Virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua mắt không?
Như chúng ta đã biết Covid-19 nhiễm vào hệ hô hấp trên, dẫn đến n.hiễm t.rùng phổi nặng. Những giọt khí cực nhỏ do người bệnh thải ra khi ho hoặc hắt hơi sẽ được truyền sang người khỏe mạnh thông qua các dòng khí, theo trang tin Express (Anh).
Ý kiến của các chuyên gia về việc có nhiễm virus corona qua mắt hay không vẫn còn trái chiều. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhưng sự lây nhiễm không chỉ giới hạn ở phổi. Virus corona ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan.
Một câu hỏi được đặt ra liệu có thể nhiễm virus khi dòng khí thở chứa virus đi vào mắt không?
Có thể nhiễm Covid-19 qua mắt không?
Ý kiến của các chuyên gia về việc có nhiễm virus corona qua mắt hay không vẫn còn trái chiều. Vẫn chưa thể chắc chắn có thể lây nhiễm Covid-19 nếu tiếp xúc với virus corona qua mắt không.
Khoảng 1 – 3% số người mắc Covid-19 bị viêm kết mạc, còn gọi là đau mắt đỏ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Có khả năng virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua kết mạc của mắt.
Kết mạc có thể nhiễm virus gây cảm lạnh thông thường và virus gây mụn giộp herpes.
Nhưng hiện tại vẫn chưa thể biết liệu kết mạc có nhiễm virus corona không. Cần thêm nghiên cứu để hiểu rõ điều này, theo trang tin Express (Anh).
Các triệu chứng của Covid-19 biểu hiện ở mắt
Cho dù Covid-19 có lây lan qua mắt hay không, một khi bị nhiễm virus, các triệu chứng của virus corona cũng có thể xuất hiện trong mắt.
Dữ liệu thu thập được cho đến nay cho thấy, khoảng 1 – 3% số người mắc Covid-19 bị viêm kết mạc, còn gọi là đau mắt đỏ.
Điều này xảy ra khi virus lây nhiễm vào kết mạc. Hiện nay virus ảnh hưởng đến mắt như thế nào vẫn là điều cần được tìm ra.
Nếu mắt có thể nhiễm Covid-19, thì bằng cách nào?
Các nhà khoa học ủng hộ ý kiến “virus corona có thể nhiễm qua mắt” cho rằng vẫn có khả năng xảy ra việc nhiễm Covid-19 qua mắt. Khi một người chạm vào bề mặt bị nhiễm các giọt – do người bệnh thải ra trong khi ho hoặc hắt hơi hoặc nói chuyện – rồi chạm tay lên mặt hoặc mũi, họ có thể nhiễm virus, theo trang tin Express.
Khẩu trang vải có chặn được Omicron?
Virus corona là loại virus rất dễ lây lan, chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Vì vậy, tốt nhất nên đeo khẩu trang mọi lúc để giảm nguy cơ hít phải không khí bị nhiễm virus.
Cần rửa tay hoặc sát khuẩn tay sau khi chạm vào một bề mặt nào và trước khi chạm vào mặt hoặc ăn uống. Cần che mũi và miệng khi hắt hơi và ho, đồng thời giữ khoảng cách với người khác.
Vì sao bệnh viện ở TPHCM có hơn 300 y bác sĩ là F0 dù đã tiêm đủ vaccine?
Trong đại dịch, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu mắc Covid-19, đa số không có bệnh lý nền và đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Tại hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên diễn ra vào ngày 23/12, bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (TPHCM) cho biết, trong đại dịch đã và đang diễn ra, BV có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu bị mắc Covid-19.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân viên y tế mắc Covid-19 tại BV phân bố ở nữ giới cao gấp gần 2,5 lần so với nam giới và đa phần là người trẻ (
Các F0 của BV Nguyễn Tri Phương đa số không có bệnh lý nền đi kèm (80,2%) và đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 (96,5%). Họ có nguy cơ cao tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây (67,3%) nên dễ nhiễm bệnh. Dù vậy, các F0 này khi mắc bệnh đều ở mức độ nhẹ (viêm đường hô hấp trên cấp tính) hoặc không có triệu chứng và sớm khỏi bệnh, không ghi nhận trường hợp t.ử v.ong.
Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại BV Nguyễn Tri Phương, TPHCM.
Riêng ở đối tượng F0 là người dân, bác sĩ Chiến cho biết khi bước vào giai đoạn bình thường mới, có thời điểm bệnh nhân cao hơn số giường điều trị Covid-19 mà BV đang có. Hầu hết những ca bệnh nặng rơi vào nhóm không chích ngừa vì những lý do cá nhân. Tuy vậy, có trường hợp không nặng nhưng thấy bên ngoài c.hết nhiều quá, dịch thời gian qua gây tang thương nhiều quá nên hốt hoảng, muốn vào BV cho yên tâm.
Trong đợt dịch thứ 4, ngoài khu điều trị Covid-19 quy mô 200 giường, BV Nguyễn Tri Phương còn hỗ trợ điều trị cho BV dã chiến số 5 tại Thuận Kiều Plaza (quận 5), làm nhiệm vụ tại khu cách ly ở ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM. Ngoài ra vào đầu tháng 11, BV cũng cử đoàn công tác đến tỉnh Bạc Liêu chi viện chống dịch cho Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai.
Các quy trình chuẩn sẽ giúp tăng cường an toàn cho nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch Covid-19 tại bệnh viện.
Lãnh đạo BV cho biết, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thách thức hệ thống y tế nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Đến nay, dịch vẫn còn đang diễn biến phức tạp với biến chủng Delta, Omicron rất nguy hiểm.
Điều này đã gây ra nhiều quan ngại cho mọi người, không chỉ vì tốc độ lây lan của biến chủng mới SARS-CoV-2 mà còn ở nguy cơ tăng tỷ lệ t.ử v.ong, tăng khả năng đề kháng với các loại vaccine ngừa Covid-19 đang được sử dụng.
Chính vì vậy theo bác sĩ Võ Đức Chiến, thực hành và quản trị lâm sàng cần được tuân thủ. Các quy trình chuẩn sẽ giúp tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất số ca nhiễm Covid-19 cho lực lượng nhân viên y tế làm công tác tuyến đầu và chăm sóc, điều trị bệnh nhân.