Nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí chuyên ngành sinh học Cell phát hiện ra cơ chế có thể giải thích tại sao một số bệnh nhân COVID-19 lại mất khứu giác.
Nghiên cứu do nhóm học giả từ Trường Y thuộc Đại học New York và Đại học Columbia (Mỹ) phối hợp thực hiện đã phát hiện việc mắc virus SARS-CoV-2 đã gián tiếp làm giảm khả năng hoạt động của các thụ thể khứu giác, gồm các protein trên bề mặt của tế bào thần kinh bên trong mũi – có chức năng giúp nhận biết các loại mùi.
Các nhà nghiên cứu cho biết, dù SARS-CoV-2 không trực tiếp lây nhiễm cho các tế bào thần kinh khứu giác nhưng cơn bão cytokine (tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân xâm nhập, cuối cùng quay ngược lại tấn công tế bào khỏe mạnh của cơ thể, gây tổn thương đa tạng) đã tác động tiêu cực đến chúng, từ đó khiến khứu giác của một số bệnh nhân COVID-19 bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhóm nghiên cứu cũng cho hay, đặc trưng của chứng mất khứu giác khi mắc COVID-19 thường không đi kèm hiện tượng nghẹt mũi như các loại bệnh n.hiễm t.rùng, cảm lạnh thông thường khác.
Ngoài ra, hầu hết trường hợp mất khứu giác do COVID-19 chỉ kéo dài vài tuần, nhưng đối với khoảng 12% bệnh nhân COVID-19 khác thì chứng rối loạn này có thể tồn tại lâu hơn.
Làm gì nếu tình trạng mất khứu giác kéo dài?
Trong một số ít trường hợp, sự phục hồi có thể không hoàn toàn với tình trạng suy giảm chức năng kéo dài. Mặc dù không có phương pháp điều trị đã được chứng minh nào, nhưng các chuyên gia khuyến kích người bệnh luyện tập để cải thiện khứu giác.
Thuốc xịt corticosteroid tại chỗ cũng được sử dụng trong điều trị ngắn hạn, nhưng chúng không có khả năng giúp ích ngoài giai đoạn bệnh cấp tính. .
Trong khi chưa có nghiên cứu mới, cách “điều trị” tốt nhất là phòng ngừa mắc COVID-19 bằng các biện pháp đơn giản như đeo khẩu trang, thực hành giữ khoảng cách an toàn và tiêm chủng ngừa COVID-19.
Hướng dẫn mới với bệnh nhân COVID-19: Xét nghiệm 1 lần âm tính có thể được ra viện
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 bản cập nhật lần thứ 7 mới được Bộ Y tế ban hành đã giảm số lần xét nghiệm trước khi ra viện của người bệnh.
Theo đó, người bệnh chỉ cần có 1 kết quả xét nghiệm âm tính là đủ điều kiện.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
Giảm số lần xét nghiệm khi xác định điều kiện xuất viện với bệnh nhân COVID-19 là một trong những nội dung được điều chỉnh trong hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 mới được Bộ Y tế ban hành.
Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn:
– Người không có triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian điều trị được ra viện khi:
Đã cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tối thiểu 10 ngày.
Có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với COVID-19 hoặc nồng độ virus thấp vào ngày thứ 9.
– Trường hợp có triệu chứng lâm sàng, được ra viện khi có các điều kiện:
Đã cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tối thiểu 14 ngày.
Các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên.
Có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với COVID-19 hoặc nồng độ virus thấp vào trước ngày ra viện.
– Với trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm RT-PCR nhiều lần có nồng độ virus Ct 30):
Đã cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 đủ 21 ngày tính từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên.
Trước đây, theo hướng dẫn tại quyết định 3416, người bệnh COVID-19 phải lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR và âm tính tối thiểu 2 lần liên tiếp mới đủ điều kiện ra viện. Hướng dẫn mới đã điều chỉnh giảm số lần xét nghiệm COVID-19 khi xác định điều kiện xuất viện với bệnh nhân COVID-19.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện chỉ còn trên 60.000 bệnh nhân COVID-19 đang được tiếp tục điều trị. Tính đến nay, đã có gần 760.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.