Chàng trai 28 t.uổi nặng 140kg nhiễm Covid-19 nguy kịch, phổi đông đặc đến 80% đã được các bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 16 (TPHCM) cứu sống sau 84 ngày chạy ECMO ròng rã.
Ngày 5/2, đại diện Bệnh viện (BV) dã chiến 3 tầng số 16 (TPHCM) cho biết, các bác sĩ nơi đây vừa phối hợp cứu sống một trường hợp nhiễm Covid-19 rất nặng , tỉ lệ t.ử v.ong lên đến 80-90% sau gần 3 tháng trời ròng rã điều trị.
F0 nặng 140kg, phổi đông đặc đến 80%
Bệnh nhân là anh V.Q.D. (28 t.uổi), nhập viện vì viêm phổi Covid-19 trong bệnh cảnh suy hô hấp nặng. Anh D. có bệnh nền đái tháo đường type 2 mới phát hiện, béo phì độ 3 với cân nặng 140kg và chỉ số khối cơ thể (BMI) đến 48 kg/m2. Đ.ánh giá đây là một trường hợp bệnh nhân có nguy cơ diễn tiến nặng nhanh vì hiện tượng tăng viêm quá mức trong Covid-19 (còn gọi là bão cytokine), bệnh nhân được theo dõi hồi sức liên tục.
Bệnh nhân nặng đến 140kg, nhiễm Covid-19 nguy kịch (Ảnh: BVCC).
Tuy nhiên sau 18 giờ sau nhập viện, bệnh nhân diễn tiến nguy kịch vì hội chứng hô hấp cấp, phải can thiệp đặt nội khí quản, thở máy xâm lấn. Trước tình trạng suy hô hấp diễn tiến nhanh, trên một bệnh nhân béo phì nặng, các chuyên gia hồi sức của BV dã chiến 16 đã can thiệp thành công ECMO (oxy hóa m.áu màng ngoài cơ thể) cho bệnh nhân trong hơn 3 giờ.
Sau can thiệp, bệnh nhân tiếp tục diễn tiến suy đa cơ quan do bão cytokine nên ekip điều trị vừa lọc m.áu hấp phụ, vừa phải duy trì ECMO để đảm bảo chức năng các cơ quan sống còn. Một tuần sau, sinh hiệu và chức năng các cơ quan của bệnh nhân bắt đầu hồi phục và ổn định dần, tuy nhiên tổn thương phổi do Covid-19 tiến triển nặng (đông đặc đến 80% thể tích phổi). Lúc này bệnh nhân phải hoàn toàn phụ thuộc vào ECMO.
TS.BS Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc BV Dã chiến 3 tầng số 16 nhận định, ECMO được xem là niềm hi vọng cuối cùng của bệnh nhân viêm phổi Covid-19 nguy kịch, khi thở máy xâm lấn không thành công. Mặc dù vậy theo y văn thế giới, béo phì bệnh lý được xem là yếu tố tiên lượng xấu khi can thiệp ECMO vì nguy cơ xuất hiện các biến chứng và tỉ lệ t.ử v.ong cao (có thể lên đến 80%-90%).
Vì thế, các bác sĩ phải cân nhắc cẩn thận trước khi can thiệp và phải có chiến lược theo dõi thích hợp tại trung tâm hồi sức chuyên sâu. Quá trình chăm sóc bệnh nhân ECMO có béo phì nặng cũng rất khó khăn, đặc biệt khi xoay trở tư thế bệnh nhân, phòng ngừa loét tì đè, phòng ngừa n.hiễm t.rùng BV, cũng như phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Bệnh nhân được chạy ECMO liên tục trong 84 ngày (Ảnh: BVCC).
Kỳ tích sau 84 ngày chạy ECMO
ThS.BS Giang Minh Nhật, Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1 (ICU 1) của BV cho biết, suốt nhiều tháng can thiệp ECMO cho anh D., có những thời điểm tổn thương phổi diễn tiến nặng đến mức mặc dù được hỗ trợ ECMO hoàn toàn, oxy hóa m.áu bệnh nhân vẫn không đủ đảm bảo, thậm chí đe dọa t.ử v.ong. Các buổi hội chẩn liên chuyên khoa được thực hiện hàng tuần với sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc BV để đưa ra chiến lược điều trị và chăm sóc phù hợp ở từng thời điểm, đáp ứng với những diễn biến lâm sàng phức tạp của bệnh nhân.
Bệnh nhân sống sót “thần kỳ” trong sự vui mừng của các y bác sĩ (Ảnh: BVCC).
“Tất cả thuốc men, trang thiết bị, vật tư y tế hiện đại nhất được BV huy động nhằm hỗ trợ hồi sức chuyên sâu tối ưu nhất.
Xác định đây là một trường hợp bệnh rất nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao, các bác sĩ và điều dưỡng khoa ICU 1 đều đồng lòng, quyết tâm cứu bằng được tính mạng bệnh nhân, mặc dù hi vọng rất mong manh” – bác sĩ Nhật chia sẻ.
Bằng nỗ lực không mệt mỏi của tất cả y bác sĩ và nghị lực phi thường của bệnh nhân, kỳ tích đã xảy ra.
Trải qua gần 3 tháng thở máy xâm lấn và 84 ngày chạy ECMO phức tạp, chức năng phổi bệnh nhân bắt đầu hồi phục. Bệnh nhân được cai máy thở thành công vào ngày 23/1/2022. Dù vậy, chàng trai 28 t.uổi vẫn phải được hỗ trợ hô hấp bằng oxy lưu lượng cao (HFNC) vì tổn thương phổi còn chiếm 50% toàn bộ thể tích phổi.
Lúc này, các chuyên gia vật lý trị liệu và dinh dưỡng lâm sàng bắt đầu đưa ra chiến lược phục hồi chức năng hô hấp – vận động và dinh dưỡng tăng cường, với mục tiêu đưa bệnh nhân tái hòa nhập cuộc sống bình thường càng nhanh càng tốt. Phối hợp liên chuyên khoa đã phát huy hiệu quả khi bệnh nhân đã được cai ECMO thành công và chỉ cần hỗ trợ oxy lưu lượng thấp sau 84 ngày. Các vùng xẹp phổi và đông đặc trên X-quang cải thiện đáng kể. Hiện, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.
Theo các bác sĩ, đây là một trong những trường hợp bệnh nhân Covid-19 có cân nặng hiếm gặp, với thời gian duy trì ECMO dài nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại và phục hồi rất ngoạn mục. Vì thời gian điều trị kéo dài với nhiều kỹ thuật chuyên sâu, viện phí của bệnh nhân lên đến 1,6 tỷ đồng, được ngân sách Nhà nước chi trả phần lớn.
Những di chứng hậu COVID-19 nguy hiểm các F0 cần biết
Nhiều trường hợp F0 hậu COVID-19 có những biến chứng nguy hiểm cần được theo dõi kỹ.
Sau thời gian dài vật lộn với COVID, hành trình phục hồi sức khoẻ mới bắt đầu
Sau một tuần lập Đơn vị Phục hồi chức năng sau COVID-19, Bệnh viện 1A (Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM) đã tiếp nhận khoảng 40 bệnh nhân nặng.
Giám đốc Bệnh viện 1A Đỗ Trọng Ánh cho biết, có những trường hợp suy kiệt khó qua khỏi nếu không điều trị phục hồi”. Hiện bệnh viện có quy mô 60 giường, dự kiến có thể mở rộng quy mô đến 100 giường.
Theo bác sĩ Ánh, mỗi ngày, bệnh viện đều nhận nhiều cuộc gọi hội chẩn để chuyển bệnh từ các bệnh viện điều trị COVID-19, sau khi bệnh viện thông báo tiếp nhận phục hồi chức năng bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19.
“Có nhiều trường hợp chuyển đến khi vừa cai máy thở chưa lâu, bệnh nhân thở nhanh, chụp phim phổi phát hiện xẹp phổi phải dẫn lưu. Những trường hợp này nếu không xử lý kịp thời rất dễ tử vong”, BS Ánh cho hay.
Ngoài ra, một số bệnh nhân sau khi về nhà cảm thấy chưa hồi phục sức khoẻ cũng chủ động đến khám và nhập viện. Đối với những bệnh nhân đã trải qua một thời gian dài vật lộn với COVID-19, khi đã âm tính thì hành trình tập luyện để hồi phục hoàn toàn sức khỏe mới thật sự bắt đầu.
Lấy ví dụ một số trường hợp cụ thể, bác sĩ Ánh cho biết, một bệnh nhân tên Huỳnh, 70 t.uổi vừa trải qua nửa tháng thở máy xâm lấn do suy hô hấp diễn tiến nặng khi điều trị COVID-19, phải nằm an thần một chỗ, nuôi ăn qua sonde dạ dày. Xét nghiệm âm tính hai lần, đủ điều kiện xuất viện tại bệnh viện điều trị COVID-19 nhưng sức khỏe vẫn còn yếu, bà được chuyển đến Bệnh viện 1A.
“Tôi nằm lâu nên tay chân yếu, run rẩy khó bước đi, khi nuốt cũng dễ sặc, lại thêm mất ngủ”, bà Huỳnh chia sẻ.
Suốt tuần qua, bà được các chuyên gia vật lý trị liệu tập phổi, tập thở, tập cử động các khớp tay chân, tập đi, phục hồi chức năng nuốt… Ngày 20/9, sau một tuần được các y bác sĩ phối hợp nhiều bài điều trị, bà Huỳnh có thể đứng lên đi những bước chập chững, nuốt được cháo, ngủ ngon giấc hơn. “Bác sĩ bảo tôi cố gắng tập giỏi thì sẽ sớm khỏe mạnh về nhà”, bà Huỳnh nói.
Hay một trường hợp khác, bệnh viện mới đây vừa hội chẩn với Khoa Cấp cứu một bệnh viện dã chiến về nam bệnh nhân 58 t.uổi. Bệnh nhân phát hiện dương tính hồi đầu tháng 8, vừa âm tính trở lại vào giữa tháng 9.
Một tháng rưỡi từ khi mắc COVID-19, hiện SpO2 của ông cũng tụt dao động 88-92% khi thở khí trời, gắng sức nhẹ thì thở mệt. Trong quá trình điều trị trước đó, ông bị viêm phổi nặng do COVID và phải thở áp lực dương liên tục.
Kết quả chụp X-quang mới nhất ghi nhận phổi của ông tổn thương nặng, theo dõi xơ phổi, mắc dù xét nghiệm đã âm tính. “Bệnh nhân COVID-19 nặng dù sau đó điều trị âm tính nhưng có thể để lại nhiều di chứng, đặc biệt là suy kiệt rất nhiều cần phải phục hồi thời gian dài”, bác sĩ Ánh chia sẻ.
Bệnh nhân đang tập Hô hấp ký – dụng cụ đo chức năng phổi gắng sức, theo dõi khả năng hít vào tối đa của bệnh nhân.
Các bài tập được bác sĩ hướng dẫn phục hồi hậu COVID-19
Theo bác sĩ Ánh, người bệnh âm tính vào khu điều trị phục hồi hậu COVID-19 của Bệnh viện 1A sẽ được lượng giá bởi bác sĩ phục hồi chức năng một cách tổng quát về chức năng hô hấp, vận động, nhận thức, tâm lý và các bệnh lý nền, kể cả những bệnh nhân sau tai biến mạch não có mắc bệnh COVID-19.
Từ đó, bệnh viện sẽ có chương trình tập riêng biệt cụ thể, phù hợp với thể trạng của từng người bệnh, như các bài tập cải thiện dung tích phổi, bài tập điều hòa đường thở, tập vận động tăng sức bền, tăng sức cơ cùng máy móc và dụng cụ hỗ trợ hiện đại… “Những trường hợp bị tụt SpO2, sau khi tập xong đều tăng lên 96-98% và thể lực được cải thiện đáng kể”, bác sĩ Ánh cho biết.
Bác sĩ Ngô Anh Tuấn, Bệnh viện 1A, cho biết phục hồi chức năng sau điều trị COVID-19 có nhiều điểm khác với các bệnh lý mà bệnh viện hay tiếp nhận trước đây.
” Chẳng hạn, bệnh nhân tai biến mạch m.áu não thường yếu cơ, yếu liệt nửa người hoặc một bộ phận cơ thể, tay chân, cần tập phục hồi vận động, sức cơ là chủ yếu. Phục hồi cho người cai máy thở thì chỉ vỗ rung, thông khí phổi, chủ yếu là về mặt hô hấp.
Riêng bệnh lý COVID này cần phải điều trị tổng hợp, virus tấn công vào đa cơ quan, bệnh nhân vừa tổn thương phổi do nằm lâu, khi ngồi dậy ngộp, khó thở, vừa ảnh hưởng sức cơ nên tay chân yếu, khó đi đứng, phải có đội ngũ phối hợp hỗ trợ .
Trong quá trình thở máy, được nuôi ăn qua sonde nên sau khi tỉnh dậy bệnh nhân thường dễ sặc khi ăn. Hầu hết bệnh nhân đều suy kiệt nặng đòi hỏi phải quan tâm dinh dưỡng. Chưa kể, virus còn tấn công vào hệ thần kinh thực vật, khiến nhiều người gặp vấn đề rối loạn thần kinh thực vật như vã mồ hôi, run lẩy bẩy, bồn chồn… Nhiều bệnh nhân còn gánh chịu nỗi đau mất người thân sau đại dịch nên tâm lý càng bất ổn”, bác sĩ Tuấn nói.
Do đó, bên cạnh việc điều trị thực thể, bác sĩ cần phải kết hợp động viên tinh thần, giúp bệnh nhân thêm lạc quan chiến đấu với bệnh để mau chóng phục hồi.
“Nếu bệnh nhân ở những cơ sở có điều kiện kết hợp phục hồi chức năng tốt ngay trong lúc điều trị COVID-19, bệnh nhân phục hồi sức khỏe sớm, ít di chứng hậu COVID hơn. Ngược lại, quá trình hồi phục hậu COVID thường đối diện nhiều gian nan hơn.
Nếu trước đây, bệnh nhân COVID-19 được điều trị bệnh, phục hồi chức năng, tổng trạng ổn định mới xuất viện.
Tuy nhiên, những tháng qua, với hàng nghìn ca mắc mới mỗi ngày được ghi nhận tại TP HCM, nhiều bệnh viện quá tải nên khi bệnh nhân âm tính COVID-19, chỉ tương đối ổn buộc phải cho xuất viện để nhường chỗ các bệnh nhân mắc mới khác nên nhiều ca hậu COVID gặp nhiều khó khăn. Hiện, một số bệnh viện tại TP HCM bắt đầu tiếp nhận phục hồi bệnh nhân sau điều trị COVID-19″, bác sĩ Tuấn cho hay.