20 bệnh nền khiến người mắc COVID-19 có nguy cơ cao gia tăng mức độ nặng

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới nhất của của Bộ Y tế, có 20 bệnh nền khiến người mắc COVID-19 có nguy cơ cao gia tăng mức độ nặng.

Người cao t.uổi, người có bệnh nền hay suy giảm miễn dịch khi mắc COVID-19 có nguy cơ diễn biến nặng

Theo Bộ Y tế, phổ bệnh của COVID-19 đa dạng từ người nhiễm không có triệu chứng, có các triệu chứng nhẹ cho tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa cơ quan và t.ử v.ong.

Người cao t.uổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm sẽ có nguy cơ diễn biến nặng nhiều hơn.

20 benh nen khien nguoi mac covid 19 co nguy co cao gia tang muc do nang 028 6295455

Người cao t.uổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch khi mắc COVID-19 có nguy cơ diễn biến nặng

Tại Quyết định 250/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19″, thay thế cho hướng dẫn ban hành trước đó tại Quyết định 4689 ngày 6/10/2021Quyết định số 5666/QĐ-BYT ngày 12/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT có 20 bệnh nền có nguy cơ cao khi mắc COVID-19, đó là:

– Đái tháo đường

– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác

– Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).

– Bệnh thận mạn tính

– Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo m.áu

– Béo phì, thừa cân

– Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

– Bệnh lý mạch m.áu não

– Hội chứng Down

– HIV/AIDS

– Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ)

– Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác

– Hen phế quản

– Tăng huyết áp

– Thiếu hụt miễn dịch

– Bệnh gan

– Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện

– Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

– Các bệnh hệ thống.

– Bệnh lý khác đối với t.rẻ e.m: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.

F0 có bệnh nền được xuất viện khi nào?

Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ về tiêu chuẩn xuất viện đối với người bệnh COVID-19 nằm điều trị các các cơ sở thu dung, điều trị đối với F0 có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo:

Thời gian cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ít nhất là 5 ngày, sau khi các triệu chứng lâm sàng của bệnh COVID-19 đỡ, giảm nhiều và hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt) từ 3 ngày trở lên và:

Có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp (Ct 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2, người bệnh được ra viện hoặc chuyển sang cơ sở khác hoặc khoa điều trị bệnh kèm theo hoặc khoa điều trị bệnh nền (nếu cần) của khoa đó để tiếp tục điều trị và được sàng lọc, theo dõi theo quy định đối với người bệnh nội trú hoặc về chuyển về nhà theo dõi, chăm sóc tại nhà theo quy định.

Nếu kết quả xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2 với nồng độ virus cao (Ct

Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?

Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ t.ử v.ong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ t.ử v.ong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.

“Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ t.ử v.ong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục”, TS Hồng phân tích.

tre tiem vaccine co mac covid 19 nua khong 3b5 6135183

Nhấn để phóng to ảnh

TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 t.uổi (Ảnh: Hải Long)

Theo chuyên gia, với t.rẻ e.m, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.

“Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn”, TS Hồng nói.

“Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng”, TS Hồng cho biết thêm.

Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.

tre tiem vaccine co mac covid 19 nua khong a1c 6135183

Nhấn để phóng to ảnh

Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).

Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa t.rẻ e.m mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.

Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. T.rẻ e.m cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.

Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, t.rẻ e.m cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.

Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở t.rẻ e.m và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa t.rẻ e.m và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.

Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.

Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 t.uổi trở lên (80% người trên 18 t.uổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 t.uổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.

Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *