Trẻ trở lại trường học, cha mẹ cần làm gì để trẻ được an toàn trước dịch COVID-19? Khi trẻ nhiễm bệnh, cha mẹ cần theo dõi, xử trí thế nào?
Đảm bảo an toàn phòng dịch cho trẻ khi đi học trở lại. Ảnh: TTXVN
Trước lo lắng về nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 với nhóm trẻ 5- 11 t.uổi khi trở lại trường học trong bối cảnh chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19, TS.BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo:
Trong thời tiết lạnh, ẩm như hiện nay, t.rẻ e.m vốn rất dễ gặp các vấn đề về đường hô hấp, tiêu hóa; vì vậy, trẻ đều có khả năng nhiễm các bệnh lý hô hấp, trong đó có COVID-19.
Vì vậy, khi trẻ trở lại trường học trong giai đoạn này, cha mẹ, thầy cô giáo cần phải hướng dẫn cho trẻ những biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh. Nhất là sau khoảng thời gian dài, trẻ hầu như sinh hoạt trong nhà, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh; rất cần phải được rèn luyện thường xuyên các kỹ năng tự bảo vệ trước các nguy cơ từ môi trường xung quanh.
Theo TS.BS. Nguyễn Thành Nam, hiện nay, Việt Nam đã ghi nhận những trường hợp mắc COVID ở lứa t.uổi trẻ em, kể cả từ t.uổi sơ sinh. Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên tỷ lệ mắc ở t.rẻ e.m tương tự như người lớn.
Theo đó, phần lớn các trường hợp có biểu hiện triệu chứng nhiễm virus như: Sốt, ho, sổ mũi, mệt mỏi…; một số trường hợp có kèm theo các triệu chứng như: Viêm phổi, viêm tiểu phế quản và hồi phục ổn định sau khi kiểm soát các bệnh lý kèm theo. Các diễn biến nặng đa phần xuất hiện trên những trẻ có bệnh nền, mạn tính như: suy giảm miễn dịch, bệnh hệ thống…
Về việc ứng phó với dịch bệnh khi trẻ trở lại trường học, theo TS.BS Nguyễn Thành Nam, cha mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp như: Trẻ cần được tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế; tăng cường sức đề kháng: dinh dưỡng, tập luyện, tránh thừa cân béo phì. Với các trẻ có bệnh mạn tính, trẻ cần được kiểm soát tốt các bệnh này. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ, tránh để trẻ nhiễm lạnh, đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập; vệ sinh bàn tay theo hướng dẫn; sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc người khác; bỏ rác thải đúng nơi quy định…
Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ như: Sốt, viêm đường hô hấp, tiếp xúc yếu tố nguy cơ… trẻ cần được kiểm tra ngay và tránh tiếp xúc với người khác khi chưa có kết quả xét nghiệm.
Đặc biệt, nếu trẻ nhiễm SARS-CoV-2, cha mẹ cần theo dõi sát trạng thái của trẻ. Cụ thể, trẻ có thể được điều trị tại nhà khi trẻ vẫn có những hoạt động, vui chơi tương đối như những ngày khỏe mạnh; đảm bảo được mức độ ăn uống tương đối như ngày khỏe mạnh.
Cha mẹ có thể căn cứ vào các chỉ số sau để quan sát nhịp thở của trẻ:
– Trẻ dưới 2 tháng nhịp thở bình thường dưới 60 lần/phút.
– Trẻ từ 2- 12 tháng có nhịp thở bình thường dưới 50 lần/phút.
– Trẻ trên 12 tháng có nhịp thở bình thường dưới 40 lần/phút.
– Trẻ trên 5 t.uổi thở nhanh khi trên 30 lần/phút.
– Trẻ trên 12 t.uổi theo các chỉ số tương tự người lớn.
Phát hiện gene làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc COVID-19 trở nặng
Các nhà khoa học Đại học Y Bialystok của Ba Lan đã phát hiện một gene được cho là có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh COVID-19 trở nặng.
Phát hiện này sẽ giúp các bác sĩ xác định người có nguy cơ nhất khi mắc COVID-19.
Hình ảnh virus SARS-CoV-2 do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đăng phát ngày 3/2/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh thái độ do dự đi tiêm là một nhân tố chính đằng sau tỷ lệ t.ử v.ong cao ở khu vực Trung và Đông Âu, các nhà nghiên cứu hy vọng việc xác định được những người có nguy cơ cao nhất sẽ khuyến khích họ đi tiêm và tạo điều kiện cho họ có nhiều lựa chọn điều trị tích cực hơn khi nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielski cho biết: “Sau hơn một năm rưỡi nghiên cứu đã có thể xác định một gene khiến bệnh COVID-19 trở nặng. Điều này có nghĩa là trong tương lai, chúng ta sẽ có thể xác định được người có khuynh hướng mắc COVID-19 nặng”.
Các nhà khoa học phát hiện rằng gene này là nhân tố quan trọng thứ 4, xác định mức độ nghiêm trọng khi một người mắc COVID-19, sau độ t.uổi, cân nặng và giới tính. Người phụ trách nghiên cứu, Giáo sư Marcin Moniuszko cho biết gene này xuất hiện trong khoàng 14% dân số Ba Lan, 8-9% dân số toàn châu Âu, 27% dân số Ấn Độ.
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã cho thấy tầm quan trọng của các nhân tố di truyền trong biến chuyển của bệnh COVID-19. Tháng 11/2020, các nhà khoa học Anh cũng đã xác định một gene có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ viêm phổi nặng do mắc COVID-19.