Về mặt sinh học, lão hóa bắt đầu khi cơ thể bạn bắt đầu xuống dốc. Nó có thể bắt đầu sớm nhất là ở độ t.uổi 30 hoặc thậm chí cuối những năm 30 hoặc đầu những năm 40 t.uổi.
Không ai biết lý do tại sao họ già đi nhưng đến một độ t.uổi nhất định, mọi người đều hối tiếc vì đã bỏ bê sức khỏe và thói quen của mình và dành không gian trống cho sự lão hóa.
Vì vậy, đây là một số mẹo nhỏ để ngăn chặn quá trình lão hóa và có thể mở đường cho quá trình lão hóa lành mạnh, theo trang web Times of India (Ấn Độ).
1. Hoạt động thể chất
Theo Viện Lão hóa Quốc gia (NIA), Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, tập thể dục và hoạt động thể chất là nền tảng của hầu hết mọi chương trình lão hóa khỏe mạnh.
“Các bằng chứng khoa học cho thấy những người tập thể dục thường xuyên không chỉ sống lâu hơn mà họ còn sống tốt hơn.
Và, hoạt động thể chất – thực hiện các hoạt động hằng ngày giúp cơ thể bạn luôn vận động, chẳng hạn như làm vườn, dắt chó đi dạo và đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy – có thể giúp bạn tiếp tục làm những việc mình thích và độc lập khi bạn già đi”, NIA cho biết.
Các bằng chứng khoa học cho thấy những người tập thể dục thường xuyên không chỉ sống lâu hơn mà họ còn sống tốt hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
2. Yoga
Mặc dù nhiều người coi nó là một hình thức hoạt động thể chất, nhưng Yoga là một phương pháp thể dục toàn diện hơn đối với sức khỏe và sự phát triển tinh thần của cơ thể con người.
Đó là một hình thức kỷ luật tinh thần mang lại sự hài hòa giữa tâm trí và cơ thể.
Một trí óc khỏe mạnh là chìa khóa của một cơ thể khỏe mạnh.
3. Ngủ
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết mọi cá nhân, đặc biệt là những người trên 18 t.uổi, nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày.
“Mặc dù số lượng giấc ngủ bạn có được mỗi ngày là quan trọng, nhưng các khía cạnh khác của giấc ngủ cũng góp phần vào sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Chất lượng giấc ngủ tốt cũng rất cần thiết”, CDC Mỹ cho biết.
4. Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn Địa Trung Hải được cho là rất lành mạnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khi bạn đến t.uổi 40, bạn cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh để có thể cung cấp cho bạn thực phẩm, sức khỏe thể chất và tinh thần, và sự sung mãn.
Đĩa thức ăn của bạn nên đa dạng hơn trước và với tư cách là một cá nhân đang hướng đến sự lão hóa khỏe mạnh, bạn cần phải theo dõi những gì diễn ra bên trong cơ thể mình.
Thêm chất chống oxy hóa vào thực phẩm của bạn vì chúng đã được chứng minh là có lợi ích chống lại bệnh tim và ung thư.
Tăng lượng nước uống vào để thải độc tố, trẻ hóa làn da và cắt giảm lượng chất béo nạp vào cơ thể.
Hoặc nếu bạn có bất kỳ tình trạng bệnh lý nào hoặc đang điều trị bệnh, cần nghiêm túc xem xét các gợi ý từ bác sĩ và chuẩn bị một biểu đồ chế độ ăn uống thích hợp, theo Times of India.
5. Kiểm tra trọng lượng
Mặc dù áp dụng những thói quen lành mạnh là một thói quen tốt, nhưng bạn cũng nên để ý đến trọng lượng cơ thể.
Bạn đừng có quan điểm sai lầm, cho rằng gầy là khỏe mạnh, thay vào đó nên hiểu chỉ số khối cơ thể (BMI) tối ưu cần thiết cho một độ t.uổi nhất định.
Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 1.190 nam giới và 751 phụ nữ của nghiên cứu Baltimore Longitudinal Study of Aging, phụ nữ có chỉ số BMI thấp có nguy cơ t.ử v.ong cao hơn.
NIA cho biết: “Đó là những lý do có thể tại sao một số nhà khoa học cho rằng việc duy trì chỉ số BMI cao hơn có thể không nhất thiết là xấu khi chúng ta già đi”, theo Times of India.
6. Khám sức khỏe
Một cách tiếp cận quan trọng khác để có một cuộc sống lành mạnh là phải biết cơ thể của bạn một cách thường xuyên. Bạn nên thực hiện khám sức khỏe theo định kỳ.
Hãy ghi chép lại bất cứ điều gì bác sĩ khuyến nghị và tuân theo một cách nghiêm túc.
Chế độ ăn giàu kẽm giúp phòng tránh ung thư đường tiêu hóa
Các nghiên cứu cho thấy, một số vitamin và chất khoáng cũng như các chất chống oxy hóa trong thực phẩm có vai trò phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa ở người.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ung thư các bộ phận của đường tiêu hóa như: vòm miệng, thực quản, dạ dày, đại tràng… được chứng minh là có liên quan đến thói quen ăn uống.
Các nghiên cứu cho thấy, một số vitamin và chất khoáng cũng như các chất chống oxy hóa trong thực phẩm có vai trò phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa ở người.
Kẽm là một vi khoáng đã được biết đến với vai trò kích thích tăng trưởng, tăng miễn dịch, phòng chống các bệnh n.hiễm t.rùng ở người và động vật, đặc biệt là phòng chống bệnh n.hiễm t.rùng hô hấp và tiêu chảy ở t.rẻ e.m. Tạp chí Nghiên cứu về Ung thư của Mỹ đã công bố nhiều nghiên cứu phát hiện ra vai trò của kẽm trong phòng chống ung thư thực quản ở chuột thực nghiệm.
Các thực phẩm giàu kẽm.
Trong một nghiên cứu, các tác giả đã cho chuột ăn một chế độ thiếu kẽm trong vòng 5 tuần, sau đó được bơm một liều NMBA (chất gây ung thư thực quản) với liều 2mg/kg cân nặng của chuột vào đường miệng, đây là một mô hình gây ung thư thực nghiệm đường tiêu hóa đã được áp dụng rộng rãi trong thập kỷ qua. Sau khi nhận chất gây ung thư NMBA, ngay lập tức một nhóm chuột được chuyển sang ăn chế độ phục hồi đủ kẽm, một nhóm vẫn tiếp tục ăn chế độ thiếu kẽm như trước. Các theo dõi biến đổi về tế bào học của biểu mô thực quản được thực hiện sau một giờ, 24 giờ, 72 giờ và 432 giờ (18 ngày).
Kết quả cho thấy ở nhóm chuột được ăn chế độ phục hồi đủ kẽm có tỷ lệ xuất hiện khối u biểu mô thực quản là 8%, ít hơn hẳn so với nhóm chuột đối chứng (vẫn ăn chế độ thiếu kẽm) có tỷ lệ xuất hiện khối u là 93% tại thời điểm 15 tuần sau ăn chất gây ung thư NMBA.
Các tác giả đã chứng minh cơ chế tác dụng của kẽm trong phòng chống ung thư là liên quan tới sự lập trình c.hết (Apoptosis) của tế bào biểu mô thực quản khi tiếp xúc với chất gây ung thư.
Bằng theo dõi phát triển tế bào, nghiên cứu đã cho thấy quá trình Apoptosis được thiết lập rất sớm: 5-30 phút ngay khi tiếp xúc với chất độc NMBA.
Nếu ăn đủ kẽm sẽ giúp cho quá trình lập trình có lợi xảy ra, tức là loại trừ những tế bào bất thường bị nhiễm độc; ngược lại nếu chế độ ăn không đủ kẽm, hoặc cơ thể bị thiếu kẽm thì các tế bào bị nhiễm chất độc sẽ được lập trình để tiếp tục tồn tại và phát triển thành khối u hoặc ung thư.
Kẽm có nhiều trong sò, nghêu, sữa, trứng, gan động vật, đậu, thịt gia súc, gia cầm và trong ngũ cốc thô.
Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu nằm trong số những nguồn cung cấp kẽm tốt nhất. Vì kẽm trong những thực phẩm này có thể hấp thụ dễ dàng hơn so với các nguồn khác. Các chuyên gia khuyên nên ăn tới 500g thịt đỏ nấu chín mỗi tuần.
Thịt đỏ đun lâu có hàm lượng kẽm cao hơn thịt nấu theo những cách khác. Ngoài ra, những bằng chứng mới gợi ý rằng, uống sữa có thể giúp hấp thụ kẽm từ những thực phẩm nhiều phytate cao như ngũ cốc.