Không may vấp chân ngã đ.ập vùng bụng vào một viên gạch (loại gạch ống dùng trong xây dựng), bệnh nhi 5 t.uổi bị vỡ thận làm đôi sau tai nạn.
Người nhà bệnh nhi H. cho biết, cách nhập viện một ngày, trong lúc đang chơi đùa cùng anh trai thì bé vấp chân ngã có va đ.ập vùng bụng vào một viên gạch (loại gạch ống dùng trong xây dựng). Sau khi té ngã bé có kêu đau vùng bụng nhưng vẫn sinh hoạt bình thường, bà đưa bé đến trạm y tế khám và được cho về theo dõi.
Khoảng 12 tiếng tiếp theo, bé đi tiểu ra nước tiểu màu đỏ, người bà nghi ngờ là tiểu m.áu nên nhanh chóng cho trẻ đến khám lại tại trạm y tế và được giới thiệu lên tuyến cao hơn tầm soát.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi H. (Ảnh: Hoàng Tùng).
Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, sau khi được thăm khám và thực hiện kỹ thuật các cận lâm sàng bé được phát hiện tình trạng thiếu m.áu và ghi nhận thận trái bị chấn thương độ IV (độ nặng), vỡ nhu mô cực dưới thận làm đôi có tụ dịch quanh thận.
Nhận thấy đây là tình trạng bệnh nặng phức tạp có liên quan đến cả hai chuyên khoa ngoại niệu và nội nhi, các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn để đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Sau khi thống nhất các bác sĩ đã quyết định lên kế hoạch điều trị bảo tồn thận, cho bé hạn chế tối đa vận động, truyền dịch và theo dõi sát tình trạng mất m.áu để can thiệp kịp thời, song song đó là điều trị phòng ngừa n.hiễm t.rùng. Sau hơn một tuần điều trị và theo dõi tích cực, tình trạng lâm sàng và cận lâm sàng của bé đã ổn và được cho xuất viện về nhà tiếp tục theo dõi tái khám ngoại trú.
Theo Ths BS Nguyễn Đức Duy, Phó Trưởng Khoa Thận – Tiết Niệu, chấn thương thận là tình trạng thận bị tổn thương do lực tác động từ bên ngoài, chủ yếu là do các tai nạn: tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, ẩu đả…
Chấn thương thận ở t.rẻ e.m có tỷ lệ cao nhất trong các chấn thương thuộc hệ tiết niệu. Tuy nhiên, vì đó là chấn thương kín, không dễ nhận biết nên có thể trẻ đã không được đi khám sớm. Nhiều trường hợp sau té ngã mạnh, trẻ vẫn tỉnh táo và không than vãn gì nhiều nên cha mẹ hoặc người chăm sóc dễ chủ quan mà bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo tình trạng tổn thương nội tạng ở trẻ.
3 tác dụng phụ hiếm gặp sau khi tiêm mũi 3, cần được xử lý ngay
Tiêm phòng vắc xin Covid-19 giúp bảo vệ mọi người khỏi nhiễm bệnh nặng.
Nhưng cũng như nhiều loại vắc xin khác, vắc xin Covid-19 có thể gây ra một số tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hằng ngày, nhưng sẽ khỏi sau một vài ngày.
Cho đến nay, các tác dụng phụ sau khi tiêm mũi 3 tương tự như 2 mũi đầu. Thường gặp nhất là sốt, đau đầu, mệt mỏi và đau tại chỗ tiêm, hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ.
3 tác dụng phụ rất hiếm gặp sau khi tiêm mũi 3, cần được xử lý ngay. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong nhiều trường hợp, đau hoặc sốt là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang được bảo vệ.
Cơ quan An ninh Y tế Anh lưu ý, các tác dụng phụ thường kéo dài dưới một tuần.
Tuy nhiên, một số người không có tác dụng phụ, và phản ứng dị ứng là rất hiếm, theo trang web của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gây ra vấn đề sức khỏe lâu dài là cực kỳ khó xảy ra sau khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả vắc xin Covid-19.
Và có 3 tác dụng phụ cực kỳ hiếm gặp, nhưng nếu xảy ra, cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Đó là:
Đau ngực
Khó thở, hụt hơi
Tim đ.ập nhanh, rung tim hoặc tim đ.ập rất mạnh, theo nhật báo Express (Anh).
Nếu gặp 3 triệu chứng này, hãy gọi cấp cứu ngay.
Có 3 tác dụng phụ cực kỳ hiếm gặp, nhưng nếu xảy ra, cần được chăm sóc y tế khẩn cấp là đau ngực; khó thở, hụt hơi; tim đ.ập nhanh, rung tim hoặc tim đ.ập rất mạnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngoài ra, nên gọi cho bác sĩ trong các trường hợp sau:
Mẩn đỏ hoặc đau ở chỗ tiêm trở nên nặng hơn sau 24 giờ
Các tác dụng phụ đáng lo ngại hoặc vẫn không khỏi sau vài ngày.
Nhưng nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc cảm thấy lo lắng, hãy gọi cấp cứu.
Người tiêm vắc xin có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi rời khỏi điểm tiêm chủng, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, theo nhật báo Express (Anh).