Ngày 26/1, nhiều nước châu Âu tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất từ trước đến nay.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Nga thông báo có thêm 74.692 ca mắc mới trong 24 giờ qua, mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số ca mắc lên 11.315.801 ca. Riêng thủ đô Moskva, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Nga, ghi nhận 19.856 ca mắc mới. Số người t.ử v.ong vì COVID-19 trên toàn quốc đã lên 328.105 người sau khi có thêm 657 người không qua khỏi. Số bệnh nhân COVID-19 đã bình phục tăng 28.197 người lên 10.099.937 người. Những ca nhiễm biến thể Omicron đã được phát hiện ở 72 trong số 85 khu vực của Nga.
Cùng ngày, Thụy Điển thông báo dấu mốc buồn với 44.944 ca mắc mới trong ngày trước đó, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tại nước này. Chính phủ Thụy Điển đã công bố các biện pháp hạn chế mới trong tháng này khi biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng, làm gia tăng áp lực lên hệ thống chăm sóc y tế. Bộ trưởng Y tế Lena Hallengren ngày 26/1 cho biết nước này sẽ gia hạn các biện pháp chống dịch thêm 2 tuần. Theo đó, các quán bar và nhà hàng phải đóng cửa lúc 23h và các địa điểm trong nhà chỉ giới hạn 500 người. Nếu tình hình cải thiện, các biện pháp hạn chế có thể được xem xét dỡ bỏ.
Hungary cũng ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục trong ngày 26/1 với 20.174 ca, nâng tổng số ca mắc lên 1.471.276 ca. Cũng trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 69 ca t.ử v.ong vì COVID-19, nâng số trường hợp không qua khỏi lên 41.087 người, trong khi 1.224.813 người đã khỏi bệnh. Hiện tại, 3.145 người đang phải điều trị trong bệnh viện, trong đó có 164 người đang phải thở máy.
Phát hiện mới: Sức khỏe đường ruột có ảnh hưởng đến huyết áp
Một nhóm nghiên cứu ở châu Âu đã phát hiện ra rằng đường ruột có mức độ cân bằng của hệ vi sinh vật có liên quan đến việc giảm huyết áp.
Đo huyết áp. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 8.2021 trên tạp chí Hypertension , một nhóm các nhà nghiên cứu sinh học, dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng từ Đức và Bắc Ireland cho biết họ là những người đầu tiên đ.ánh giá mối liên hệ thú vị trên.
Họ đã sử dụng một mẫu 904 người tham gia ở miền Bắc nước Đức để hiểu mức độ thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan đến huyết áp thấp hơn, hiểu được bằng chứng trước đây cho thấy cả ruột và huyết áp đều bị ảnh hưởng bởi việc tiêu thụ thực phẩm có chứa flavonoid.
Flavonoid là hợp chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên có chứa chất chống oxy hóa, như táo, lê, nho, quả mọng, sô cô la, trà và rượu vang.
WebMD lưu ý rằng flavonoid đã được phát hiện có thể giúp ngăn ngừa các bệnh như ung thư, bệnh Alzheimer, tiểu đường và bệnh tim.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích lượng ăn quả mọng, táo, lê và rượu vang đỏ của những người tham gia để kết luận rằng “các yếu tố vi sinh vật giải thích 15,2% mối liên quan giữa thực phẩm giàu flavonoid và việc hạ huyết áp tâm thu” có liên quan về mặt lâm sàng”. (Huyết áp tâm thu là số đo áp lực trong động mạch khi tim bơm m.áu ra ngoài).
Aedín Cassidy, tiến sĩ, đồng tác giả của nghiên cứu và giám đốc nghiên cứu liên ngành tại Viện An ninh Lương thực Toàn cầu thuộc Đại học Queen Belfast (Bắc Ireland) nói với Verywell Health : “Những gì chúng ta ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ vi sinh vật đường ruột của chúng ta. Không giống như nhiều thành phần thực phẩm khác, flavonoid chủ yếu được chuyển hóa trong ruột”.
Tiến sĩ Cassidy cũng giải thích rằng khoa học đã tìm thấy những lợi ích hệ thống khác của một đường ruột khỏe mạnh, trích dẫn một nghiên cứu năm 2017 đã phát hiện ra mối liên hệ giữa đường ruột không khỏe mạnh và tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, theo Eat This, Not That!