Sau khi mắc COVID-19 có trẻ đau đầu, mất ngủ, không tập trung, nhưng có những trường hợp chính bố mẹ làm tăng áp lực cho con, lúc nào cũng hỏi “Con có đau đầu không?”, “Đêm con có mất ngủ, có ngủ ngon không?” làm tăng áp lực cho trẻ.
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý, Trưởng Bộ môn Nhi – Trường Đại học Y Hà Nội, cho hay sau khi mắc COVID-19, trẻ có thể có những rối loạn về tâm sinh lý. Ví dụ trẻ có thể đau đầu, mất ngủ.
Tuy nhiên, theo TS Thuý, cần phân định rõ hai vấn đề khi tiếp nhận 1 trẻ được cho là “rối loạn tâm sinh lý”. Một là bố mẹ trẻ lo lắng thái quá, hai là bản thân trẻ có vấn đề.
Đó là bởi trên thực tế, có những trường hợp chính bố mẹ làm tăng áp lực cho con, lúc nào cũng hỏi “Con có đau đầu không?”, “Đêm con có mất ngủ, có ngủ ngon không?”. Thậm chí có gia đình nửa đêm con đang ngủ lại gọi con dậy hỏi có gì bất thường không? Chính điều này tăng áp lực cho trẻ.
Nữ bác sĩ cũng nhấn mạnh việc phải cá thể hoá trong điều trị rối loạn tâm sinh lý ở trẻ sau khi khỏi COVID-19 bởi không có phác đồ chung cho tất cả mọi đ.ứa t.rẻ bởi trẻ dưới 5 t.uổi khác, dưới 12 t.uổi khác..
Ngoài những trường hợp trẻ mất ngủ, rối loạn giấc ngủ sau COVID-19, lại có trẻ hay quấy khóc, không tập trung, ngủ trằn trọc, hay thức giấc về đêm… sau khi mắc COVID-19.
Nguyên nhân được giải thích là virus SARS-CoV-2 tác động vào thần kinh trung ương, hệ phó giao cảm, làm cho trẻ rối loạn giấc ngủ. Nếu trẻ mất ngủ mức độ nhẹ, các bác sĩ hướng dẫn cha mẹ để trẻ ngủ sâu vào ban đêm, ban ngày hạn chế ngủ, sinh hoạt bình thường. Nếu trẻ bị mất ngủ nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc liều nhẹ để trẻ ngủ sâu cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
“Một số trường hợp cần khám, đ.ánh giá khả năng cần chụp chiếu thăm dò như chụp não, điện não đồ, hay có tổn thương cơ quan phối hợp hay không” – BS Thuý nói.
Khẳng định hậu COVID-19 là vấn đề lớn đang được tiếp tục nghiên cứu nhưng theo PGS Thuý, những triệu chứng hậu COVID-19 sẽ thoái triển theo thời gian.
Vị bác sĩ này cũng lưu ý việc mất ngủ ở trẻ còn nằm ở vấn đề tâm lý của bố mẹ (do lo lắng thái quá). Thực tế, nhiều trường hợp trẻ đến khám rối loạn giấc ngủ, mất ngủ sau khi mắc COVID-19, nhưng qua thăm khám, bác sĩ phát hiện ra, trước khi mắc các bé đã bị nhưng bố mẹ không để ý, không biết. Do đó, cha mẹ cần biết trẻ đã có rối loạn giấc ngủ từ trước khi mắc hay sau khi mắc COVID-19 mới có?
Triển khai nhiệm vụ năm học linh hoạt
Năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề đến giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, sau một học kỳ, ngành giáo dục đã triển khai nhiều nhiệm vụ, chuyển trạng thái hoạt động theo hướng thích ứng, hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.
Giờ học của lớp 1 Trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện Cư M’gar, tỉnh Ðắk Lắk. (Ảnh: Ðình Vinh)
Những tác động của dịch Covid-19 khiến cho kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi.
Giao quyền chủ động cho các địa phương
Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, cả nước có khoảng chín triệu học sinh theo từng giai đoạn khác nhau đã phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp, tác động sâu sắc đến tâm sinh lý lứa t.uổi học sinh. Nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục không thể tiến hành theo đúng kế hoạch, ảnh hưởng mạnh mẽ tới phát triển đội ngũ, tài chính, việc dạy, học và bảo đảm chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục…
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã chủ động, kịp thời chỉ đạo toàn ngành chuyển trạng thái hoạt động, ứng phó với dịch Covid-19 nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, bảo đảm an toàn trường học, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.
Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên theo hướng giao quyền chủ động cho các tỉnh, thành phố quyết định kế hoạch thời gian năm học của địa phương phù hợp tình hình thực tiễn, nhất là trong bối cảnh có thiên tai, dịch bệnh.
Căn cứ các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, các địa phương đã chủ động, linh hoạt xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch năm học để ứng phó với diễn biến khó lường của dịch Covid-19 tại địa phương, bảo đảm yêu cầu đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông tận dụng cao nhất thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát, kết hợp dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp…
Trước nhu cầu tất yếu về việc tổ chức dạy học trực tuyến, các sở, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, phương pháp, kỹ thuật dạy học trực tuyến để nâng cao năng lực cho giáo viên. Ðội ngũ giáo viên thường xuyên được sinh hoạt chuyên môn với các nội dung đa dạng, phong phú, thiết thực.
Các địa phương đã tích cực, chủ động trong các hoạt động bảo đảm chất lượng giáo dục. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo Nghệ An Võ Văn Mai cho biết, trong tình hình triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 có nhiều khó khăn nhưng vẫn bố trí kinh phí bồi dưỡng trực tiếp cho giáo viên tiểu học, THCS dạy chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai các mô hình phối hợp nhà trường, gia đình, cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo Nam Ðịnh Cao Xuân Hùng cho biết, ngay từ đầu năm học, Nam Ðịnh đã chủ động yêu cầu các nhà trường tận dụng thời gian học trực tiếp để đẩy nhanh chương trình và ưu tiên dạy trực tiếp cho các bộ môn mà đòi hỏi kiến thức có sự tương tác cao.
Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, ngay khi có điều kiện, việc mở cửa trường học được thực hiện kiên quyết, khẩn trương và chu đáo để đưa học sinh, sinh viên trở lại trường học tập trong thời gian sớm nhất. Tính đến 17 giờ ngày 22/2, tỷ lệ đi học trực tiếp trên cả nước đạt 78,86%.
Giáo viên Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (tỉnh Nghệ An) vừa dạy trực tiếp ở lớp vừa phát online cho học sinh đang phải cách ly ở nhà. (Ảnh: MỸ HÀ)
Mục tiêu chất lượng
Mặc dù đạt được một số kết quả nhưng những tác động của dịch bệnh cũng đặt ra không ít khó khăn cho ngành giáo dục. Ðến nay, nhiều địa phương đã đón học sinh trở lại trường học tập nhưng chưa được tổ chức dạy học hai buổi/ngày.
Mặc dù Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng dẫn địa phương tổ chức dạy, học linh hoạt với phương châm “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”, nhưng chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn có sự chênh lệch so với vùng có điều kiện thuận lợi,… Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý không đồng đều, còn thừa thiếu cục bộ đồng thời còn thiếu so với quy định, nhất là chưa đồng bộ về cơ cấu khi triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới giữa bối cảnh trong nước và thế giới chịu tác động của dịch Covid-19 lên mọi mặt đời sống xã hội đã tác động không nhỏ đến quá trình giáo dục tại các địa phương, dẫn đến việc biên soạn, lựa chọn, bồi dưỡng, tập huấn, in ấn, phát hành, sử dụng sách giáo khoa và trình phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương gặp những trở ngại nhất định. Cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thực hiện chương trình và các nhu cầu phục vụ học tập khác của các trường.
Theo Thứ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Hữu Ðộ, học kỳ 1 vừa qua ngành giáo dục đã nỗ lực, cố gắng triển khai nhiều giải pháp, hoàn thành được chương trình. Các nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông. Ðể hoàn thành tốt chương trình năm học, toàn ngành thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn khi học sinh trở lại trường học trực tiếp.
Ðối với việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, các địa phương cần chú trọng tới chất lượng. Trong đó, việc chủ động phân phối chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể phải được các nhà trường, giáo viên chú trọng.
Các địa phương cần tập trung bồi dưỡng đại trà để không xảy ra trường hợp giáo viên đứng lớp mà chưa được bồi dưỡng quan tâm tới việc đào tạo để giáo viên có điều kiện được nâng chuẩn mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp không để thiết bị về trường nhưng không ra lớp.
“Các địa phương cần chuẩn bị cho năm học 2022-2023 ngay từ bây giờ để không bất ngờ với việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 3, lớp 7, lớp 10. Trong đó, cần có phương án về bố trí giáo viên cho môn Tin học, Ngoại ngữ ở lớp 3, khi hai môn này trở thành bắt buộc có phương án tổ chức dạy học các môn tự chọn ở lớp 10 một cách linh hoạt, phù hợp điều kiện thực tế và công bố cho thí sinh trước khi tuyển sinh”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Ðộ cho biết.