F0 khỏi bệnh liên tục thức trắng đêm, bác sĩ chỉ cách cải thiện mất ngủ hậu Covid

Bác sĩ khuyến cáo, không uống cà phê, rượu, trà, ăn quá no hoặc tập thể dục nặng trong vòng 2h trước khi đi ngủ.

Chúng ta cũng nên tạo thói quen giảm ánh sáng, thư giãn (đọc sách, nghe nhạc…) trước lúc ngủ.

Tháng 1 vừa qua, anh Lê Thành ( Hà Nội) mắc Covid-19 với các triệu chứng nhẹ. 2 ngày đầu sau khi có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, anh hơi sốt nhẹ và mỏi mệt dù vậy người bệnh vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường

5 ngày sau, anh Thành có kết quả âm tính. Tuy nhiên những triệu chứng sau khi khỏi Covid mới khiến anh Thành lo lắng. 4 ngày tiếp theo đó, anh gần như thức trắng suốt đêm. “Đêm tôi nằm thao thức thử nhiều cách nhưng không thể ngủ được. Tôi có uống rượu vang để giúp dễ ngủ hơn nhưng người càng mệt mỏi. Đến gần sáng, do mệt quá tôi mới thiếp đi được một lát”.

Bị mất ngủ sau khi khỏi Covid, anh Thành rất lo lắng bởi sợ triệu chứng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc. Ngoài mất ngủ, cơ thể anh cũng rất mỏi mệt.

f0 khoi benh lien tuc thuc trang dem bac si chi cach cai thien mat ngu hau covid b84 6314914

Điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Thanh Tùng

Theo nhiều bác sĩ, các triệu chứng hậu Covid-19 có thể xuất hiện ngay sau khi khỏi bệnh nhưng cũng có nhiều trường hợp sau 4 tuần mới xuất hiện. Những rối loạn này có thể kéo dài trong 4 tuần, thậm chí đến 6 tháng.

Bên cạnh những triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, đau đầu, ho, khó thở, rụng tóc, mất mùi vị… thì tình trạng giảm khả năng nhận thức, giảm tập trung, hay rối loạn tâm lý, rối loạn giấc ngủ… cũng xảy ra với F0 đã âm tính.

Việc bị thiếu ngủ, ngủ không ngon khiến chất lượng cuộc sống giảm sút (gia tăng mệt mỏi, giảm minh mẫn, buồn ngủ vào ban ngày, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, căng thẳng lo âu…), dẫn đến trầm cảm, các bệnh lý tâm thần khác.

Theo Ths.BS Nguyễn Quang Hòa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Phổi Trung ương, rối loạn giấc ngủ sau nhiễm Covid 19 thường xảy ra với các biểu hiện: Cảm giác khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được, ngủ hay thức giấc hoặc dậy sớm nhưng mệt mỏi…

Các lý do dẫn đến triệu chứng này bao gồm:

– Thiếu ánh sáng tự nhiên dẫn đến não giảm tổng hợp Melatonin (là chất giúp chúng ta cảm giác buồn ngủ)

– Do dùng các loại thuốc

– Do môi trường bệnh viện

– Các trải nghiệm xấu trong quá trình nhiễm Covid

– Các dấu hiệu của bệnh gây nên sợ hãi, sự sợ hãi làm đặt cơ thể vào tình trạng cảnh giác cao độ nên căng thẳng, gây khó ngủ.

Về hướng xử trí, Ths.BS Nguyễn Quang Hòa chia sẻ, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập thể dục. Cụ thể:

– Buổi chiều: Không uống cà phê, rượu, trà; tránh ăn quá no hoặc tập thể dục nặng trong vòng 2h trước khi đi ngủ.

– Trước khi đi ngủ: Tạo thói quen trước khi ngủ như giảm ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ và tiếng ồn; thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc…

– Thời gian ngủ: Duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn; phòng ngủ bỏ hết các loại có màn hình ra khỏi phòng ngủ (TV, điện thoại, Ipad…)

– Trong khi ngủ: Đừng chăm chăn nhìn đồng hồ; nếu thức quá 20 phút, bạn hãy ra khỏi giường và quay lại giường khi buồn ngủ, đừng nằm trên giường. Bạn đừng lo lắng về giấc ngủ, càng lo thì càng mất ngủ.

BS Nguyễn Quang Hòa cũng đưa ra các vấn đề cần lưu ý:

– Ngủ và dậy đúng giờ, kể cả ngày nghỉ

– Để 1 cuốn sổ cạnh giường, ghi lại những điều bạn nghĩ đến; điều này giúp bạn ngừng nghĩ đến nó và ngủ tiếp.

– Phòng ngủ nên để nhiệt độ lạnh hơn là để nóng.

– Chúng ta nên tránh để bụng đói, khát khi đi ngủ.

“Kiên trì và lạc quan sẽ giúp các bạn dần dần cải thiện giấc ngủ và đưa cơ thể trở lại trạng thái ban đầu”, Ths.BS Nguyễn Quang Hòa cho biết.

Trong quá trình tư vấn cho các F0, số lượng câu hỏi thắc mắc tôi nhận được liên quan đến các vấn đề thời kỳ sau khi khỏi bệnh tương đương, thậm chí có thời điểm nhiều hơn so với các thắc mắc về quá trình điều trị.

Về hậu covid, có thể nói mất ngủ là một trong những vấn đề mà tôi được hỏi thường xuyên nhất, tỷ lệ gặp khá phổ biến. Lý do bởi hầu như bệnh nhân nào cũng ở trong trạng thái căng thẳng, lo âu khi nhiễm bệnh. Nhiều người cũng có các triệu chứng kèm theo như ho nhiều về đêm, khó thở, chán ăn… tất cả đều là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ.

Giấc ngủ bị ảnh hưởng kéo dài chắc chắn sẽ kéo theo chất lượng cuộc sống đi xuống, kèm theo đó là vô số hệ lụy, ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đông y hay Y học cổ truyền điều trị mất ngủ đạt hiệu quả khá tốt, các phương pháp thường được ứng dụng gồm có châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, ngâm chân, dùng thuốc y học cổ truyền… Tùy theo mỗi tình trạng bệnh ở các cá thể bệnh nhân khác nhau mà có sự phối hợp, can thiệp phù hợp.

TS.BS Ngô Quang Hải (Nguyên phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương)

Hướng dẫn F0 tại nhà theo dõi sức khỏe

Dù thuộc nhóm không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, F0 cũng cần theo dõi sức khỏe hằng ngày về các chỉ số nhiệt độ, nhịp thở, mạch và SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

F0 điều trị tại nhà là những trường hợp không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ, không có dấu hiệu viêm phổi, thiếu oxy, nhịp thở 96% khi thở khí trời… Dù vậy, người bệnh vẫn cần chú ý theo dõi sức khỏe hằng ngày để kịp thời báo nhân viên y tế can thiệp khi có bất thường.

Cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các nội dung theo dõi sức khỏe hàng ngày

– Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

– Các triệu chứng:

Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài).

Ho ra m.áu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo.

Các triệu chứng khác như: đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ…

huong dan f0 tai nha theo doi suc khoe bc8 6312158

Phiếu theo dõi sức khỏe của F0 tại nhà.

Ngoài ra, khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay với Cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà, trạm y tế xã, phường hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở t.rẻ e.m có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

2. Nhịp thở

– Người lớn: nhịp thở 20 lần/phút.

– Trẻ từ 1 đến dưới 5 t.uổi: Nhịp thở: 40 lần/phút.

– Trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi: nhịp thở: 30 lần/phút.

Lưu ý ở t.rẻ e.m: đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.

3. SpO2 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

4. Mạch nhanh> 120 nhịp/phút hoặc

5. Huyết áp thấp: huyết áp tối đa

6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7. Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đ.ánh thức, co giật.

8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9. Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở t.rẻ e.m). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban…

10. Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng…

11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc Covid-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Ngoài ra, người bệnh nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe), tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước, không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng (ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… )và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *