Bộ trưởng Bộ Y tế: Tiêm chủng là yếu tố quyết định làm giảm ca COVID-19 nhập viện, ca nặng và t.ử v.ong

Sau một năm triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Việt Nam đã tiêm chủng được hơn 200 triệu liều, riêng Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân đầu năm 2022 đạt khoảng 18 triệu liều.

GS.TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế đã trao đổi về một số nội dung liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

bo truong bo y te tiem chung la yeu to quyet dinh lam giam ca covid 19 nhap vien ca nang va tu vong 922 6355025

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 là yếu tố quyết định làm giảm ca COVID-19 nhập viện, ca nặng và t.ử v.ong.

PV: Xin Bộ trưởng cho biết những bài học rút ra từ chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất trong lịch sử của Việt Nam?

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long : Có thể nói rằng chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam đến nay đã thành công. Theo chúng tôi từ việc triển khai thành công chiến dịch này có thể rút ra nhiều bài học quý.

Thứ nhất, là cách tiếp cận với vaccine phòng COVID-19. Việt Nam tiếp cận đa nguồn đối với các loại vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt.

Thứ hai, chúng ta đã sử dụng phương thức phân bổ vaccine hợp lý theo từng giai đoạn. Có giai đoạn ưu tiên vaccine cho các địa bàn có tình hình dịch nóng, ưu tiên cho đối tượng nguy cơ cao; nhưng cũng có giai đoạn chúng ta ưu tiên vaccine cho đảm bảo sản xuất một cách linh hoạt và hợp lý.

Thứ ba, đặc biệt quan trọng đó là Việt Nam đã tổ chức thành công chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất trong lịch sử. Đến nay tỷ lệ tiêm các mũi vaccine cơ bản ở nước ta rất cao. Chúng ta đã sử dụng toàn bộ hệ thống y tế tham gia vào công tác tiêm chủng và đến nay trên toàn tuyến vẫn đang tiếp tục tiến hành tiêm mũi 3. Chúng ta cố gắng để sớm đi đến đích vào cuối tháng 3 này với độ bao phủ mũi 3 lên mức cao nhất.

Thứ tư, tăng cường công tác truyền thông. Các lực lượng truyền thông đã tham gia tích cực và hiệu quả cho chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19. Nhớ lại thời gian đầu có thể thấy người dân rất e ngại tiêm vaccine phòng COVID-19, có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Tuy nhiên, sau đó chúng ta tăng cường công tác truyền thông và đã đạt hiệu quả trong chiến dịch tiêm chủng.

Thứ năm, là sự phối hợp của các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương. Đơn cử như việc vận chuyển vaccine. Lực lượng quân đội đã tham gia ngay từ đầu, thiết lập các kho bảo quản vaccine tại các quân khu, từ đó chuyển vaccine đến các địa phương một cách dễ dàng và thuận lợi, đảm bảo luôn luôn có vaccine cho công tác tiêm chủng.

Thứ sáu, là tham gia chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng chính quyền cơ sở trong công tác tiêm vaccine.

Một điểm nữa cần kể đến là thực hiện Chiến dịch tiêm chủng vaccine mùa Xuân. Mặc dù trước đây, chưa bao giờ công tác tiêm chủng được triển khai vào mùa Xuân, nhất là những ngày Tết, nhưng năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai tiêm trong cả dịp Tết. Có thể nói sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức tiếp cận vaccine, tổ chức chiến dịch tiêm vaccine.

PV: Hiện nay qua thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc COVID-19 rất cao, tuy nhiên số ca bệnh tăng nặng và t.ử v.ong giảm so với trước đây. Vậy theo Bộ trưởng việc triển khai tiêm chủng có là yếu tố quyết định của việc này hay không?

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Việc tiêm chủng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc giảm tiến triển nặng của các ca bệnh COVID-19. Có thể nói rằng thời gian qua, chúng ta thấy số ca mắc COVID-19 ở nước ta gia tăng vì nhân tố biến chủng Omicron BA2 với sức lây lan rất nhanh so với biến chủng Omicron gốc.

bo truong bo y te tiem chung la yeu to quyet dinh lam giam ca covid 19 nhap vien ca nang va tu vong a23 6355025

Sau một năm triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Việt Nam đã tiêm chủng được hơn 200 triệu liều, riêng Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân đầu năm 2022 đạt khoảng 18 triệu liều.

Vai trò quan trọng của tiêm vaccine là làm giảm các ca bệnh nặng, điều này đã được chứng minh trong thực tiễn cho thấy giảm ca nhập viện, giảm ca nặng và ca t.ử v.ong rõ rệt dù số mắc ở nước ta gia tăng.

Khi chúng ta mở cửa, chúng ta chuyển phương thức quản lý rủi ro và quản lý yếu tố tăng nặng của bệnh nhân thay cho phương thức quản lý ca bệnh như trước đây. Hệ thống y tế ở nước ta tăng cường năng lực để có thể kiểm soát tốt tình hình dịch, kiểm soát tốt nguy cơ cũng như tỷ lệ t.ử v.ong với người mắc COVID-19.

PV: Hiện nay tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người từ 12 t.uổi trở lên ở Việt Nam rất cao, tuy nhiên mục tiêu của Chính phủ là tất cả người dân Việt Nam được tiếp cận vaccine để phòng ngừa. Vậy thời điểm nào triển khai tiêm cho lứa t.uổi nhỏ hơn, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Chúng tôi hiện nay đang lập kế hoạch, lên phương án tiêm vaccine cả về nhân lực, cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiêm cho trẻ từ 5-11 t.uổi và kể cả phương án tiêm mũi thứ 4 đối với người có bệnh nền và một số đối tượng cần bảo vệ.

Hiện Bộ Y tế đang giao cho các cơ quan chuyên môn, hội đồng khoa học, các chuyên gia để đ.ánh giá, nghiên cứu một cách thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, hiệu quả để phù hợp với từng giai đoạn; Sẽ phân tích các yếu tố nguy cơ về những lợi ích và rủi ro để từ đó triển khai tiêm cho những đối tượng này.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Từ ngày 29/1, bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thần tốc xuyên Tết

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin, từ ngày 29/01/2022 đến hết ngày 28/02/2022, sẽ tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân năm 2022 cho toàn bộ t.rẻ e.m và người lớn có chỉ định và đến thời gian tiêm

Có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch COVID-19 trong cộng đồng

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 166 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron, trong đó có 6 trường hợp phát hiện trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (5), Hà Nội (1) và 160 trường hợp nhập cảnh từ 22 quốc gia trên 49 chuyến bay và qua 01 cửa khẩu đường bộ (Mộc Bài – Tây Ninh). Các hành khách đi cùng đã được cách ly, theo dõi, quản lý ngay khi nhập cảnh, sức khỏe ổn định.

So với tuần trước, số mắc COVID-19 trong cộng đồng giảm 4,1%, số t.ử v.ong giảm 13,8%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 7,3%, số ca nặng, nguy kịch giảm 13,9%. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 21,2%, số ca t.ử v.ong giảm 7,5%, số ca khỏi bệnh tăng 6,2%, số ca đang điều trị tại bệnh viện tăng 3,4%, số ca nặng, nguy kịch giảm 11,6%.

So sánh giữa tháng 01/2022 và tháng 12/2021, số ca tử vong/100.000 dân của tháng 01/2022 ghi nhận là 5 ca (giảm 2 ca so với tháng trước).

tu ngay 291 bat dau chien dich tiem chung vaccine phong covid 19 than toc xuyen tet b1b 6293080

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (đứng giữa) kiểm tra công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Hà Nội. Ảnh: Trần Minh

Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, với nhu cầu đi lại trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2022, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả biến chủng Omicron và thậm chí có thể sẽ có những biến thể mới khác ngoài Omicron, trong bối cảnh dần mở cửa các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế trở lại sẽ làm gia tăng số nhập viện tạo áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc y tế, đặc biệt tác động đến các nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người già, người có bệnh nền).

Bộ Y tế cũng cho biết, tính đến ngày 26/1, nhóm đối tượng từ 18 t.uổi trở lên có tỉ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1, 2, 3 tương ứng gần 100%, 95,7% và 22,3% ; t.rẻ e.m từ 12-17 t.uổi tiêm mũi 1, 2 đạt tỉ lệ 95,2% và 86%.

Bố trí các cụm điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 lưu động tại các nhà máy, khu công nghiệp, trường học, nhà văn hoá…

Liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, từ ngày 29/01/2022 đến hết ngày 28/02/2022, sẽ tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân năm 2022 cho toàn bộ t.rẻ e.m và người lớn có chỉ định và đến thời gian tiêm.

Theo kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân của Bộ Y tế, chiến dịch được triển khai trên quy mô toàn quốc tại tất cả các xã, phường, thị trấn.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn, tuyệt đối không để lãng phí. Triển khai chiến dịch đảm bảo tiêm chủng theo đúng số lượng vaccine phòng COVID-19 đã được cấp, không được để lãng phí vaccine.

Đồng thời chỉ đạo các đơn vị quân đội, công an, y tế, giao thông vận tải… phối hợp trong việc triển khai chiến dịch tiêm chủng.

Bộ Y tế nêu rõ, tổ chức tiêm chủng theo đúng quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các hướng dẫn của Bộ Y tế; Sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có và các cơ sở khác đủ điều kiện tiêm chủng để triển khai tiêm chủng bắt buộc cho cộng đồng.

Trong trường hợp cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng thì bố trí các cụm điểm tiêm chủng lưu động tại các nhà máy, khu công nghiệp, trường học, nhà văn hoá,… để tiêm cho nhiều đối tượng cùng thời điểm. Bố trí cơ sở, đội cấp cứu lưu động để xử trí kịp thời các trường hợp tai biến sau tiêm chủng; Cơ sở tiêm chủng thực hiện tiêm chủng theo quy định…

Trước đó, tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022 của Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine mùa Xuân năm 2022.

Phát biểu cuộc họp trực tuyến toàn quốc với các địa phương về công tác phòng chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần diễn ra ngày 27/1 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu triển khai chiến dịch tiêm chủng thần tốc mùa Xuân năm 2022 đã được Thủ tướng Chính phủ phát động, với mục tiêu đến hết tháng 1, hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 12-17 t.uổi, trong quý I, hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 t.uổi trở lên, trừ các đối tượng chống chỉ định; tiếp tục nghiên cứu để triển khai các thủ tục và tiêm vacccine cho t.rẻ e.m từ 5-11 t.uổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *