Theo khảo sát của PV aFamily.vn tại chợ thuốc Hapulico (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vào ngày 4/3, do nhu cầu tăng mạnh nên nhiều cửa hàng tại đây đều “cháy” nước muối sinh lý, thuốc ho bổ phế.
Những ngày gần đây, số ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội và nhiều địa phương liên tục gia tăng. Đó là lý do vì sao nhiều người dân dồn dập đến các hiệu thuốc mua nước muối sinh lý về súc miệng, súc họng; đồng thời mua thuốc ho về tích trữ trong nhà.
Theo khảo sát của PV tại chợ thuốc Hapulico (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vào ngày 4/3, do nhu cầu tăng mạnh nên nhiều cửa hàng tại đây đều “cháy” nước muối sinh lý, thuốc ho bổ phế, giờ đây có rất ít cửa hàng còn để bán. Điều ấy khiến không ít người hoang mang, lo ngại, không biết mình có thể làm gì để thay thế 2 loại thuốc trên.
Nước muối sinh lý, thuốc ho khan hiếm, F0 có thể dùng gì để thay thế?
Theo bác sĩ đa khoa Nguyễn Xuân Quang ( Học viện Quân y): Nước muối sinh lý và thuốc ho bổ phế đều là những mặt hàng rất phổ biến vì thế tình trạng cháy hàng rất khó xảy ra. Do đó điều người dân cần làm là bình tĩnh, không cần quá nóng vội đổ xô đi tích trữ thuốc.
“Có nhiều biệt dược có thể thay thế cho nhau mà vẫn đem lại cùng một tác dụng. Trên mạng hay truyền tay nhau 1 đơn thuốc, thế là loại thuốc đó cháy hàng và tăng giá, mà thực tế có không ít loại thuốc khác cùng tác dụng như vậy nhưng lại ế mà rẻ”, bác sĩ Quang nói.
1. Giải pháp cho F0 khi khan hiếm nước muối sinh lý
Nếu với mục đích vệ sinh hầu họng, bác sĩ Quang cho biết người dân có thể dùng thuốc xịt họng Betadin thay vì nước muối sinh lý. Một chai có giá thành không quá lớn, dùng cả tháng mới hết. Hoặc có thể dùng các loại nước súc miệng khác, đều có tác dụng diệt khuẩn như nhau. Còn với trẻ nhỏ, phụ huynh có thể cho con dùng nước muối sinh lý Fysoline.
Nhiều người cho rằng có thể tự pha nước muối sinh lý ở nhà, dùng giảm ho. Tuy nhiên bác sĩ Nguyễn Xuân Quang cảnh báo không nên thực hiện. Để pha được nước muối sinh lý 0,9%, nhiều người lấy 1 thìa muối tinh gạt ngang (xấp xỉ 9 gram) cho vào 1 lít nước lọc. Tuy nhiên hàm lượng muối nguyên chất, tạp chất khác nhau, chưa kể định lượng muối có thể sai… nên rất khó pha được đúng nồng độ 0,9%. Nếu nước muối quá mặn (ưu trương) thậm chí có thể gây nên tình trạng viêm loét niêm mạc hầu họng và ảnh hưởng không tốt đến người bị tăng huyết áp, bệnh thận.
2. Giải pháp cho F0 khi không mua được thuốc ho
Nếu trên thị trường xuất hiện tình trạng khan hiếm thuốc ho bổ phế, bác sĩ Quang cho rằng:
– Với các trường hợp ho không có triệu chứng nghiêm trọng:
F0 có thể sử dụng rất nhiều loại siro ho tự làm tại nhà, rất an toàn và vẫn hiệu quả. Hoặc cũng có thể mua các sản phẩm thuốc ngậm, cũng như uống nước mật ong ấm.
Bác sĩ Quang hướng dẫn làm một loại siro giảm ho nguyên liệu từ húng chanh. Theo Đông y, húng chanh có vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn vì vậy có tác dụng chữa viêm họng, giảm ho rất tốt.
Nguyên liệu gồm có 100g đường phèn, 10 ngọn húng chanh, 5 quả quất. Mang quất đi rửa sạch, tách hạt, cho toàn bộ nguyên liệu vào máy xay, xay nhuyễn (không nên xay kỹ quá vì khi lọc sẽ để lại cặn). Cho vào bát, chưng cách thủy 30 phút, lọc lấy nước cốt, cho vào lọ và dùng dần.
Siro giảm ho nguyên liệu từ húng chanh.
– Trong trường hợp ho dữ dội và nhiều đờm:
Đây có thể là dấu hiệu phổi đang bị tổn thương tiến triển, cần được chẩn đoán và điều trị ngay để tránh hậu quả đáng tiếc. Lúc này F0 không nên tự ý dùng thuốc trị ho, nên thông báo cho y tế địa phương để được hướng dẫn khám và điều trị.
Sẵn sàng phương án xử trí, điều trị cho học sinh mắc COVID-19 khi trở lại trường
Bộ Y tế đang nhanh chóng cập nhật phác đồ điều trị cho học sinh mắc COVID-19 cho cơ sở y tế các tuyến từ Trung ương đến địa phương, không để xảy ra tình huống số học sinh mắc COVID-19 tăng đột biến, gây quá tải
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã họp với Bộ Y tế, UBND TP. Hà Nội về công tác chuẩn bị điều trị trong tình huống học sinh mắc COVID-19 khi trở lại trường vào chiều ngày 8/2.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị điều trị khi học sinh nhiễm COVID-19 ở trường Ảnh: Đình Nam/ VGP
Các ý kiến tại cuộc họp thống nhất đ.ánh giá, các địa phương đã thực hiện các yêu cầu chung để bảo đảm an toàn khi học sinh trở lại trường như tiêm vaccine; tập huấn các tình huống để xử trí khi xuất hiện ca nhiễm trong lớp học, trường học; có kinh nghiệm điều trị các ca mắc COVID-19 là t.rẻ e.m…
Ca bệnh t.rẻ e.m mắc COVID-19 diễn biến nặng thấp, tuy nhiên vẫn có trường hợp t.ử v.ong khi số ca mắc quá nhiều
Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, các lực lượng phòng, chống dịch vẫn phải lường đến những tình huống xấu như có thể xuất hiện biến chủng mới lây nhanh hơn, độc lực không thấp hơn đáng kể so với các chủng virus hiện tại, thậm chí có những biến chủng có thể “lẩn tránh” vaccine, thuốc điều trị.
Qua quá trình thực hiện nghiêm các quy định, kịch bản phòng, chống dịch đã được ban hành, tập huấn, lãnh đạo Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ một số kinh nghiệm trong điều trị t.rẻ e.m mắc COVID-19. Đến nay, tỷ lệ trẻ mắc COVID-19, số ca bệnh diễn biến nặng thấp, tuy nhiên vẫn có trường hợp t.ử v.ong khi số ca mắc quá nhiều.
Do vậy, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh yếu tố phòng dịch và không để có quá nhiều trẻ mắc bệnh cùng lúc. Đáng chú ý, hiện nay, các loại thuốc điều trị COVID-19 không khuyến nghị sử dụng cho t.rẻ e.m; do đó, khi 20 triệu học sinh đến trường, số trẻ mắc COVID-19 có thể tăng lên bởi thực tế t.rẻ e.m khó thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp 5K…
Đồng thời, các ý kiến khuyến cáo về việc trẻ lây nhiễm từ trường học về gia đình, trong đó có thể lây cho nhóm đối tượng nguy cơ cao, có bệnh nền và chưa tiêm vaccine COVID-19 như người cao t.uổi, trẻ nhỏ t.uổi, phụ nữ mang thai… những đối tượng nguy cơ khác.
“Nếu không có các kịch bản phòng, chống chi tiết, cụ thể khi có trường hợp học sinh nhiễm bệnh thì sẽ gây lúng túng cho các trường học cũng như lo lắng từ phụ huynh, xã hội”- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nói.
Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, qua quá trình triển khai kế hoạch đưa học sinh trở lại trường, thành phố đã chỉ đạo các trung tâm y tế, trạm y tế hỗ trợ tích cực cho y tế học đường, tập huấn kỹ cho cán bộ quản lý, giáo viên, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế cho biết, dự báo số ca mắc COVID-19 sau Tết tăng cao do hoạt động đi lại và giao lưu dịp Tết, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng người già, người lớn và trẻ chưa tiêm vaccine, trẻ sơ sinh; do đó cần có các biện pháp bảo vệ tốt để giảm tỷ lệ t.ử v.ong.
Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát hướng dẫn bảo đảm an toàn cho học sinh khi đến trường
Một số việc cần lưu ý khi học sinh trở lại trường học trực tiếp
Hà Nội diễn tập công tác đón học sinh trở lại trường học sau 9 tháng học online
Hôm nay, hơn 17 triệu học sinh trên cả nước quay trở lại trường học trực tiếp
Bộ Y tế: Các địa phương căn cứ cấp độ dịch COVID-19, sớm đưa học sinh trở lại trường
Theo đó, Bộ Y tế đang nhanh chóng cập nhật phác đồ điều trị cho học sinh mắc COVID-19 cho cơ sở y tế các tuyến từ Trung ương đến địa phương, không để xảy ra tình huống số học sinh mắc COVID-19 tăng đột biến, gây quá tải.
“Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát hướng dẫn bảo đảm an toàn cho học sinh khi đến trường, phản ứng của y tế học đường, y tế cơ sở khi có ca mắc COVID-19”- ông Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh.
Tại cuộc họp, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trần Minh Điển đề xuất Bộ Y tế có hướng dẫn điều trị riêng cho trẻ mắc COVID-9 theo 2 tầng: Tự chăm sóc, điều trị tại nhà; điều trị trong bệnh viện.
Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp cho rằng, Bộ Y tế cần có kế hoạch tập huấn cho tất cả các y, bác sỹ trong các bệnh viện nhi, khoa nhi. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ cử các bác sỹ giỏi, nhiều kinh nghiệm tham gia những lớp tập huấn đầu tiên.
Từ thực tế điều trị các ca bệnh nhi nặng đang điều trị các bệnh khác ở Bệnh viện Nhi Trung ương, ý kiến của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết sẽ yêu cầu tăng cường bảo vệ các khoa nhi, bệnh viện nhi trên toàn quốc, bảo đảm an toàn COVID-19.
Bên cạnh đó, các bệnh viện sản, khoa sản chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị mắc COVID-19.
Học sinh được kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn tay trước khi vào lớp. Ảnh: Tuấn Anh
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, cuộc chiến chống dịch COVID-19 đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe của nhân dân lên hàng đầu, đặc biệt trong đó là bảo vệ sức khỏe của t.rẻ e.m.
Nhất là khi t.rẻ e.m thuộc nhóm thể chất chưa phát triển toàn diện, t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, trẻ sơ sinh đều chưa được tiêm vaccine và nhóm đối tượng này chưa biết diễn đạt về triệu chứng bệnh, đòi hỏi kỹ năng chăm sóc khó hơn, cũng như cần đặc biệt chú ý.
Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phủ vaccine, trong đó tiêm vaccine cho nhóm đối tượng học sinh để đưa các em trở lại trường.
Các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT để đảm bảo an toàn trường học, nhất là tập huấn kịch bản ứng phó khi phát hiện ca mắc COVID-19 trong trường học, nhằm vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa không làm ảnh hưởng hoạt động sinh hoạt trong cộng đồng và hoạt động học tập trong nhà trường.