Họ chạy bộ nhiều hơn, nâng tạ nặng hơn và tập lâu hơn nhiều so với ngày thường.
Tăng cường độ tập đột ngột sẽ khiến cơ bắp, xương, khớp và mô liên kết không có thời gian thích nghi. Tình trạng này sẽ khiến các khớp xương dễ bị chấn thương, theo Healthline.