Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Nam Phi, những người mắc biến thể Omicron phần lớn đã được tiêm phòng cũng nâng cao miễn dịch trước biến thể Delta.
Một nghiên cứu nhỏ của các nhà khoa học Nam Phi phát hiện ra rằng, kháng thể tạo ra ở những người mắc biến thể Omicron, phần lớn đã được tiêm phòng vaccine, có thể nâng cao miễn dịch trước biến thể Delta.
Nghiên cứu tiến hành trên 15 người mắc biến thể Omicron cho thấy những người mắc biến thể Omicron củng cố hệ miễn dịch hơn trước biến thể Delta. Các nhà khoa học đã lấy mẫu thử để kiểm tra khả năng trung hòa biến thể Omicron và Delta 14 ngày sau.
2 trường hợp đã bị loại trừ ra khỏi nghiên cứu do thiếu khả năng trung hòa biến thể Omicron.
Theo các nhà khoa học, 13 trường hợp còn lại đã tăng gấp 14 lần khả năng trung hòa biến thể Omicron, và tăng gấp 4,4 lần khả năng trung hòa biến thể Delta.
Do đó, việc nâng cao khả năng trung hòa biến thể Delta có thể phần nào nhờ vào kháng thể trung hòa biến thể Omicron.
Tiêm phòng vaccine giúp kích hoạt hệ miễn dịch ngăn ngừa COVID-19, bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện và t.ử v.ong.
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh, 11/13 người mắc biến thể Omicron trong khảo sát đã được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19, một số người trước đây từng mắc COVID-19 chủng khác.
Do đó, GS. Alex Sigal tại Viện nghiên cứu sức khỏe châu Phi chỉ ra tầm quan trọng của vaccine trong việc nâng cao miễn dịch chống lại các biến thể virus.
Việc cơ thể nâng cao miễn dịch trước biến thể Delta có thể là do hiệu quả chéo của kháng thể chống lại biến thể Omicron do cơ thể sản sinh ra, hoặc có thể do cơ thể kích hoạt phản ứng miễn dịch sau khi từng mắc hoặc do miễn dịch tạo ra do vaccine.
“Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng ở nhiều người, đặc biệt là ở những người đã tiêm phòng vaccine COVID-19 cũng nâng cao miễn dịch sản sinh ra kháng thể chống lại biến thể Delta”, GS. Alex Signal nói.
Biến thể Omicron lần đầu tiên phát hiện tại Nam Phi vào tháng 11/2021 và kể từ đó đã lây lan toàn thế giới, gây ra nguy cơ quá tải bệnh viện và buộc nhiều chuyến bay phải hủy bỏ.
Hai nghiên cứu của Anh quốc cho thấy những người nhiễm biến thể Omicron có nguy cơ nhập viện thấp hơn 70% so với người nhiễm biến thể Delta.
Các nhà khoa học và các chuyên gia y tế đã tỏ ra thận trọng hơn trong báo cáo về các triệu chứng nhẹ hơn của biến thể Omicron.
Hiện chưa rõ ràng về các bằng chứng triệu chứng nhẹ hơn và ít ca biến chứng nguy hiểm hơn do biến thể Omicron là do đặc tính của biến thể này hay do người dân có miễn dịch cao hơn nhờ đã được tiêm phòng COVID-19 đại trà hay do miễn dịch có được do từng mắc COVID-19 trước đó.
Kit xét nghiệm của Việt Á được cung cấp ra thị trường như thế nào?
Tháng 3/2020, sản phẩm của Việt Á là kit xét nghiệm duy nhất được Bộ Y tế cấp phép. Khi đó, nguồn cung, chủng loại trên thế giới còn rất hạn chế, giá cao, bộ kit của Việt Á được cho là có giá rẻ hơn.
Liên quan đến giá kit xét nghiệm của Việt Á, nhiều địa phương khẳng định mua theo giá của Bộ Y tế và vì không có sự lựa chọn nào khác.
Trong khi đó, Bộ Y tế khẳng định doanh nghiệp sản xuất tự chịu trách nhiệm về giá. Ngoài ra, tại thời điểm Việt Á niêm yết giá thì cũng có nhiều sản phẩm trong nước và nhập khẩu khác cũng công khai giá.
“Thông tin này để các địa phương, cơ sở y tế nắm bắt, tham khảo khi xây dựng kế hoạch và thực hiện mua sắm, đấu thầu, sử dụng sản phẩm phục vụ nhu cầu phòng, chống dịch, mà không phải là giá bắt buộc áp dụng”, Bộ Y tế khẳng định.
Kit test xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á.
Vậy liệu có sự mâu thuẫn trong lý giải của địa phương và Bộ Y tế?
Dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019, là một bệnh hoàn toàn mới. Khi đó, các nước bắt đầu chạy đua làm giải trình tự gen virus, phát triển các kit xét nghiệm.
Năm 2020, dịch bệnh trên thế giới có diễn biến phức tạp ở nhiều nước, nguồn cung và chủng loại các loại test xét nghiệm Covid-19 rất hạn chế, nhu cầu ở thị trường các nước rất lớn… Điều này, khiến cho giá các loại test xét nghiệm còn ở mức cao (test Real-time RT-PCR gần một triệu đồng/test).
Ngày 3/3/2020, Việt Nam công bố sản xuất thành công kit xét nghiệm PCR. Đây là sản phẩm do Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất. Điều đó hứa hẹn giúp giảm giá thành cũng như giúp Việt Nam chủ động trong việc xét nghiệm.
Hội đồng KH&CN cấp Quốc gia do Bộ trưởng Bộ KH&CN thành lập đã họp đ.ánh giá kết quả nghiên cứu và nhất trí kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kit này.
Ngày 4/3/2020, Bộ Y tế đã có quyết định số 774 về việc ban hành danh mục 2 sinh phẩm chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus corona (SARS-CoV-2) được cấp số đăng ký cho kit xét nghiệm của Việt Á để phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19. Tại thời điểm đó, đây là kit xét nghiệm duy nhất được Bộ Y tế cấp phép.
Đến ngày 4/12/2020, Bộ Y tế có quyết định số 5071 cấp phép lưu hành 5 năm đối với bộ sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 chủng loại LightPoweriVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit của Việt Á. Cũng tại quyết định này, Bộ cũng cấp phép lưu hành cho sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 chủng loại One-Step RT- PCR Covid-19 Kit Thai Duong Multiplex-3 target genes Version 1.0 của Công ty cổ phần Sao Thái Dương.
Sau đó, Bộ Y tế cấp phép thêm nhiều sản phẩm nhập khẩu. Để tạo thuận tiện cho các địa phương cho việc mua sắm sinh phẩm phục vụ chống dịch, ngày 6/5/2021, Bộ Y tế cung cấp danh sách sinh phẩm/trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu kèm theo thông tin về đơn vị sản xuất, nhập khẩu.
Tại bản cập nhật lần thứ nhất, danh sách này gồm 3 đơn vị sản xuất trong nước và 26 đơn vị nhập khẩu. Tại thời điểm đó có 3 đơn vị sản xuất trong nước song chỉ có Công ty Việt Á và Công ty Sao Thái Dương cung cấp test kit cho xét nghiệm PCR.
Tại các bản cập nhật sau đó, Bộ cũng bổ sung thêm nhiều danh sản phẩm và đơn vị sản xuất khác cả trong nước và nhập khẩu.
Bộ Y tế công khai giá kit xét nghiệm, gồm sản phẩm của Việt Á
Tại danh sách cập nhật lần thứ 3 vào ngày 2/7, Bộ Y tế cũng cập nhật kèm theo giá bán của các sản phẩm và đây là giá do đơn vị cung ứng công bố.
Chẳng hạn, giá kit xét nghiệm của Việt Á (dùng cho xét nghiệm PCR) là 470.000 đồng/test với đơn hàng dưới 500.000 test; 367.500 đồng/test với đơn hàng từ 500.000 đến dưới 1.000.000 test; 315.000 đồng/test với đơn hàng từ 1-5 triệu test; 220.500 đồng/test với đơn hàng từ 5 triệu test. Công ty có khả năng cung ứng 3 triệu test/tháng.
Sản phẩm tương tự của Công ty Sao Thái Dương có giá là 300.000/test, khả năng cung ứng là 600.000 test/tháng.
Thời điểm đó, sản phẩm của hãng Roche có giá 55 triệu đồng/ bộ 192 test- khoảng 287.000/test, tuy nhiên, để có thể cung cấp nhu cầu vượt quá số lượng thông thường, khách hàng cần cung cấp thông tin trước ít nhất 4 tuần.
Tính đến ngày 20/12, Bộ Y tế đã cấp phép 146 sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó có 46 sinh phẩm xét nghiệm vật liệu di truyền (PCR, LAMP) tương tự như sản phẩm của Công ty Việt Á và Công ty Sao Thái Dương với 7 sinh phẩm sản xuất trong nước và 39 sinh phẩm nhập khẩu.
Trong tin gửi báo chí mới đây, Bộ Y tế khẳng định việc cấp phép cho kit xét nghiệm của Việt Á được thực hiện theo đúng quy định. Các sản phẩm sau khi được cấp phép đều được theo dõi chất lượng và tính ổn định
Về giá, theo Bộ Y tế doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về giá công bố và tính chính xác, đầy đủ các thông tin liên quan đến hàng hóa theo quy định.
Cụ thể, cùng thời điểm Công ty Việt Á niêm yết giá trên Cổng công khai giá là 470.000 đồng/sản phẩm, thì Công ty cổ phần Sao Thái Dương niêm yết giá loại xét nghiệm PCR là 300.000 đồng/sản phẩm và xét nghiệm LAMP có giá 385.000 đồng/sản phẩm, Công ty Ampharco U.S.A có giá 179.800 đồng/sản phẩm.
Ngoài ra, có 15 sản phẩm PCR nhập khẩu đã được cấp phép đăng ký và niêm yết giá từ 280.000 đồng đến 600.000 đồng/sản phẩm.