Việc xây dựng chế độ ăn hợp lý sau điều trị Covid-19 rất quan trọng, giúp cải thiện các chức năng cho cơ thể, tránh nguy cơ suy dinh dưỡng.
Dù biểu hiện lâm sàng nhẹ hay nặng thì đa phần bệnh nhân Covid-19 sẽ xuất hiện mệt mỏi, chán ăn, thậm chí rất khó ăn khi bị sốt, n.hiễm t.rùng, suy hô hấp. Vì vậy, sau thời gian điều trị, sức khỏe của bệnh nhân thường suy giảm; cơ quan hô hấp, tiêu hóa suy yếu, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người sau điều trị Covid-19 bởi vậy rất quan trọng, giúp cải thiện các chức năng cơ thể.
Về bữa ăn và cách chế biến:
Người sau điều trị Covid-19 thường mệt mỏi, chán ăn, vì vậy cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở. Chế biến thức ăn ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng sẽ khó tiêu. Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn ngon hơn.
Ngoài ra, tăng cường bổ sung sữa (2 cốc/ngày) và các sản phẩm của sữa, vì sữa có đủ thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu, phù hợp với người mới khỏi bệnh. Đặc biệt, sữa năng lượng cao có thể giúp cơ thể người bệnh mau chóng phục hồi.
Bình thường, khi đói, chúng ta sẽ muốn ăn và thèm ăn, nhưng với người đói (thiếu) vi chất dinh dưỡng và đường tiêu hóa yếu kém thì ngược lại. Họ thường mất cảm giác đói và thèm ăn.
Để hỗ trợ cho đường tiêu hóa, người bệnh nên bổ sung thêm probiotic mỗi ngày 2 lần, đồng thời bổ sung viên đa vitamin – khoáng chất cho người lớn hay các dạng siro/cốm đa vitamin – khoáng chất cho t.rẻ e.m sẽ giúp có cảm giác đói, thèm ăn, ăn ngon hơn, cơ thể mau bình phục hơn.
Sữa có đủ thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu, phù hợp với người mới khỏi bệnh – Ảnh minh họa
Về chế độ dinh dưỡng:
Năng lượng trong khẩu phần nên được cung cấp bởi các thực phẩm từ 3 nhóm: nhóm thực phẩm giàu chất bột đường (như gạo, ngũ cốc, khoai, củ), nhóm thực phẩm giàu đạm (như các loại thịt động vật, thịt gia cầm, cá, thủy sản, đậu, đỗ các loại) và nhóm thực phẩm giàu chất béo (như mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu).
Chế độ ăn cần cung cấp đủ về số lượng và đảm bảo tỷ lệ hợp lý từ 3 chất sinh năng lượng là protein từ 13-20%, lipid từ 20-25% và glucid (hay chất bột đường) từ 55-65%. Ví dụ, một người cần có tổng năng lượng ăn vào là 2000 kcal/ngày với tỷ lệ protein:lipid:glucid là 15:20:55 thì sẽ cần được cung cấp 300 kcal từ 75g chất đạm, 400 kcal từ 45g chất béo và 1100 kcal từ 275g chất bột đường.
Ăn đa dạng, phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản và đậu, đỗ…).
Người mới khỏi bệnh nên chọn protein có giá trị sinh học cao và cung cấp các acid amin thiết yếu. Amino acid có vai trò duy trì hoạt động chức năng của cơ thể, tham gia vào các hàng rào bảo vệ, sự dịch chuyển và hấp thu các chất dinh dưỡng. Không nên ăn thực phẩm có nhiều cholesterol như: nội tạng động vật, óc. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1-2 cốc/ngày.
Về chất béo, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, tỷ lệ chất béo động vật/chất béo tổng số dưới 60%. Nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo từ các thịt gia cầm (gà, vịt…), thịt động vật như lợn, bò…
Tăng cường rau quả:
F0 sau khỏi bệnh nên ăn nhiều rau quả – nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Vitamin A, C , D, E và chất khoáng như sắt, kẽm,… có vai trò trong chống viêm, chống n.hiễm t.rùng, rất cần thiết cho bệnh nhân Covid-19 sau khỏi bệnh. Vitamin và chất khoáng cũng rất có ích trong việc nâng cao sức đề kháng, miễn dịch. Lưu ý, các loại rau màu xanh sẫm và hoa quả màu đỏ hoặc vàng sẽ có chứa nhiều vitamin A, C, E.
Ngoài ra, rau quả còn giúp cho tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón. Lượng rau xanh và hoa quả nên ăn cho 1 người trong 1 ngày là từ 400 – 600g.
F0 sau khỏi bệnh nên ăn nhiều rau quả – Ảnh minh họa
Bổ sung nước:
Bệnh nhân Covid-19 thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và n.hiễm t.rùng. Vì thế, bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất sẽ giúp cơ thể mau phục hồi.
Bên cạnh đó, nên tăng cường uống các loại nước từ hoa quả (như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước xoài, rau má,…). Nước hoa quả ngoài cung cấp nước còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Thực phẩm cần hạn chế:
Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua… Ăn hạn chế các loại thức ăn nhiều mỡ, đồ ăn chiên, rán, nướng vì sẽ gây khó tiêu. Hạn chế các loại đồ ngọt, nước ngọt, nước có gas. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.
ThS.BS Nguyễn Văn Tiến
Tự điều trị Covid-19 tại nhà cho con bạn, khi nào cần gọi bác sĩ?
Trẻ nhiễm Covid-19 có đến một nửa là không có triệu chứng. Rất ít trẻ bị bệnh nặng.
Các triệu chứng nhiễm Covid-19 ở trẻ
Các triệu chứng nhiễm Covid-19 phổ biến nhất là ho và sốt. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sổ mũi, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đau đầu, nghẹt mũi, đau họng.
Các triệu chứng xuất hiện trung bình khoảng 6 ngày sau khi tiếp xúc với F0, theo trang web của phòng khám Mayo Clinic (Mỹ) Mayo Clinic.
Trẻ nhiễm Covid-19 có đến một nửa là không có triệu chứng. Rất ít trẻ bị bệnh nặng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chăm sóc trẻ bị nhiễm Covid-19 tại nhà cần chú ý điều gì?
Thông thường, trẻ có thể được chăm sóc an toàn tại nhà theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.
Khi chăm sóc trẻ nhiễm Covid-19 tại nhà, bạn nên chú ý một số điều sau:
Cho bé uống nhiều nước, nếu bé không chịu uống nước, bạn có thể cho bé uống nhiều lần từng ít một.
Cho bé nghỉ ngơi và không hoạt động quá sức.
Chỉ sử dụng paracetamol nếu bé bị đau hoặc sốt
Theo dõi để biết các dấu hiệu cho thấy bệnh của bé đang trở nặng.
Một số trẻ cần phải nhập viện, cần chăm sóc đặc biệt hoặc thở máy, nhưng rất hiếm, theo Mayo Clinic.
Một số bệnh có thể làm trẻ dễ mắc Covid-19 nghiêm trọng, như béo phì, tiểu đường, hen suyễn, bệnh tim bẩm sinh, theo Mayo Clinic.
Khi nào nên gọi bác sĩ?
Theo dõi tình trạng của con bạn và gọi cho bác sĩ nếu thấy bất kỳ điều nào sau đây:
Sốt dai dẳng hơn 39C hoặc sốt kéo dài đến 24 giờ, uống thuốc hạ sốt không thuyên giảm
Khó thở nhẹ, thở nhanh, tim đ.ập nhanh
Không uống nước được – uống ít hơn một nửa so với bình thường
Giảm lượng nước tiểu, đi ít hơn một nửa so với bình thường
Cho bé uống nhiều nước. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy
Mệt mỏi bất thường, không thể đứng hoặc đi
Đỏ hoặc sưng môi và lưỡi
Đỏ hoặc sưng bàn tay, bàn chân
Đau đầu nhiều, chóng mặt hoặc choáng váng
Sưng hạch, theo Mayo Clinic.
Khi nào phải gọi cấp cứu?
Nếu con bạn bệnh nghiêm trọng, khó thở nặng, đau tức ngực nhiều, đau bụng dữ dội, mất nước nghiêm trọng hoặc mê man, ngất xỉu, môi hoặc móng tay tím tái, hãy gọi cấp cứu ngay.