Thời tiết giao mùa nên vẫn còn những đợt gió mùa, nhiệt độ trong ngày chênh nhiều khiến cho một số người sức đề kháng kém dễ bị cảm lạnh.
Cùng tìm hiểu những loại thực phẩm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh đường hô hấp khác.
Mùa đông xuân thời tiết nồm ẩm khiến cho các bệnh đường hô hấp do nhiễm virus, vi khuẩn gia tăng. Điển hình là bệnh cảm cúm và cảm lạnh. Cảm lạnh thông thường là tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp trên do nhiều loại virus khác nhau gây ra.
Nếu bạn muốn bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh và không bị cúm, có một số bước đơn giản có thể giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Có nhiều loại thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để mang lại sức khỏe tốt, đặc biệt là trong những tháng mùa xuân thời tiết thay đổi thất thường.
1. Ăn nhiều trái cây và rau có màu sắc rực rỡ
Các loại rau củ đậm màu như khoai lang, bí ngô và củ cải đường rất giàu beta-carotene mà cơ thể chúng ta chuyển hóa thành vitamin A. Cơ thể cần vitamin A để giữ cho lớp niêm mạc trong mũi và phổi của chúng ta khỏe mạnh để chống lại n.hiễm t.rùng. Các loại thực phẩm khác nên ăn bao gồm trái cây có màu cam và đỏ như cam quýt, xoài, mơ và dứa.
Ăn nhiều trái cây và rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng bảo vệ cơ thể chống lại cảm lạnh.
2. Thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày có thể ngừa cảm lạnh
Tỏi chứa các loại dầu mạnh có tác dụng chống vi khuẩn, vì vậy chúng có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn và virus gây ra. Chúng cũng hỗ trợ sức khỏe đường ruột tốt bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh.
Nếu bạn không thích mùi hăng của tỏi, hãy thử ăn tỏi đen lên men. Nó có một hương vị balsamic (giấm lên men) thơm nhẹ, vị ngọt và được cho là có hoạt tính gấp đôi so với tỏi bình thường mà không có tác dụng phụ bất lợi nào.
Tỏi chứa các loại dầu mạnh có tác dụng chống vi khuẩn.
3. Ăn các thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C từ lâu đã được coi là biện pháp lý tưởng để phòng ngừa cảm lạnh thông thường. Ăn nhiều trái cây và rau mỗi ngày sẽ cung cấp cho chúng ta đủ vitamin C để hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm các loại rau có lá màu xanh đậm như cải bẹ và rau cải bó xôi, ớt chuông, bông cải xanh, đậu Hà Lan, trái kiwi và trái cây họ cam quýt, trái ổi, bưởi.
Trái cây có múi họ cam quýt giàu vitamin C.
4. Nhận đủ vitamin D thông qua ánh sáng mặt trời và thực phẩm
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiếu vitamin này có nguy cơ n.hiễm t.rùng cao hơn, bao gồm cả những bệnh về đường hô hấp trên.
Trong những tháng mùa đông, cường độ ánh sáng mặt trời thấp có nghĩa là chúng ta cần bổ sung vitamin D từ chế độ ăn uống của mình. Chỉ có một số nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D, trong đó tốt nhất là cá nhiều dầu như cá hồi cá thu, trứng và nấm. Thường xuyên chọn các loại thực phẩm này là một cách tốt để bổ sung lượng vitamin D của bạn.
Nấm là một nguồn vitamin D từ thực vật tốt cho cơ thể.
5. Ăn yến mạch và lúa mạch
Các loại ngũ cốc như yến mạch và lúa mạch rất giàu chất xơ hòa tan trong nước giúp giữ cho chúng ta no lâu. Chúng có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, làm gia tăng số lượng và tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể.
Bổ sung yến mạch giúp tăng cường miễn dịch.
6. Probiotic giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh
Từ rất nhiều nghiên cứu, người ta đã biết rằng sức khỏe đường ruột tốt là yếu tố quan trọng để duy trì vóc dáng và sức khỏe. Trên thực tế, hơn 60% hệ thống phòng thủ miễn dịch của chúng ta nằm dọc theo lớp niêm mạc của ruột, vì vậy, giữ cho nó luôn ở tình trạng tốt nhất tạo nên hàng phòng thủ đầu tiên chống lại n.hiễm t.rùng.
Các loại thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, kefir, kombucha, kim chi và dưa muối có thể giúp cung cấp vi khuẩn tốt trong đường ruột. Tốt nhất là nên cung cấp một lượng vừa phải và thường xuyên để hệ thống tiêu hóa của bạn có thời gian thích nghi và điều chỉnh.
Các loại thực phẩm giàu probiotic giúp cung cấp vi khuẩn tốt trong đường ruột.
Hầu hết mọi người bị cảm lạnh vào mùa đông và mùa xuân, nhưng cũng có thể bị cảm lạnh bất cứ lúc nào trong năm. Thời tiết lạnh không phải là nguyên nhân gây ra cảm lạnh, mà nó chỉ là yếu tố cơ hội giúp cho virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Muốn ngủ ngon, phải bỏ ngay thực phẩm ‘tối kỵ’ này!
Kim Yawitz, một chuyên gia dinh dưỡng có trụ sở tại St. Louis, Missouri (Mỹ), cho biết: “Nếu bạn muốn ngủ ngon hơn, thực phẩm số 1 bạn nên từ bỏ (hoặc ít nhất là cắt giảm) là kẹo, theo Eat This, Not That!
Như chuyên gia Yawitz giải thích – và bạn có thể biết – kẹo có rất nhiều đường và về cơ bản không mang lại giá trị dinh dưỡng nào.
Chuyên gia Yawitz cho biết: “Ví dụ, gấu Gummy có 21 gram đường trong mỗi khẩu phần, chỉ với 3 gram protein, 0 gram chất béo và không có vitamin hoặc các chất dinh dưỡng có lợi khác”.
“Và ăn quá nhiều kẹo có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ ngắn hạn và dài hạn”, chuyên gia Yawitz nói thêm.
Mối liên hệ giữa việc ăn kẹo và giấc ngủ
Kẹo không chỉ làm mất giấc ngủ vì nó có thể gây tăng đột biến và giảm lượng đường trong m.áu khiến bạn đói và ngủ không yên giấc.
Chuyên gia Yawitz cho biết: “Trong ngắn hạn, ăn vặt kẹo hoặc thức ăn có đường khác cũng có thể dẫn đến thay đổi hormone – như tăng insulin, cortisol và adrenaline – khiến bạn bồn chồn, lo lắng và đói”.
Yawitz cũng nhấn mạnh rằng cũng có một số bằng chứng cho thấy ăn nhiều kẹo nói chung có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng giấc ngủ.
“Trong một nghiên cứu lớn cho thấy, tỷ lệ ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm cao hơn 32% ở thanh thiếu niên ăn kẹo và đồ ngọt khác 5 lần mỗi tuần và tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém cao hơn 30% ở những người ăn đồ ngọt thường xuyên”, cô Yawitz nói.
“Một nghiên cứu lớn khác bao gồm cả những người trưởng thành cũng có những phát hiện tương tự – cụ thể là những phụ nữ ăn nhiều đồ ngọt (bao gồm cả kẹo) có nhiều khả năng mắc các chứng khó ngủ hơn”, cô Yawitz cho biết thêm.
Kẹo không phải là thực phẩm duy nhất có thể làm gián đoạn giấc ngủ
Chuyên gia Yawitz cho biết, ngoài kẹo, cắt bỏ đồ chiên cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, vì các nghiên cứu đã liên kết chế độ ăn giàu chất béo với việc tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ.
“Hạn chế thức ăn có tính axit, thức ăn cay và đồ uống có ga có thể giúp bạn ngủ ngon hơn nếu bạn nằm trong số 20% người Mỹ trưởng thành mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)”, chuyên gia Yawitz lưu ý.
Và đừng quên bỏ những thức uống này để có giấc ngủ ngon hơn
Đối với nhiều người, tránh đồ uống và thực phẩm có chứa caffein như sô cô la đen vào buổi chiều và buổi tối có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Về mặt đồ uống, chuyên gia Yawitz cũng khuyên bạn nên tránh uống caffein và đồ uống có cồn trước khi đi ngủ.
Cô ấy nói: “Caffeine đã được chứng minh là làm giảm thời gian và chất lượng giấc ngủ, vì vậy tránh đồ uống và thực phẩm có chứa caffein như sô cô la đen vào buổi chiều và buổi tối có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Chỉ một hoặc hai ly rượu cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ tới 24%, theo một nghiên cứu”.
Cần lưu ý: Đối với bia, rượu, rượu mạnh có độ cồn thấp hoặc không có cồn, hãy quét nhãn và thận trọng với hàm lượng đường trong những đồ uống này, chúng cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
Chuyên gia Yawitz nhấn mạnh rằng phần lớn điều này phụ thuộc vào từng cá nhân.
Cô nói: “Ví dụ, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng caffeine không tốt cho giấc ngủ, nhưng tôi có thể uống cà phê lúc 9 giờ tối mà vẫn ngủ ngon”.
“Một cách tuyệt vời để biết liệu một loại thực phẩm cụ thể có ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn hay không là ghi nhật ký về thực phẩm và triệu chứng. Việc theo dõi giấc ngủ của bạn cùng với các loại thực phẩm của bạn có thể giúp bạn xác định bất kỳ loại thực phẩm hoặc chế độ ăn uống nào khiến bạn thức đêm”, chuyên gia Yawitz khuyên, theo Eat This, Not That!