Rau gia vị vừa làm cho món ăn có hương vị đặc trưng vừa là vị thuốc bồi bổ sức khỏe chúng ta
Rau gia vị hay còn gọi là rau thơm thường được sử dụng trong quá trình chế biến thức ăn hàng ngày của con người, gia vị không chỉ mang đến cho các món ăn một hương vị đặc trưng mà nó còn là một vị thuốc bổ cho sức khỏe của chúng ta. Các loại thảo mộc và gia vị có tác dụng điều hòa tính nhiệt của thức ăn, hỗ trợ sức khỏe.
Tía tô
Toàn cây có thể dùng để hỗ trợ chữa nhiều bệnh. Lá tía tô có vị cay nồng, tính ấm, làm mồ hôi, long đờm. Quả có tác dụng hóa đàm, giải suyễn, chữa tê thấp. Hạt chữa táo bón, mộng tinh …
Rau thì là
Đây là một vị thuốc rất thông dụng trong Đông y. Hạt thì là có vị cay, tính ẩm, không độc, là món ăn điều kinh, bổ thận, tráng dương, chữa đầy bụng, đau bụng, đau răng.
Người bị tiểu nhiều (tiểu không tự chủ) có thể lấy một nắm thì là ngâm nước muối rồi xay thành bột. Khi dùng, rắc bột thì là. Đây là một phương pháp điều trị rất hiệu quả đối với những người mắc chứng tiểu không đều hoặc đau dữ dội. Người dân vào rừng lâu ngày bị sốt rét ác tính, rất nguy hiểm đến tính mạng. Để hỗ trợ căn bệnh này, người ta dùng hạt thì là tươi vắt lấy nước uống hay phơi khô hạt, tán thành bột, sắc lấy nước uống rất công hiệu.
Diếp cá
Lá diếp cá có thể làm xẹp búi trĩ h.ậu m.ôn. Ngoài ra, rau diếp cá được sử dụng trong y học dân gian ở nhiều nước như một vị thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp, giảm ho và diệt khuẩn. Theo một nghiên cứu của Viện Y học Toyama, Nhật Bản, rau diếp có chứa chất quercetin chống oxy hóa rất mạnh, có thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
Rau mùi
Rau mùi có chứa tinh dầu thơm tạo mùi thơm. Đặc biệt, loại rau này còn được dùng để xông khói vào chiều 30 Tết và sáng mùng 1 Tết để cả gia đình luôn may mắn, tốt lành cả năm. Ngoài ra, rau mùi còn có thể thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy hơi, nhuận tràng, giảm nghẹt mũi.
Hành hoa
Hành hoa là một chất kháng sinh tự nhiên và là một loại gia vị phổ biến có trong hầu hết các món canh, bún, phở. Hành lá có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, sát trùng… Nếu bị mụn, bạn hãy lấy một củ hành cắt nhỏ đắp lên phần bị mụn, hành sẽ làm nóng để phần mụn mủ đó không sưng tấy, giúp hút mủ ra ngoài. Có một cách trồng hành rất dễ đó là những củ hành khô nếu bị để quên sẽ mọc mầm, bạn có thể vùi xuống đất một thời gian ngắn sau đó, hành sẽ ra lá như những củ hành bình thường.
Bài thuốc đông y hỗ trợ chữa Covid-19
Bộ Y tế hướng dẫn bài thuốc sâm tô ẩm, hoắc hương chính khí tán, nhân sâm bại độc tán gia giảm, ngân kiều tán, tang cúc ẩm, thanh ôn bại độc ẩm, hỗ trợ điều trị người bệnh Covid-19 triệu chứng nhẹ.
Theo Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế, F0 mức độ nhẹ có các triệu chứng lâm sàng là sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau cơ, ít gặp hơn như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nôn, tiêu chảy, mất khứu giác, tê lưỡi; chưa có dấu hiệu viêm phổi, nhịp thở 20 lần/phút, chỉ số SpO2 96% khi thở khí trời.
Y học cổ truyền chia nhóm F0 triệu chứng nhẹ làm hai thể cơ bản:
Thể hàn thấp , triệu chứng lâm sàng gồm sốt, sợ lạnh, người mệt, toàn thân mỏi đau, ho, khạc đờm, ngực bức khó chịu, không muốn ăn, buồn nôn, nôn, đại tiện không thông, lưỡi nhạt. Dưới đây là một số bài thuốc được Bộ Y tế khuyến cáo bác sĩ tham khảo kê đơn và gia giảm cho phù hợp với chẩn đoán.
Bài thuốc sâm tô ẩ m thành phần gồm nhân sâm 12 g, tô diệp 12 g, cát căn 12 g, t.iền hồ 8 g, bán hạ chế 6 g, bạch linh 12 g, trần bì 8 g, cam thảo 8 g, cất cánh 8 g, chỉ xác 8 g, mộc hương 6 g. Nếu không có nhân sâm có thể thay thế bằng đảng sâm với liều tương đương.
Bài thuốc hoắc hương chính khí tán , thành phần gồm hoắc hương 12 g, cất cánh 4-8 g, bạch linh 12-16 g, hậu phác 4-8 g, tử tô 8-12 g, bạch truật 8-12 g, bán hạ 12 g, bạch chỉ 4-8 g, đại phúc bì 8-12 g, trần bì 6-12 g, cam thảo 4 g.
Bài thuốc nh ân sâm bại độc tán gia giảm , thành phần gồm sài hồ, bạch linh, nhân sâm, t.iền hồ, cất cánh, xuyên khung, chỉ xác, khương hoạt, độc hoạt, cam thảo, mỗi loại liều lượng 12 g. Nếu sợ lạnh, sợ gió nhiều gia thêm quế chi 4-10 g; nếu chán ăn, khó tiêu gia hoắc hương 4-6 g, hậu phác 3-6 g; nếu buồn nôn nhiều gia sinh khương 10-12 g.
Các bài thuốc trên được bào chế dưới ba dạng là bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. Dạng thuốc sắc mỗi ngày 1 thang sắc lấy 300 ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều. Dạng bột, mỗi lần dùng 8-15 g, tùy từng bài, hãm với 150 ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều. Riêng bài nh ân sâm bại độc tán gia giảm sau khi hãm trà cho thêm 2-3 lát gừng tươi và 2-3 lá bạc hà tươi. Dạng cao lỏng dùng lượng tương đương một thang thuốc sắc.
Một số loại thảo dược dùng trong bài thuốc Đông y. Ảnh: The Thaiger
Thể thấp nhiệt, triệu chứng lâm sàng là sốt nhẹ hoặc không sốt, hơi sợ lạnh, mệt mỏi, đầu thân nặng nề, cơ bắp đau mỏi, ho khan đờm ít, nuốt đau, khô miệng không muốn uống nhiều nước, hoặc kèm theo tức ngực bụng trướng, không ra mồ hôi hoặc mồ hôi ra không thông sướng, hoặc buồn nôn không muốn ăn, đại tiện khó, lưỡi nhạt.
Một số bài thuốc tham khảo như sau:
Bài thuốc ngân kiều tán , thành phần gồm liên kiều 12 g, cất cánh 8 g, trúc diệp 5 g, kinh giới 5 g, đậu xị 6 g, ngưu bàng tử 8 g, kim ngân hoa 12 g, bạc hà 8 g, cam thảo 8 g.
Bài thuốc tang cúc ẩm , thành phầm gồm: tang diệp 8-12 g, cúc hoa 4-8 g, hạnh nhân 12 g, liên kiều 8-16 g, cất cánh 4-12 g, lô căn 12 g, bạc hà 4-8 g, cam thảo 4-6 g.
Bài thuốc thanh ôn bại độc ẩm , thành phần gồm sinh thạch cao 4-8 g, thủy ngưu giác 12-20 g, sinh địa 0,6-1 g, hoàng liên 10-16 g, xích nhược, chi tử, cất cánh, huyền sâm, liên kiều, hoàng cầm, tri mẫu, đan bì, trúc diệp, cam thảo. Liều lượng của những vị này tuỳ triệu chứng của bệnh nhân mà sử dụng.
Các bài thuốc ngân kiều tán và tang cúc ẩm được bào chế dưới ba dạng là bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. Dạng thuốc sắc mỗi ngày 1 thang sắc lấy 300 ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều. Dạng bột, mỗi lần dùng 20-24 g với bài ngân kiều tán hoặc 10-12 g với bài tang cúc ẩm , tùy từng bài, hãm với 150 ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.
Riêng bài thanh ôn bại độc ẩm bào chế dạng thuốc sắc. Thạch cao sắc kỹ trước, sau đó cho các vị còn lại vào trừ sừng trâu (thủy ngưu giác). Ngày một thang sắc lấy 300 ml chia hai lần sau ăn sáng chiều, lấy sừng trâu mài thành nước hòa vào rồi uống.