Bộ Y tế cho biết đến nay có 47 tỉnh, thành bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 95%; Bộ Y tế vừa tiếp tục đề nghị các địa phương thần tốc hơn nữa tiêm mũi 3 cho người từ 18 t.uổi trở lên, đảm bảo hết Quý I/2022 phải bao phủ mũi 3; F0 ở TP HCM không phải đến trạm y tế để khai báo
Còn 16 tỉnh, thành phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 dưới 95%
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 13h ngày 13/3 cho biết cả nước đã tiêm gần 200,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 12/3, cả nước tiêm 215.529 liều vaccine.
Số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên tính đến ngày 12/3 là là 182.912.927 liều, trong đó Mũi 1: 70.909.880 liều; Mũi 2: 69.290.074 liều ; Mũi bổ sung: 14.437.599 liều; Mũi 3: 28.275.374 liều;
Đến nay đã có 47/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 95%; Còn 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 90% đến dưới 95%;
Bộ Y tế vừa tiếp tục đề nghị các địa phương thần tốc hơn nữa tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 t.uổi trở lên, đảm bảo hết Quý I/2022 phải bao phủ mũi 3;
Về số liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 17.050.791 liều, trong đó mũi 1: 8.746.841 liều; Mũi 2: 8.303.950 liều.
Đến nay có 57/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; Còn 6/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVD-19, Bộ Y tế hôm qua đã có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố cả nước về việc tăng cường tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, trong đó đẩy mạnh và thần tốc hơn vữa việc triển khai tiêm chủng mũi 3 cho người từ 18 t.uổi trở lên, đảm bảo đến hết Quý I/2022 phải bao phủ mũi 3 cho những người đã đến lịch tiêm chủng.
Tiếp tục rà soát và lập danh sách đối tượng từ 12 t.uổi trở lên chưa được tiêm chủng hoặc chưa được tiêm đủ liều cơ bản để khẩn trương tiêm đủ liều vaccine, đảm bảo độ bao phủ vaccine cao.
Đồng thời tổ chức tiêm vaccine an toàn, khoa học, hiệu quả theo các hướng dẫn đã ban hành của Bộ Y tế và thực hiện báo cáo kết quả triển khai tiêm chủng kịp thời, theo đúng quy định.
Người dân ở TP HCM không cần đến trạm y tế để khai báo là F0
Sở Y tế TP HCM đã có Công văn về việc triển khai các biện pháp giảm tải thủ tục hành chính cho người F0 tại các Trạm y tế phường, xã, thị trấn.
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, Trung tâm y tế, Trạm y tế khẩn trương triển khai chuyển đổi số trong công tác xác nhận F0 và các thủ tục xác nhận hoàn thành cách ly y tế tại nhà, cụ thể:
Khi phát hiện người mắc COVID-19 không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng lâm sáng ở mức độ nhẹ đủ điều kiện cách ly tại nhà: Hướng dẫn người mắc COVID-19 truy cập địa chỉ https://khaibaof0/tphcm.gov.vn trên máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet để “khai báo F0″.
Thông tin khai báo sẽ được hệ thống ghi nhận và gửi về Trạm y tế phường, xã, thị trấn nơi người mắc COVID-19 cách ly.
Các cơ sở khám, chữa bệnh phải tăng cường truyền thông trên tất cả các phương tiện thông tin của đơn vị như: Trang tin điện tử, bảng thông báo, tờ rơi, bản tin tại Khoa Khám bệnh, Khoa Lâm sàng… để hướng dẫn cách thức khai báo với y tế địa phương khi có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính và cách ly tại nhà qua địa chỉ https://khaibaof0.tphcm.gov.vn
Riêng Phòng Y tế, Trung tâm y tế tham mưu cho UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức chỉ đạo UBND cấp xã kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã. Qua đó, phân công lãnh đạo Trạm y tế là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và ký Giấy xác nhận hoàn thành cách ly y tế tại nhà.
Đồng thời, huy động lực lượng để hỗ trợ Trạm y tế tiếp nhận thông tin khai báo của F0 và cấp Giấy xác nhận cho F0 kịp thời, hạn chế tập trung người dân tại Trạm y tế thực hiện các thủ tục hành chính.
Sau đó, đăng nhập vào nền tảng quản lý COVID-19 để xác nhận hoàn tất thời gian cách ly, ký và cấp Giấy xác nhận cho F0 bằng bản điện tử qua email hoặc bản giấy; hạn chế việc F0 hoặc người nhà tập trung tại Trạm y tế để chờ nhận Giấy xác nhận.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại một số địa phương
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 12/3/2022 đến 6 giờ ngày 13/3/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 2.986 ca mắc COVID-19 (thấp hơn gần 200 ca so với ngày trước đó), trong đó có 2.492 ca cộng đồng.
Tổng số ca mắc COVID-19 của tỉnh Quảng Bình đến nay là 57.204, trong đó 34.898 ca khỏi; 60 ca t.ử v.ong, hiện có 20.981 bệnh nhân COVID19 đang điều trị tại nhà; 663 F0 đang điều trị tại bệnh viện.
Sáng 13/3, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An thông tin trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 12/3/2022 đến 6h00 ngày 13/3/2022), Nghệ An ghi nhận 4.076 ca dương tính mới với COVID-19. Trong đó có 1.229 ca cộng đồng; 2847 ca đã được cách ly từ trước (2840 ca là F1, 7 ca từ ngoại tỉnh có dịch về).
Lũy kế từ đầu mùa dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 231.453 ca mắc COVID-19. Lũy kế số trường hợp điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 164.525 bệnh nhân. Lũy kế số trường hợp t.ử v.ong: 142 bệnh nhân. Số ca COVID-19 hiện đang điều trị: 66.786 bệnh nhân.
Hà Nội xem xét nới lỏng từ 15/9
Một số hoạt động dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được xem xét nới lỏng lần lượt sau ngày 15 và 21/9.
Đây là chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Hà Nội tại cuộc họp về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 chiều 13/9.
Thường trực Thành ủy đ.ánh giá cao kết quả thực hiện chiến dịch xét nghiệm và tiêm chủng thần tốc trong những ngày vừa qua, được thực hiện với sự nỗ lực của các đơn vị của Hà Nội cũng như gần 8.000 nhân viên y tế của 12 tỉnh, thành phía Bắc đến hỗ trợ.
Trên cơ sở kết quả đạt được, Thường trực Thành ủy giao Ban cán sự đảng UBND thành phố xem xét, đ.ánh giá tổng thể, quyết định phương án nới lỏng một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực trên cơ sở đảm bảo chặt chẽ phương án phòng, chống dịch sau ngày 15 và 21/9.
Khu vực cầu Nhật Tân, hướng sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội vắng người đi lại trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Võ Hải.
Đ.ánh giá tình hình dịch bệnh của thành phố , ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, nhận định “cơ bản được kiểm soát”; số ca Covid-19 ngoài cộng đồng xu hướng giảm.
Theo Phó giám đốc CDC, sau khi Hà Nội kết thúc đợt xét nghiệm toàn dân, nếu số ca bệnh trong cộng đồng tiếp tục giảm như hiện nay, CDC sẽ đề xuất nới lỏng giãn cách xã hội, chỉ phong tỏa những nơi có bệnh nhân mới.
“Trước mắt không thể xóa hết ngay vùng đỏ nhưng thành phố có thể thay đổi giãn cách theo quy mô. Quận, huyện nào vẫn còn vùng đỏ thì vẫn phải phong tỏa và sẽ nới lỏng dần từng bước”, ông Tuấn nói.
Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát tốt dịch bệnh trước 15/9. Để đạt mục tiêu trên, thành phố đang triển khai xét nghiệm diện rộng và hoàn thành tiêm vaccine Covid-19 mũi một cho người dân từ 18 t.uổi trở lên.
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội, trong ngày 13/9, Hà Nội đã tiêm được gần 250.000 mũi vaccine. Cộng dồn tới 18h30 ngày 13/9, toàn thành phố đã tiêm hơn 4,7 triệu mũi (trong đó mũi 1 là 4,3 triệu; mũi 2 là 400.000 mũi), đạt trên 80% kế hoạch . Hà Nội được phân bổ hơn 5,3 triệu liều vaccine phòng Covid-19.
Về xét nghiệm, tính đến 18h00 ngày 13/9, toàn thành phố lấy được hơn 2,7 triệu mẫu, phát hiện 18 ca dương tính . Số mẫu gộp xét nghiệm PCR trên 1,9 triệu, có trên 500.000 mẫu âm tính và 13 mẫu dương tính, số còn lại đang chờ kết quả.
Trong số gần 750.000 mẫu test nhanh kháng nguyên, có 46 mẫu dương tính, sau đó xét nghiệm lại bằng PCR, kết quả 5 ca dương tính.
Hà Nội áp dụng chỉ thị 16 từ ngày 24/7. Sau 45 ngày giãn cách xã hội, hôm 6/9, thành phố chia ba vùng chống dịch, trong đó vùng một tiếp tục giãn cách xã hội, gồm 10 quận, huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì; và một phần địa giới hành chính 5 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín. Vùng hai, ba (các địa bàn còn lại) áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng.
Tính cả đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 4.077 ca mắc Covid-19, trong đó trên 1.595 ca ngoài cộng đồng, 2.222 ca trong khu cách ly và khoảng 500 ca ở khu vực phong tỏa, trong bệnh viện, nhập cảnh.