Bộ Y tế cho biết, đến nay, tổng số vaccine phòng COVID-19, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 211,9 triệu liều.
Đến chiều ngày 26/1 cả nước đã tiêm gần 179 triệu liều; Bệnh viện Đà Nẵng lập phòng khám tư vấn điều trị bệnh nhân hậu COVID-19
Cả nước đã tiêm gần 179 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho thấy, đến 14h30 ngày 26/1, Việt Nam đã tiêm gần 179 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 25/1, cả nước đã tiêm hơn 1,43 triệu liều vaccine.
Bộ Y tế cho biết, đến nay, tổng số vaccine phòng COVID-19, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 211,9 triệu liều. Hiện cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ 194,1 triệu liều; còn khoảng hơn 15 triệu liều chưa phân bổ do mới được tiếp nhận cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.
Số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 161.449.796 liều, trong đó mũi 1: 70.521.947 liều; Mũi 2: 67.750.148 liều ; Mũi bổ sung: 8.333.807 liều; Mũi 3: 14.843.894 liều.
Đến nay cả nước đã tiêm gần 179 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Ảnh: Thái Bình
49/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 14/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 79% – dưới 90% .
Số liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 15.938.249 liều, trong đó mũi 1: 8.397.617 liều; Mũi 2: 7.540.632 liều.
30/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 18/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90%; 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 23% – dưới 80%.
Các địa phương không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, nhất là dịp Tết âm lịch sắp tới
Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các nguyên lý, biện pháp, công thức, phương châm phòng chống dịch với 3 trụ cột (cách ly, xét nghiệm, điều trị) và công thức “5K vaccine, thuốc điều trị công nghệ đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”; không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, nhất là dịp Tết âm lịch sắp tới;
Đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine tại địa phương khi đã được cung cấp đầy đủ vaccine, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế; tiếp tục huy động sự tham gia của cộng đồng, tình nguyện viên trong hỗ trợ tư vấn, chăm sóc, theo dõi người bệnh; tăng cường áp dụng các biện pháp công nghệ để quản lý ca bệnh và điều hành, quản lý dịch bệnh.
Hoàn thiện tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 t.uổi trở lên trong tháng 01/2022 và liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 t.uổi trở lên theo Công văn 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021 về tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại trong Quý I/2022; rà soát không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine; sau khi rà soát, khẩn trương tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 12 t.uổi trở lên; bảo đảm an toàn trong tiêm chủng.
Bệnh viện Đà Nẵng lập phòng khám tư vấn điều trị bệnh nhân hậu COVID-19
Bệnh viện Đà Nẵng đã thành lập phòng khám “Tư vấn và điều trị sau COVID-19″. Phòng khám là nơi khám, tầm soát, tư vấn và điều trị toàn diện các di chứng của bệnh, đồng thời, đ.ánh giá nhu cầu can thiệp về dinh dưỡng, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau mắc COVID-19.
Tại miền Trung, Bệnh viện Đà Nẵng là đơn vị bệnh viện công đầu tiên có phòng khám hậu COVID-19. Bệnh viện đã chuẩn bị nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu khám, điều trị tại thành phố Đà Nẵng.
BS Nguyễn Thành Trung, Phó Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, bệnh viện kết nối tất các chuyên khoa về hô hấp, phục hồi chức năng thận, tim…trên cơ sở đó tư vấn và thực hiện các xét nghiệm hợp lý giúp cho bệnh nhân biết và yên tâm hơn.
Hiện nay, có một số rải rác các bệnh nhân đến khám và tư vấn. Họ cũng thích phòng khám này. Qua tư vấn thì họ hiểu được một số vấn đề như trước đây họ thấy rất khó ví dụ như cảm giác tức ngực, khó thở. Sau khi chúng tôi cho họ xét nghiệm và thấy vẫn an toàn thì giải thích họ hoàn toàn yên tâm.
Quảng Bình thêm 196 ca mắc COVID-19, trong đó 158 ca cộng đồng
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 25/01/2022 đến 6 giờ ngày 26/01/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 196 ca mắc COVID-19, trong đó có 158 ca cộng đồng. Toàn tỉnh hiện có 860 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.
Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 5.977 ca; tổng số ca khỏi là 4.713; toàn tỉnh hiện có 397 ca đang điều trị tại bệnh viện; 7 trường hợp t.ử v.ong.
Hiện 97,88 % người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 92,83%; Có 96,3% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 93,69%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 72,24%.
Gắp đầu đạn nằm trong phổi bệnh nhân hơn 60 năm gây biến chứng
Ngày 25.1, đại diện Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, vừa cứu thành công một bệnh nhân bị biến chứng do dị vật là đầu đạn nằm trong phổi hơn 60 năm.
Các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực (Bệnh viện Đà Nẵng) vừa cứu sống bệnh nhân (BN) bị dị vật trong phổi gây biến chứng, bằng phương pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt thùy trên phổi phải, và gắp đầu đạn nằm trong phổi hơn 60 năm.
BN thoát cửa tử hy hữu này là ông T. (79 t.uổi, ngụ huyện Núi Thành, Quảng Nam). Khai thác bệnh sử, ông T. cho biết, thời chiến tranh, ông bị trúng đạn ở ngực. Vị trí viên đạn nằm sâu vào phổi và vẫn chưa gắp ra được cho tới nay.
Vị trí đầu đạn ghim trong phổi BN (ảnh góc phải màn hình). Ảnh BVCC
Hơn 60 năm qua, ông T. thường xuyên bị đau ngực và ho dai dẳng. Ông T. cho biết, dù đã đi khám nhiều nơi, phát hiện có dị vật ở phổi nhưng vì tính chất phức tạp của bệnh nên các bệnh viện không can thiệp gì. Ông T. quyết định sống chung cùng đầu đạn suốt hơn 60 năm.
Nhưng cách đây vài ngày, ông T. ho ra m.áu tươi lẫn m.áu cục nên đến khám tại Bệnh viện Đà Nẵng. BN được chỉ định làm các xét nghiệm, chụp X-quang, chụp CT ngực phát hiện tình trạng xẹp hoàn toàn thùy trên phổi phải, vùng trung tâm phổi xẹp có hình ảnh dị vật cản quang dạng kim khí kích thước 14×30 mm.
BN được tiến hành nội soi phế quản, phát hiện có cục m.áu đông và bít hoàn toàn phế quản thùy trên phổi phải, gây c.hảy m.áu. Ngoài ra, BN còn bị tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, thiếu m.áu. Sau đó, BN được chỉ định phẫu thuật nội soi lồng ngực để cắt thùy trên phổi phải.
Chưa từng thấy trong y văn
Các bác sĩ cho biết cuộc mổ gặp rất nhiều khó khăn, do thùy trên phổi phải dính vào thành ngực, trung thất và thùy giữa phổi. Các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực đã tiến hành gỡ dính, giải phóng thùy trên phổi phải ra các thành phần lân cận. Sau gần 3 giờ đồng hồ, các bác sĩ đã cắt thành công thùy trên phổi phải BN mà không có biến chứng gì. Hiện tại, sức khỏe BN ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
BS CKII Thân Trọng Vũ, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực (BV Đà Nẵng), người phụ trách phẫu thuật, cho biết đối với những trường hợp mảnh kim khí trong phổi, nếu BN ổn định, không có biến chứng gì thì sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa và theo dõi. Nhưng với trường hợp ông T., dị vật do đầu đạn nằm trong phổi từ rất lâu, đã hơn 60 năm, gây biến chứng xẹp hoàn toàn thùy trên phổi phải và c.hảy m.áu nên phương pháp điều trị ngoại khoa được lựa chọn.
Cũng theo BS Vũ, BN T. đã lớn t.uổi, lại có rất nhiều bệnh kèm. Dị vật lại gây biến chứng dính phổi vào thành ngực và trung thất nên phẫu thuật để cắt thùy phổi càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, bằng phương pháp phẫu thuật nội soi, các bác sĩ đã phẫu thuật thành công cho người bệnh, giải quyết thương tổn.
“Với phẫu thuật nội soi sẽ giúp người bệnh ít đau, thời gian hồi phục sau mổ tốt. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu, được áp dụng rất tốt đối với người bệnh già yếu. Và trong y văn, chưa ghi nhận trường hợp có đầu đạn nằm trong phổi hơn 60 năm gây biến chứng như bệnh nhân này”, bác sĩ Vũ cho biết thêm.