Sau mắc COVID-19, giống như người lớn, t.rẻ e.m cũng phải đối mặt với vấn đề “hậu COVID-19″. Ngoài các biểu hiện thể chất còn có các di chứng về tâm lý, tinh thần.
ThS. Vương Thị Thủy.
T.rẻ e.m bị COVID-19 đa số sẽ nhanh khỏi. Thế nhưng sau đó là “Hội chứng hậu COVID-19″ mới là vấn đề. Lúc này, trẻ do bị cách ly ở nhà lâu, sức khỏe chưa phục hồi nên sẽ sinh chán nản, lo âu, trầm cảm… Điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới học tập, sinh hoạt cũng như lối sống của trẻ.
Phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với ThS. Vương Thị Thủy – Giảng viên Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y dược Hải Phòng, kiêm Phó trưởng khoa Bán cấp Nam và Phục hồi chức năng tâm thần – Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng về vấn đề này.
– Xin bác sĩ cho biết những dấu hiệu rối loạn tâm lý thường thấy sau khi trẻ mắc COVID-19?
Theo các nghiên cứu cho thấy, t.rẻ e.m (nhất là trẻ lớn) mắc các triệu chứng hậu COVID-19 bao gồm: chán ăn, kém tập trung, cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, choáng váng, đau cơ, khớp. Trẻ cảm thấy bị hồi hộp, lo lắng.
Khi trở lại trường lớp, trẻ thường mất tập trung, khó ghi nhớ, tiếp thu bài vở của giáo viên chậm. Tình trạng nặng nề hơn khi các em mất đi người thân như bố mẹ, anh chị em ruột. Có những trẻ còn phát sinh tiêu cực muốn tìm đến cái c.hết.
Triệu chứng hậu COVID-19 ở t.rẻ e.m bao gồm: chán ăn, kém tập trung, cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, choáng váng, đau cơ, khớp.
– Với thực tế trên, theo bác sĩ thì người lớn chúng ta cần có những hoạt động, định hướng gì để cho trẻ có tâm lý vững và lấy lại cân bằng cuộc sống hậu COVID-19?
Trước mắt, chúng ta tìm cách cho trẻ thể hiện cảm xúc. Đó là, khuyến khích các cháu tham gia các hoạt động xã hội, chơi hoặc vẽ, hoặc chơi nhạc cụ, nghe nhạc để trẻ thể hiện và giải tỏa được lo âu. Trẻ sẽ thấy an toàn và vui vẻ hơn khi được thể hiện chính mình.
Cho trẻ tham gia các công việc mà bình thường chúng chưa phải làm như nhặt rau, rửa bát, quét nhà… Những thói quen hằng ngày cũng cần được duy trì tối đa. Hãy tiếp tục động viên, khuyên nhủ trẻ tiếp tục chơi và giao lưu với những người bạn cũ và mới qua các phương tiện mạng xã hội và tiếp xúc trực tiếp càng tốt nhưng tuân thủ 5K về phòng dịch.
Bố mẹ hãy gắn kết với con nhiều hơn, mọi lúc, mọi nơi, nhất là khoảng thời gian con bị khủng hoảng hậu COVID-19.
T.rẻ e.m sẽ quan sát các hành vi và cảm xúc của người lớn để biết các dấu hiệu về cách quản lý cảm xúc của chính mình trong những thời điểm khó khăn, vì thế việc cha mẹ giữ thái độ bình tĩnh, lạc quan cũng rất quan trọng để có thể trấn an và giúp trẻ cùng nhau vượt qua.
– Hậu COVID-19, trẻ rất cần thầy cô, cha mẹ, bạn bè hỗ trợ để vượt qua. Là chuyên gia tâm lý, xin bác sĩ hãy đưa ra những lời khuyên hữu ích để cả t.rẻ e.m và người nhà gặp hội chứng hậu COVID-19 cùng nhau vượt qua?
Để phát hiện sớm trẻ gặp di chứng hậu COVID-19 hay không, chúng tôi khuyến cáo cha mẹ cần quan tâm, theo dõi trẻ để xem con có các triệu chứng đã đề cập như trên để kịp thời đến bác sĩ khám và điều trị.
Cha mẹ nên gắn kết với con trong nhiều hoạt động, giúp trẻ giải tỏa lo âu, căng thẳng hậu COVID.
Hội chứng hậu COVID-19 có thể diễn ra từ vài tuần đến vài tháng khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, ăn uống không ngon miệng. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp trẻ nhất là trẻ đã từng phải nhập viện và người nhà các bé bình tĩnh, kiên trì vượt qua.
– Chế độ dinh dưỡng: Về cơ bản trẻ vẫn duy trì ăn uống sinh hoạt bình thường. Đó là phải đầy đủ dưỡng chất, các nhóm thực phẩm, rau xanh, trái cây. Uống đủ nước các loại.
Hậu COVID-19 trẻ thường hay bị ho kéo dài nên các bậc cha mẹ nên chú trọng bữa ăn các thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt như cháo, súp, các loại ngũ cốc, củ quả hầm.
– Rèn thói quen luyện tập và sinh hoạt: Duy trì các hoạt động thể dục thể thao phù hợp với lứa t.uổi và sức khỏe. Xem và tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh như nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo.
Phổi thường là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất sau COVID-19, trẻ có thể bị suy giảm chức năng hô hấp dai dẳng. Cha mẹ hướng dẫn con các bài tập hít thở tại nhà. Nên chọn những bài tập phù hợp, tạo không khí vui vẻ, thậm chí tập cùng con để trẻ hào hứng thực hiện.
Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.
Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?
Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.
Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.
Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.
Hai nghiên cứu – một ở Brazil và một ở Pháp – đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.
Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo “sóng thần” ô nhiễm
Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.
Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.
Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong, theo wusa9.
Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.
Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể “nhiễm cả hai loại virus”, Daily Mail đưa tin.
Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch – có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều “khó xảy ra”, Daily Mail cho biết.
Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ “giúp chống lại bệnh nghiêm trọng”, ông nói thêm.