Bộ Y tế yêu cầu không dùng thuốc Molnupiravir với F0 chưa có triệu chứng

Mua thuốc điều trị COVID-19 dự trữ sẵn, uống thuốc kể cả khi không có triệu chứng, phân chia liều nhỏ dùng cho t.rẻ e.m.

Rất nhiều người với tâm lý hoang mang khi mắc bệnh mà không nắm rõ các nguyên tắc, hướng dẫn sử dụng thuốc.

bo y te yeu cau khong dung thuoc molnupiravir voi f0 chua co trieu chung 59d 6334831

Một số loại thuốc kháng virus Molnupiravir được bán tại nhiều hiệu thuốc khu vực TP.HCM – Ảnh: THU HIẾN

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 437/QĐ-BYT sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 trước đó.

Theo quyết định mới này, Bộ Y tế nhấn mạnh không dùng thuốc Molnupiravir cho người không có triệu chứng bệnh, đồng thời bổ sung cho phép sử dụng Remdesivir cho t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi.

Không dùng Molnupiravir khi không triệu chứng

Thuốc Molnupiravir chỉ được sử dụng để điều trị COVID-19 nhẹ đến trung bình có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Thuốc dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày, không sử dụng quá 5 ngày liên tiếp. Đặc biệt, không không sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm hoặc khi không có triệu chứng.

Ở người mức độ nhẹ, dùng thuốc khi có các triệu chứng: SpO2 lớn hơn 96%, nhịp thở thấp hơn 20 lần/phút. Người mức độ trung bình: SpO2 94- 96%, nhịp thở 20-25 lần/phút, tổn thương trên X-quang nhỏ hơn 50% hoặc người bệnh COVID-19 mức độ nhẹ có bệnh lý nền được coi như mức độ trung bình.

Liều dùng: 800 mg/lần, uống 2 lần/ngày trong 5 ngày

Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Không khuyến cáo F0 là phụ nữ nuôi con nhỏ cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Đồng thời, không được phép sử dụng thuốc cho bệnh nhân dưới 18 t.uổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.

Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến t.inh t.rùng của nam giới, nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Remdesivir được dùng cho trẻ dưới 12 t.uổi

Theo cập nhật hướng dẫn mới nhất thuốc Remdesivir chỉ dùng cho bệnh nhân nội trú mức độ nhẹ và có ít nhất một yếu tố nguy cơ tiến triển nặng hoặc mức độ trung bình và nặng nhưng khởi phát bệnh chưa quá 10 ngày, đồng thời có suy hô hấp phải thở oxy, thở oxy lưu lượng dòng cao (HFNC), hoặc thở máy không xâm nhập.

Nên phối hợp với corticoid (ưu tiên dexamethason).

Với các trường hợp đã được điều trị bằng Remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì có thể tiếp tục dùng Remdesivir cho đủ liệu trình.

Thuốc được cấp phép sử dụng cho t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi, thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 ở t.rẻ e.m. Người từ 12 t.uổi trở lên và cân nặng hơn 40 kg: ngày đầu 200 mg, những ngày sau 100 mg/ngày, truyền tĩnh mạch một lần trong 30 – 120 phút.

Không khuyến cáo sử dụng thuốc với phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ. Theo dõi người bệnh trong thời gian truyền và trong vòng 1 giờ sau truyền để phát hiện, xử trí kịp thời phản vệ cũng như các phản ứng.

Ngưng sử dụng thuốc nếu ALT tăng trên 5 lần giới hạn trên bình thường trong quá trình điều trị.

Bộ Y tế cũng cho biết chưa có đủ thông tin khuyến cáo sử dụng thuốc cho người bệnh có mức lọc cầu thận ước tính eGFR thấp hơn 30 mL/phút.

Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?

Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.

Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?

Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.

Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.

Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.

lieu co the bi nhiem omicron va delta cung luc khong 0cd 6241298

Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK

Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.

Hai nghiên cứu – một ở Brazil và một ở Pháp – đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.

Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.

Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo “sóng thần” ô nhiễm

Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.

Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.

Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong, theo wusa9.

lieu co the bi nhiem omicron va delta cung luc khong fe6 6241298

Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK

Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.

Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể “nhiễm cả hai loại virus”, Daily Mail đưa tin.

Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch – có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.

Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều “khó xảy ra”, Daily Mail cho biết.

Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ “giúp chống lại bệnh nghiêm trọng”, ông nói thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *