Cập nhật trên cổng tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đến 10h ngày 31/12, cả nước đã tiêm gần 151 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại khác nhau.
Trong ngày 30/12, cả nước tiêm hơn 1,6 triệu liều.
Gần 100% người trên 18 t.uổi tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19
Cập nhật trên cổng tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đến 10h ngày 31/12, cả nước đã tiêm gần 151 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại khác nhau. Trong ngày 30/12, cả nước tiêm hơn 1,6 triệu liều.
Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ t.uổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.
PGS.TS Dương Thị Hồng- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW giám sát công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 tại tỉnh Thái Bình Ảnh: Thái Bình
Tính đến ngày 30/11, số liều vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 137.305.579 liều, trong đó có 69.970.003 mũi 1; 63.287.656 mũi 2; 1.171.258 mũi 3 (đối với vaccine Abdala ); 994.301 liều bổ sung và 1.882.361 liều nhắc lại.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 99,4% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 89,9% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 96,1% và 86,8%; miền Trung là 96,8% và 88,2%; Tây Nguyên là 96,8% và 82,6%; miền Nam là 100% và 92,6%.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 40/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 14/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 09/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ dưới 90% là Quảng Bình (85,3%), Hưng Yên (86,7%), Lạng Sơn (87,3%), Cao Bằng (88,5%), Nam Định (88,6%), Cà Mau (88,6%), Tây Ninh (88,7%), Lai Châu (88,9%) và Hà Tĩnh (89,0%).
Tỷ lệ bao phủ đủ liều vaccine phòng COVID-19 cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 31/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 80 – dưới 90%; 12/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều dưới 80%, trong đó 5 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Sơn La (68,3%), Hải Dương (73,9%), Thái Nguyên (75,7%), Cao Bằng (76,0%) và Gia Lai (76,2%).
Về triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 12.013.079 liều, trong đó có 7.548.180 mũi 1 và 4.464.899 mũi 2.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 83% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine là 49,1% dân số từ 12 -17 t.uổi. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 78,0% và 37,9%; miền Trung là 75,2% và 36,4%, Tây Nguyên là 86,2% và 18,8%, Miền Nam là 91,5% và 72,0%.
Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm t.uổi này là Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, T.iền Giang, Long An, Tây Ninh, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Đảm bảo tiêm đủ liều cơ bản vaccine phòng COVID-19 cho người từ 12 t.uổi trở lên
Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế mới đây đã có văn bản về việc tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19.
Tại văn bản này, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 đảm bảo tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 t.uổi trở lên; rà soát không bỏ sót đối tượng tiêm chủng và tổ chức tiêm vét cho tất cả người dân có đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ liều vaccine.
Các Cơ quan, đơn vị trung ương chủ động liên hệ và lập danh sách đối tượng đã tiêm liều cơ bản (ghi rõ loại vaccine tiêm, thời gian tiêm mũi 1, mũi 2, mũi 3 (đối với vaccine tiêm 3 liều)) gửi về các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được phân công để được tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn TP Hà Nội và TP HCM
Trường hợp các đơn vị có nhân viên ở các địa phương khác thì chủ động liên hệ với Sở Y tế nơi đóng trên địa bàn để được tiêm chủng.
Các Bệnh viện, Viện, Trường Đại học Y đã được Bộ Y tế phân công gồm Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho các đối tượng thuộc các cơ quan, đơn vị Trung ương trên địa bàn; Tiêm cho toàn bộ cán bộ, nhân viên, người làm việc tại đơn vị mình và người thân của nhóm đối tượng này; Những người đến khám bệnh và điều trị tại đơn vị mình.
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị có thể bố trí thêm các điểm tiêm chủng lưu động hoặc tiêm chủng tại nhà (trong trường hợp đối tượng tiêm chủng không thể đi lại được,..) phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương theo qui định.
Dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tế Trung ương căn cứ đề xuất của các đơn vị để phân bổ vaccine phòng COVID19 phù hợp
Du lịch Việt Nam: Khám phá vẻ đẹp của trang phục dân tộc
Tà áo dài thướt tha của mẹ trong ngày cưới hay chiếc áo bà ba nâu lấm tấm những giọt mồ hôi của cha mỗi khi ra đồng và hình ảnh rất đỗi quen thuộc của các cụ ông, cụ bà, các mẹ, các cha trong chiếc áo thân quen có lẽ đây chính là những ký ức đẹp thuở thiếu thời của bao người.
Trang phục truyền thống của người Việt Nam không chỉ đơn thuần là niềm tự tôn của dân tộc, mà hơn cả thế, nó mang đậm bản sắc văn hóa, chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử được người bao đời gìn giữ và trân trọng. Mỗi chiếc áo là biểu trưng cho một mảnh tình. Tà áo dài thướt tha của mẹ trong ngày cưới hay chiếc áo bà ba nâu lấm tấm những giọt mồ hôi của cha mỗi khi ra đồng và hình ảnh rất đỗi quen thuộc của các cụ ông, cụ bà, các mẹ, các cha trong chiếc áo thân quen có lẽ đây chính là những ký ức đẹp thuở thiếu thời của bao người.
Du lịch Việt Nam: Khám phá vẻ đẹp của trang phục dân tộc
Du lịch Việt Nam: Khám phá vẻ đẹp của trang phục dân tộc
Mỗi khi nhắc đến Việt Nam, chúng ta sẽ luôn tự hào với trang phục áo dài truyền thống. Tuy nhiên, với mỗi vùng thì sẽ lại có mỗi trang phục khác nhau. Khi nói về con gái miền Bắc người ta thường nghĩ ngay đến áo tứ thân, 4 tà áo ấy cũng chính là tứ thân phụ nghĩa, ý tượng trưng cho cha mẹ và cha mẹ chồng của người con gái ấy. Trong khi đó, về với miền Tây là hình ảnh các cô gái miền sông nước trong chiếc áo bà ba và chiếc quần đen đã trở nên gần gũi và quen thuộc. Dù bây giờ cuộc sống có hiện đại nhiều, thế nhưng khi về miền Tây du khách sẽ hay bắt gặp các cô gái đang mang trên mình những bộ áo bà ba đơn sơ mà giản dị. Hay chiếc áo chàm là trang phục của nhiều dân tộc khác nhau trên vùng núi phía Bắc, vẫn giữ được nét duyên ngầm, tạo nên sức quyến rũ đặc biệt.
Áo dài – Nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Việt
Từ lâu, chiếc áo dài đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt, bộ trang phục dân tộc không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước. Áo dài hiện thân cho dân tộc Việt Nam, một vẻ đẹp mỹ miều đầy đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt. Vẻ đẹp của áo dài khó nói thành lời, vừa mềm mại, dịu dàng nhưng vừa kín đáo của chiếc áo dài Việt Nam được thể hiện qua cổ tròn cao kiêu hãnh, bờ vai mềm cùng với hai tà áo thướt tha, mỏng manh dài dọc theo hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống như cánh bướm bay trong gió.
Thường được mặc với quần cùng màu hoặc với các màu trắng rất tao nhã, áo dài thường được may từ nhiều loại vải khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là thoáng mát, mềm và nhẹ. Có thể nói rằng, hiếm có một loại trang phục nào vừa kín đáo, chuẩn mực, lại vừa tôn lên dáng vẻ thướt tha, mềm mại của người phụ nữ Việt như chiếc áo dài truyền thống. Còn đối với áo dài nam thì lại mang nét trang trọng, tạo nên tâm hồn, cốt cách của người đàn ông đất Việt. Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa t.uổi, họ chọn mặc áo dài không chỉ trong các sự kiện trang trọng, những ngày lễ, tết, cưới hỏi mà còn trong đời sống hằng ngày từ công sở đến trường học hay những lần dạo phố…
Hình ảnh người phụ nữ Việt duyên dáng với tà áo dài sẽ mãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi du lịch Việt Nam , nó vẫn luôn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt.
Áo bà ba – Nét đẹp duyên dáng của người Miền Tây
Áo bà ba – Nét đẹp duyên dáng của người Miền Tây
Đây là trang phục đặc trưng cho người phụ nữ Nam bộ từ bao đời nay. Mỗi khi nhắc đến chiếc áo bà ba sẽ làm cho người ta nghĩ ngay đến vẻ đẹp đầy mộc mạc của người phụ nữ miền quê sông nước. Áo bà ba là loại áo không có cổ, thân trước hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo mặc kết hợp với những chiếc quần đen hoặc trắng dài chấm cổ chân hoặc qua gót chân đã làm đẹp thêm vóc dáng của người phụ nữ với chiếc lưng cong thanh thoát, mềm mại. Áo bà ba toát lên vẻ mộc mạc, giản dị, trong trẻo cho người mặc. Ngày nay áo bà ba đã được cách tân từ dáng áo cho đến họa tiết, càng tô thêm nét yêu kiều mộng mơ cho phái đẹp.
Áo bà ba còn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Nam bộ mạnh mẽ, trung kiên trong hai cuộc chiến tranh giữ nước. Nón lá, khăn rằn, áo bà ba đã theo bước chân người phụ nữ xông pha trong các cuộc nổi dậy Đồng Khởi, những người phụ nữ ấy đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc và hình ảnh ấy vẫn đẹp, vẫn mãi mãi lung linh trong sáng, dệt nên trang sử đẹp một thời hào hùng của dân tộc.
Áo tứ thân – Nét đẹp truyền thống của phụ nữ Kinh Bắc Xưa
Hình ảnh đặc trưng của văn hóa xứ Kinh Bắc xưa, đó chính là những người phụ nữ trong chiếc áo tứ thân cùng dải yếm đào. Áo tứ thân gồm có bốn tà tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ vợ, cha mẹ chồng), hai tà áo trước buộc lại với nhau lại tương
trưng cho tình nghĩa vợ chồng. Một vạt cụt như cái yếm, bên ngoài là hai vạt lớn tựa như hình ảnh cha mẹ ôm lấy đứa con của mình vào lòng. Điểm đặc biệt của những chiếc áo tứ thân chính là không có cúc hay nút cài nên phải mặc với áo yếm, dải yếm đào. Chiếc khăn mỏ quạ và chiếc nón quai thao luôn gắn liền với chiếc áo tứ thân. Từ đó đã làm nên vẻ đẹp của người phụ nữ Bắc Bộ đơn giản, tế nhị và đầy kín đáo.
Trang phục thấm đẫm hồn quê, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử cùng với sự cải tiến của nhiều trang phục dân tộc truyền thống khác. Nhưng hình ảnh áo tứ thân sẽ không bao giờ mất đi trong đời sống của người Việt. Áo tứ thân vẫn giữ trọn nét đẹp giản dị của người phụ nữ Việt xưa và mãi mãi là một phần linh hồn của dân tộc Việt Nam.
Áo chàm – Nét đẹp độc đáo của sắc tràm trên trang phục dân tộc
Đây là một loại trang phục truyền thống của dân tộc Tày, Nùng và nhiều dân tộc khác trên vùng núi cao của phía Bắc, Việt Nam. Chàm là tên gọi của một loài thực vật mà các dân tộc này dùng nhuộm màu cho áo. Tuy nhiên, cùng sắc chàm đặc trưng nhưng với bộ trang phục của mỗi dân tộc khác nhau lại được biến tấu thể hiện kiểu dáng và sắc thái hoàn toàn riêng biệt. Đối với người Tày thì áo chàm là loại áo dài xẻ tà, không thêu trang trí, vạt áo trùm qua đầu gối, tay và thân áo bó vừa người, áo được cài khuy bằng đồng ở nách bên phải.
Còn với người Nùng, thì mỗi nhóm Nùng đều có sự trang trí trên trang phục khác nhau: áo của người Nùng Phàn Sình thường được thêu chỉ nổi với màu sắc sặc sỡ phần cổ và phần vạt áo; còn áo của người Nùng Cháo lại được thêu chỉ chìm kín đáo. Cùng với sự hiện đại của cuộc sống ngày nay, các loại trang phục truyền thống này đang dần bị biến đổi và mai một.
Dù trải qua bao nhiêu thời gian, bao nhiêu lần cách tân để phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của thời đại thì những bộ trang phục dân tộc truyền thống vẫn giữ lại được những nét cơ bản ấy. Đây là một trong những giá trị truyền thống lâu đời, cần được bảo tồn và gìn giữ.